
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng được dòng Mê Kông tưới mát và bồi đắp phù sa, cùng chung kẻ thù và cùng chung lí tưởng, mối tình hữu nghị Việt - Lào đã vượt qua cả không gian và thời gian. Trong trái tim của nhiều người Việt Nam có hình ảnh một đất nước Lào thân thiện, thủy chung và tươi đẹp. Riêng tôi, mỗi lần đến quốc gia này, tôi lại thấy yêu hơn cảnh vật và con người ở đây.
![]() |
Đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị thăm và làm việc tại tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào |
Vào những ngày cuối tháng 10/2018, theo lời mời của Ban Tuyên huấn tỉnh Salavan và Champasak, đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị do Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam làm trưởng đoàn sang thăm và làm việc, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trên lĩnh vực tuyên giáo và giáo dục, thể thao.
Qua khỏi Cửa khẩu Quốc tế La Lay, đặt chân lên đất nước Lào thanh bình, mến khách, một ước muốn trong tôi là được đến thật nhiều nơi và trải nghiệm. Theo con đường Quốc lộ 15 hướng về thị xã Salavan, xe chúng tôi lao vun vút qua các bản làng biên giới. Nhìn hai bên đường là những ngôi nhà sàn đơn sơ, hình ảnh những em bé chân trần cắm cúi bước đi với những gùi mây trên lưng theo mẹ lên rẫy. Đi sâu khoảng vài chục cây số, trước mắt tôi hiện ra cao nguyên chập chùng bởi những cánh đồng bao la, phủ một màu xanh cao su bạt ngàn, thẳng tắp.
Sau hơn 4 tiếng đồng hồ, đoàn chúng tôi đã có mặt thị xã Salavan, thủ phủ của tỉnh Salavan. Trưởng Ban Tuyên huấn tỉnh Salavan Sỉ - hiêng - hỏm Xỏm - băt, đã chờ sẵn để đón tiếp chúng tôi trước khách sạn Seng - tha - vi - xay. Các thành viên trong đoàn ai cũng phấn khích trước sự đón tiếp nồng hậu của những người anh em. Tối đó, những người bạn Lào tiếp chúng tôi bằng bữa cơm thân mật, bằng lời ca tiếng hát, bằng tấm lòng chân tình, hữu nghị như đón người thân lâu ngày trở về.
Không như những chuyến thăm và làm việc chỉ mang tính xã giao đơn thuần, đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đề ra lịch trình làm việc cụ thể trong 4 ngày 3 đêm trên đất bạn. Đó là, làm việc với Ban Tuyên huấn tỉnh Salavan, Sở Giáo dục - Thể thao Salavan; làm việc với Ban Tuyên huấn tỉnh Champasak, Sở Giáo dục - Thể thao tỉnh Champasak; tiếp kiến Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Salavan và Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Champasak, viếng tượng đài Tổng Bí thư Cay - Xỏn Phôm - phi- hản và hoạt động thực tế một số điểm...
Buổi sáng đầu tiên, đoàn đến tiếp kiến Phó Bí thư, Tỉnh trưởng Salavan Bua - thong Khun - nhọt -păn - nha. Trong không khí thân tình và cởi mở, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam báo cáo khái quát một số kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị; báo cáo tình hình và những kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác tuyên giáo, đồng thời đề xuất kế hoạch phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là vấn đề tuyên truyền bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước; đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng. Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Salavan Bua - thong Khun - nhọt - păn - nha đánh giá cao sự hợp tác toàn diện giữa 2 tỉnh Quảng Trị và Salavan theo văn bản thỏa thuận cấp cao giữa hai tỉnh kí kết vào ngày 4/7/2016. Việc thực hiện theo văn bản thỏa thuận đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hai địa phương. Hai tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân thực hiện, chấp hành tốt các hiệp định, quy chế về biên giới, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ mỗi quốc gia; tích cực giải quyết vấn đề người dân di cư tự do và kết hôn không giá thú, mô hình kết nghĩa “bản - bản” đem lại nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, người dân hai bên biên giới gắn bó, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, thúc đẩy giao thương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời khẳng định tình đoàn kết hữu nghị thủy chung, son sắt đặc biệt giữa 2 nước Lào và Việt Nam nói chung, 2 tỉnh Salavan và Quảng Trị nói riêng là hiếm có, cần phải nâng niu, gìn giữ và tuyên truyền giáo dục cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu và giữ gìn mối tình đoàn kết đó. Đồng chí tâm sự: “Lào và Việt Nam tuy tiếng nói có khác nhau, văn hóa có nét khác nhau, nhưng tấm lòng thì giống nhau, thân thiết, gần gũi như cùng trong một nhà”.
