Cập nhật: Thứ 7, 03/08/2019 | 06:10 GMT+7

Ngôi làng hơn 300 tuổi “kêu cứu”

(QT) - Bao đời nay, cuộc sống người dân làng Trung Yên, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong bình lặng trôi bên dòng Thạch Hãn. Thế nhưng, nét yên ả ấy đã và đang bị phá vỡ bởi tình trạng sạt lở bờ sông. Ngôi làng có tuổi đời trên 300 năm này đang “kêu cứu”…

Bờ sông Thạch Hãn đã ăn sâu vào mảnh đất của gia đình ông Trương Luật​

Dẫn chúng tôi ra bờ sông Thạch Hãn, đoạn chảy qua làng Trung Yên, cán bộ Nông nghiệp xã Triệu Độ Lê Tâm Phê chỉ tay xuống mặt nước bình lặng, cho biết, hơn 10 năm trước, nơi đây là ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông Trương Văn Hóa, người gốc làng Trung Yên. Gắn bó với mảnh đất này, ông luôn tâm nguyện bám đất, bám làng để giữ gốc cho con cháu. Vậy mà, ông Hóa lại phải cay đắng rời đất Trung Yên đi nơi khác sống vì một lí do mà bản thân hiếm khi nghĩ đến, đó là sạt lở bờ sông. Trước khi ra đi, ông Trương Văn Hóa đã sống trong chuỗi ngày dài đằng đẵng âu lo khi thấy hết con đường mòn chạy dọc bờ sông, rồi đến đất sản xuất, đất ở… của gia đình bị kéo tuột xuống lòng sông. Ngày khăn gói lên đường, ông chia sẻ với những người ở lại rằng, không biết cuộc sống mới ở vùng tái định cư sẽ thế nào nhưng ít nhất cũng được an cư, lạc nghiệp. Nhắc đến chuyện ông Trương Văn Hóa, anh Lê Tâm Phê nói: “Ông Hóa không phải là hộ duy nhất và cũng có thể không phải là hộ cuối cùng ở làng Trung Yên này buộc phải ra đi vì sạt lở”.

Thực tế, nỗi lo của các thành viên trong gia đình ông Trương Văn Hóa và một số hộ dân khác giờ nhiều thêm, hằn in sâu hơn trong lòng người dân làng Trung Yên. Trước đây, chọn Trung Yên để sinh cơ lập nghiệp, bà con địa phương khá hài lòng vì thế đất thuận lợi, có thể giúp họ chân sông, chân ruộng, vườn kiếm sống. Ít ai ngờ sau khi nỗi lo cơm áo tạm vơi, bà con lại phải ngày giờ đối diện với tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp. Ở làng Trung Yên, tình trạng sạt lở diễn ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Sạt lở kéo dài dọc bờ sông, ăn sâu vào bờ, có điểm đến 15 - 20 m, “nuốt chửng” con đường, sân bóng, giếng làng… và cả đất ở, đất sản xuất của người dân. Thực tế ấy làm cuộc sống vốn yên bình của người dân làng Trung Yên bị xáo trộn. “Sống gần sông Thạch Hãn, trước đây người dân trong làng chỉ lo sợ lũ lụt thôi. Mấy năm gần đây, bà con phải đứng trước một nỗi lo lớn hơn, đó là tình trạng sạt lở bờ sông. Biết bao giờ bà con mới vơi bớt những nỗi lo?”, ông Trương Văn Thỉ, một bậc cao niên trong làng đặt câu hỏi.

Theo người dân làng Trung Yên, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn đã xảy ra từ lâu nhưng bắt đầu trở nên nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân có thể là do dự án xây kè ở phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà làm đổi dòng nước sông Thạch Hãn. Khi lũ về, nước xoáy mạnh vào bờ sông phía thôn Trung Yên gây sạt lở nặng. Một nguyên nhân khác là tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Thạch Hãn. Các tàu khai thác cát hoạt động bất kể ngày đêm, như bòn rút từng chút “nhựa sống” của dòng sông. Một số người dân khẳng định, nếu tình trạng khai thác cát trên sông Thạch Hãn còn diễn biến phức tạp như thời gian vừa qua, rất có thể ngôi làng hơn 300 tuổi mà bà con đang sống có thể bị xóa sổ trên bản đồ địa giới hành chính.