Trong buổi hội đàm trao đổi công tác giữa Ban Tuyên huấn tỉnh Salavan và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, hai bên vui mừng nhận thấy các nội dung kí kết đã được triển khai thực hiện tốt, hợp tác giữa 2 cơ quan được tăng cường. Tình hình trên các trang mạng xã hội của Lào cũng gặp những vấn đề phức tạp như ở Việt Nam, nên hai bên thống nhất thời gian tới cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, nhất là đấu tranh sắc bén với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, nói xấu Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội của các thế lực thù địch. Tại buổi làm việc với Sở Giáo dục - thể thao tỉnh Salavan, Giám đốc Sở Xi Li Sắc Tha Nhom Hắc cảm ơn và đánh giá cao chất lượng giáo dục của tỉnh Quảng Trị hằng năm đã đào tạo trình độ Trung cấp lí luận Chính trị - Hành chính cho 25 cán bộ của tỉnh Salavan. Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị đào tạo, cấp bằng cho nhiều sinh viên học Tiếng Việt của tỉnh Salavan và đang tiếp tục đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin cho 5 sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Salavan. Trường Cao đẳng Y tế đào tạo 61 học sinh của tỉnh học ngành Dược và Điều dưỡng, trong đó có 20 em được nhận học bổng của tỉnh Quảng Trị trong 2 năm học 2017- 2018 và 2018-2019. Nhiều học sinh, cán bộ được đào tạo ở Quảng Trị khi trở về nước làm việc đều đang giữ những vị trí cao, có tầm ảnh hưởng của tỉnh Salavan. Đặc biệt, các trạm y tế xã dọc biên giới của tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ tỉnh Salavan trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Tiềm năng hợp tác giữa hai tỉnh trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là rất lớn, không những về chất lượng đào tạo mà còn việc đi lại thuận tiện cho học sinh và phụ huynh sang thăm nom, chi phí phù hợp với khả năng tài chính của lưu học sinh Lào.
Ngày thứ hai đến thăm và làm việc tại tỉnh Champasak, theo con đường Quốc lộ 15, xe như đưa chúng tôi đi xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ và trù phú, những cao nguyên, những cánh đồng bao la nhuộm bởi một màu xanh ngắt. Gần về trung tâm tỉnh lị, hai bên đường hiện lên là những ngôi làng cổ kính với những mái nhà kiểu Thái, những ngôi chùa, công trình kiến trúc chứa đựng sự huyền bí và thanh bình. Không ồn ào, náo nhiệt, Champasak mang trong mình một vẻ đẹp mộc mạc đáng yêu, đầy sức quyến rũ bởi sự ưu đãi của thiên nhiên, của đất đai, tài nguyên, vị trí địa lí... Đặc biệt ở nơi đây có cao nguyên Baloven bằng phẳng, đất bazan màu mỡ và khí hậu mát mẻ như Đà Lạt của Việt Nam.
Champasak là một tỉnh lớn nằm ở trung tâm Nam Lào, có biên giới tiếp giáp với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, có trục đường quốc lộ 15 đi qua, nối cửa khẩu LaLay (Quảng Trị - Salavan) với cặp cửa khẩu Chong Mek- Vang Tao (Champasack - U Bon (Thái Lan) nên thuận lợi trong giao thương với tỉnh Quảng Trị và kết nối trên Hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Champasack - U Bon. Với vị trí đắc địa ở khu vực ngã ba, thuận lộ, thuận giang, Champasak đã tận dụng lợi thế, thời cơ, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các tỉnh, thành của Việt Nam, từng bước bứt phá đi lên, trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực.
Thủ phủ của Champasak là thành phố Pakse. Pakse, theo tiếng Lào có nghĩa là “cửa sông”. Gọi là thành phố cửa sông vì Pakse nằm trong sự bao bọc của hai con sông Sê Don và Mekong, hai dòng sông lớn nhất của Lào. Pakse là thành phố bình yên và tĩnh lặng mang đặc tính của xứ chùa tháp. Ở đây rất ít nhà cao tầng, người dân dùng xe ô tô bán tải là chính để đi sản xuất hay đến cơ quan làm việc.
Trong chương trình ban đầu của đoàn không có buổi tiếp kiến với lãnh đạo tỉnh Champasak. Nhưng khi được biết đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị từ tỉnh Salavan đến thăm và làm việc với với Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Sở Giáo dục - Thể thao Champasak, Thường trực Tỉnh ủy Champasak đề nghị được đón tiếp đoàn chúng tôi trước khi vào buổi làm việc với hai bên. Trong không khí đầm ấm, thắm tình hữu nghị, đồng chí Ni - phon - viêng Phă - sơt , Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy báo cáo khái quá tình hình kinh tế - xã hội của Champasak trong những năm qua có sự khởi sắc nhanh chóng. Công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh được tăng cường. Về mối quan hệ hai nước Việt Nam - Lào, đồng chí nói: “Tôi khẳng định sẽ làm hết sức mình để tăng cường giữ gìn và xây đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay - xỏn Phôm - vi - hản trực tiếp dày công vun đắp, phải gìn giữ mối quan hệ đó như giữ gìn con ngươi của mình. Cần phải tăng cường giáo dục truyền thống, nhất là thế hệ trẻ để con em chúng ta luôn kế tục gìn giữ, làm cho mối quan hệ hữu nghị hai nước Lào - Việt Nam mãi mãi gắn bó, trong sáng, thủy chung, xứng đáng với ước nguyện của các bậc tiền bối. Chúc mối quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước ngày càng trường tồn, đi vào chiều sâu như câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Đại Nam chúc mừng những thành quả đạt được của tỉnh Champasak trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng, đồng thời báo cáo vài nét tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, gợi mở một số nhiệm vụ trong công tác tuyên huấn, giáo dục mà hai tỉnh có khả năng hợp tác theo nhu cầu của mỗi bên và cần xây dựng chính sách cụ thể, phù hợp để thực hiện, như hợp tác trong công tác tuyên truyền và đấu tranh trên không gian mạng, hợp tác hai tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực... Qua nghe báo cáo, đồng chí Ni-phon-Viêng Phă- sơt nhất trí những nội dung đặt vấn đề phối hợp và chỉ đạo Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy và Sở Giáo dục - Thể thao tỉnh Champasack làm việc với đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị để bàn bạc thực hiện trong thời gian tới. Với tinh thần đó, buổi làm việc giữa đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị với lãnh đạo Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy và lãnh đạo Sở Giáo dục - Thể thao tỉnh Champasak đạt những kết quả tốt đẹp. Kì vọng trong thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục trao đổi đoàn, thực hiện đáp ứng nhu cầu hợp tác trên lĩnh vực hai bên có nhu cầu, thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Sau các buổi tọa đàm, làm việc, thời gian còn lại chúng tôi được dẫn đi tham quan một số điểm di tích văn hóa để hiểu thêm về đất nước Lào. Ấn tượng nhất là đoàn chúng tôi đến viếng ngôi đền Wat Phou, còn gọi là “chùa Núi”. Được xây dựng từ thế kỷ thứ IX đến XIII, Wat Phou là một trong những đền thiêng liêng nhất của các vương triều Khmer, trước khi người Khmer di chuyển về phía Nam để xây dựng khu đền đài Angkor Wat ở Siêm Riệp, Campuchia. Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, năm 2001 được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Không quản mệt nhọc để khám phá, chúng tôi leo 77 bậc cấp đá sa thạch xếp chồng lên nhau để lên đền thượng cao chất ngất, tọa lạc ở lưng chừng ngọn núi thiêng, gọi là Phou Kao (Núi Voi). Hai bên đường là những cây hoa Chăm pa cổ thụ khoảng một nghìn năm tuổi. Ở đây, cứ mỗi mùa xuân đến, vào dịp lễ hiến tế Wat Phou hoa Chăm pa nở trắng rừng, sực nức hương thơm. Ngày nay, lễ Wat Phou là lễ hội Phật giáo của cả vùng Nam Lào, một trong những lễ hội lớn nhất ở Lào, được tổ chức liên tục trong 3 ngày vào dịp rằm tháng 3 âm lịch.