Đến thăm làng Trung Yên vào một ngày bình thường, có thể cảm nhận rõ bầu không khí trĩu nặng qua những câu chuyện của người dân địa phương. Tiếp khách trong căn nhà nhỏ, ông Trương Luật (sinh năm 1964), một người dân làng Trung Yên nói trong tiếng thở dài: “Không biết vài năm nữa, chúng tôi còn đất làm của để dành cho con, cho cháu nữa không?”. Dòng họ ông Luật đã nhiều đời gắn bó với làng Trung Yên. Trong ngôi nhà nhỏ, gia đình ông hiện có 3 thế hệ đang sinh sống. Trước đây, nhà ông Luật nằm cách bờ sông Thạch Hãn một con đường rộng tầm 4 m. Vậy mà, chỉ sau vài năm sạt lở, con đường ấy đã hoàn toàn biến mất. Tiếp đó, sạt lở lại ăn sâu vào đất của gia đình ông Luật và nhiều hộ dân khác. Lo lắng, gia đình ông đã trồng dừa, tre, đóng cọc, gia cố bờ sông bằng bao tải đất, đá… để chống sạt lở nhưng không ăn thua. Có những đêm, giấc ngủ của ông đứt quãng vì nghe tiếng sạt lở từ bờ sông vọng vào.

Ngoài những nỗ lực trong sức của mình giống như gia đình ông Trương Luật, gần 100 hộ dân với hơn 450 nhân khẩu ở làng Trung Yên không biết phải làm gì hơn để ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Cách đây vài năm, nghe thông tin một tuyến kè chống sạt lở sắp được xây dựng trên địa bàn, bà con trong làng rất vui mừng. Điều đáng thất vọng là chỉ một thời gian ngắn sau ngày thi công, việc xây dựng tuyến kè bị dừng lại. Người dân càng thêm âu lo khi thấy sạt lở diễn ra nghiêm trọng thêm ở những đoạn sông chưa xây dựng kè do cây cối gần bờ đã được phát quang sạch sẽ. Trước thực trạng ấy, người dân thôn Trung Yên đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, ngành liên quan nhưng việc xây dựng tuyến kè vẫn “án binh bất động”.

Theo ông Nguyễn Chơn Hòa, Chủ tịch UBND xã Triệu Độ, thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ở nhiều điểm trên địa bàn xã. Trong đó, ở làng Trung Yên, sạt lở xảy ra nặng, gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân nhất. Đây cũng chính là nỗi lo âu, trăn trở lớn của lãnh đạo xã trong những năm qua. Ông Hòa cho biết thêm, hiện nay việc đầu tư xây dựng một tuyến kè kiên cố chống sạt lở bờ sông Thạch Hãn để giúp bà con làng Trung Yên cũng như một số làng lân cận khác yên tâm sinh hoạt, sản xuất vượt ngoài khả năng của lãnh đạo xã. Để đảm bảo an toàn cho người dân, lãnh đạo UBND xã đã bố trí khu vực tái định cư cho một số hộ dân sống bên bờ sạt lở; tuyên truyền, vận động bà con triển khai các hoạt động ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông; báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Thạch Hãn… “Chúng tôi rất mong các cấp, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ bà con làng Trung Yên xây dựng tuyến kè chống sạt lở, có thế cuộc sống của người dân địa phương mới thực sự yên bình”, ông Hòa chia sẻ.

Tây Long



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗi lo sạt lở bờ sông ở Triệu Phong
23:20 04/09/2023

Sau trận lũ lớn năm 2020, nhiều diện tích đất ở và đất sản xuất dọc theo các con sông Vĩnh Định, Thạch Hãn đi qua địa bàn huyện Triệu Phong đã bị cuốn trôi và ...

Người dân bất an vì sạt lở bờ sông
22:36 25/07/2022

Do tác động của mưa lũ nên những năm gần đây, sạt lở bờ sông Thạch Hãn qua địa bàn một số xã ở huyện Triệu Phong ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về cả ...

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành
7 giờ trước

QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...

Đừng “ăn, uống” hạt vi nhựa!

Đừng “ăn, uống” hạt vi nhựa!
23:29 01/08/2019

(QT) - Từ khi xuất hiện vào năm 1973 đến nay, chai nước làm từ vật liệu nhựa polyethylene terephthalate (PET) được con người khắp trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều nhờ các...

Công tác an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo

Công tác an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo
23:28 31/07/2019

(QT) - Để thực hiện tốt trách nhiệm quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), 6 tháng đầu năm 2019, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Quảng Trị đã tích cực...

Sức sống mới trên phố núi Bến Quan

Sức sống mới trên phố núi Bến Quan
23:25 30/07/2019

(QT) - Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, trải qua 25 năm xây dựng, bộ mặt thị trấn Bến Quan đang khởi sắc từng ngày. Từ một thị tứ nông trường, đến nay Bến Quan đã mang...

Luôn vì quyền lợi của đoàn viên công đoàn

Luôn vì quyền lợi của đoàn viên công đoàn
12:25 30/07/2019

(QT) - Liên đoàn lao động huyện Vĩnh Linh có 2.980 đoàn viên công đoàn với 122 công đoàn cơ sở (CĐCS). Thời gian qua trình độ đoàn viên công đoàn luôn được nâng lên nhiều mặt...

Thời tiết

20°C - 29°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 20°C - 30°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long