Tư tưởng Phật giáo ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Lào, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống tinh thần, văn hóa của người dân Lào tạo nên một nền văn hóa Lào rất riêng. Người Lào sống luôn tuân theo lời dạy của đức Phật nên có xu hướng hướng thiện, sống chan hòa với tâm niệm từ bi hỉ xả. Cũng vì thế mà người Lào có bản tính rất hiền lành, thật thà, chất phác, dễ mến và trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Trong giao lưu, gặp gỡ và làm việc với các bạn Lào, chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, thân thiện từ cử chỉ cúi đầu, chắp tay chào kèm theo lời chào “ Xa-bai-đi” thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường. Rất nhiều bạn Lào nói được Tiếng Việt đã giúp cho quá trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác được thuận lợi hơn.
Đi đến đâu, điều ấn tượng nhất đối với tôi là văn hóa giao thông và văn hóa giao tiếp của người Lào. Họ nhường nhau trong tham giao giao thông, xe ô tô không lấn làn, ít dùng còi; họ chân thành, chất phác và đôn hậu trong ứng xử với nhau. Đức tính quý của người Lào là trung thực, thật thà, khiêm nhường. Trong văn hóa ứng xử, họ biết nhường nhịn, không lớn tiếng cãi cọ nhau, đều này thể hiện ngay cả trong buôn bán. Chúng tôi vào chợ Pakse - một khu chợ sầm uất nằm giáp biên giới với Thái Lan - Việt Nam, cảm nhận ở đây là một nhịp sống bình yên, sự thân thiện và mến khách. Tuy chợ đông đúc, nhộn nhịp, nhưng người mua, người bán không ồn ào, không có chèo kéo, nói thách trong mua bán. Đến quầy hàng nào, khách hàng cũng được đón nhận những nụ cười thân thiện, hiền lành; sự đôn hậu, hiếu khách đều toát lên trên mỗi gương mặt dù là khách từ đâu tới. Chợ Pakse mới, người dân ở đây quen gọi là chợ Đào Hương (một doanh nhân Việt kiều) phục vụ nhu cầu buôn bán chủ yếu cho bà con người Việt và người dân địa phương, nên ở đây đa số tiểu thương là người Việt Nam sang làm ăn (chủ yếu là ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng), hoặc người Lào gốc Việt. Dù là người Việt hay người Lào ở trên vùng đất này đều thuận hòa, giúp đỡ nhau cùng buôn bán, mưu sinh, nhiều gia đình có bố hoặc mẹ là Việt kiều. Hình ảnh người dân đất Việt cộng đồng sinh sống ở nhiều nơi trên đất nước Lào cho thấy người Việt và người Lào trước đây đã có tình gắn bó anh em rất sâu đậm, gian khổ bên nhau, chia ngọt, sẻ bùi.
Người ta thường nói, bạn sẽ không thể hiểu được văn hóa của một đất nước nếu bạn chưa thưởng thức món ăn đặc trưng của vùng đất đó. Lào cũng như rất nhiều các quốc gia trong khu vực có nền ẩm thực đa dạng không kém, tất cả đều mang hương vị vừa quen lại vừa lạ, quen vì các nguyên liệu không quá khó tìm, nhưng lạ vì cách chế biến tinh tế, công phu. Chúng tôi may mắn đã có được trải nghiệm đó với món ăn bình dị nhưng rất đỗi đặc trưng của vùng đất này qua những lần bạn Lào thiết đãi. Ấn tượng nhất là buổi chiều chia tay, bạn mời chúng tôi đến một nhà hàng trên sông Mê Kong, đó là nhà hàng nổi Hưu-phe ở Pakse. Chúng tôi ngồi bên nhau ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống phía Tây, nhâm nhi bia Lào và thưởng thức các món đặc sản của dòng Mê Kong. Phía trên sân khấu, các bạn Lào hát vang ca khúc “Tình Việt- Lào anh em”, “Cô gái Sầm Nưa”, “Thắm tình hữu nghị Việt-Lào”... bằng hai thứ tiếng Việt, Lào, rộn ràng cùng điệu múa lăm vong mượt mà, uyển chuyển. Càng đến giờ phút chia tay, chúng tôi càng cảm nhận hơn tình cảm nồng ấm, đầy lưu luyến của cán bộ và nhân dân Lào dành cho người anh em Việt Nam.
Chuyến thăm và làm việc với với Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy và Sở Giáo dục- Thể thao hai tỉnh Salavan, Champasak của đoàn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được đánh dấu bằng các biên bản ghi nhớ, văn bản thỏa thuận cùng những kỉ niệm sâu sắc. Chia tay các bạn Lào, tôi còn nhớ mãi lời chúc của đồng chí Sỉ- hiêng- hỏm Xỏm- băt, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Salavan trong buổi lễ buộc chỉ cổ tay dành cho đoàn ngày mới đến: “Xin chúc các đồng chí, chúc cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi. Chúng ta nguyện tiếp tục cùng nhau làm hết sức mình để giữ gìn, thắt chặt hơn nữa mối tình đoàn kết, hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh; tăng cường sự phối hợp và hợp tác sâu hơn nữa giữa hai Ban Tuyên giáo với những gì mà chúng ta có thể làm được và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ kế cận hiểu và giữ gìn mối tình đoàn kết đó”.
Từ Quang Hóa
Nhận lời mời của lãnh đạo tỉnh Champasak (Lào), từ ngày 1 - 4/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã có chuyến thăm, tham dự Hội nghị xúc tiến thương mại và ...
Tiếp tục chương trình công tác tại Lào, chiều nay 19/3, tại TP. Pakse, tỉnh Champasak (Lào) đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Quảng Trị do UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ...
Giữa tháng Ba âm lịch của một năm cách nay đã lâu, nghe theo lời rủ rê của bạn bè, tôi lên Cửa khẩu quốc tế La Lay, mải miết theo con đường cái quan xuyên qua ...
Chiều nay 27/6, tại TP. Đông Hà đã diễn ra hội đàm cấp cao giữa hai tỉnh Quảng Trị - Champasak (Lào) để ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024 - 2026. Ủy viên ...
Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Lào, chiều nay 20/3, đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Quảng Trị do UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ...
Hôm qua 9/4, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị đã đến thăm, chúc tết lãnh đạo tỉnh Champasak ...
Hôm nay 18/12, tại TP. Đông Hà đã diễn ra hội đàm đánh giá kết quả hợp tác giai đoạn 2022-2023 và ký biên bản hợp tác ghi nhớ giai đoạn 2023-2024 giữa Công an ...
Chiều nay 11/9, tại TP. Đông Hà đã diễn ra chương trình gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị và Ủy ban Mặt trận ...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
(QT) - Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô thường xem người có uy tín trong bản như cây cổ thụ giữa đại ngàn Trường Sơn. Bởi cây cổ thụ vươn cao tỏa bóng mát chở che cho những...
(QT) - Những chiếc xe đạp cũ đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khắp các miền quê trong tỉnh phải hằng ngày cuốc bộ hàng cây số đi học chính là món quà quý giá...
(QT) - Đặt chân đến Hướng Phùng, Hướng Hóa một ngày cuối thu, đất trời miền biên ải nhuộm một màu vàng ruộm của nắng và cả những nụ cười tỏa sáng của các em nhỏ người Vân Kiều...
(QT) - Đã nhiều năm nay, bất kể ngày hay đêm, cứ có thời gian rảnh là vợ chồng thầy giáo Lý Chí Thành lại băng rừng, lội suối, đi đến những bản làng xa xôi nhất của huyện Hướng...
(QT) - Được hình thành giữa đại ngàn Trường Sơn nơi miền Tây Quảng Trị, trước khi ngược sang đất Lào rồi hòa mình vào sông mẹ Mê Kông, Sê Băng Hiêng đã nhẫn nại...
(QT) - Khởi nghiệp với một cơ sở sản xuất nhỏ, Phan Thu Giang, ở thị xã Quảng Trị đang từng ngày khẳng định uy tín và thương hiệu của các sản phẩm mình làm ra, khi được nhiều...