Cập nhật:  GMT+7

Khi lợi ích của hợp tác xã gắn với quyền lợi của xã viên

Nhờ tham gia vào hợp tác xã (HTX), nhiều xã viên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giá bán và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Mặt khác, xã viên cóđiều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp trong cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Khi lợi ích của hợp tác xã gắn với quyền lợi của xã viên

Các sản phẩm của HTX Nông sản xanh Vĩnh Hòa được trưng bày tại nhiều hội chợ - Ảnh: M.T

Nghề nuôi ong lấy mật vốn gắn bó với người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh từ rất lâu. Nhưng những năm về trước, mật ong nơi đây được cho là chất lượng không đảm bảo, không thu hút được người tiêu dùng.

Lý do là người dân nuôi đơn lẻ, chưa áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm; một số người dân vì lợi nhuận đã trộn thêm đường vào mật khiến sản phẩm không đạt chất lượng. Vậy nhưng trong những năm gần đây, thương hiệu mật ong của vùng này đã được nhiều người biết đến với sản phẩm OCOP 3 sao, được giới thiệu chào bán ở nhiều địa phương trong cả nước. Thương hiệu này được tạo dựng bởi HTX Nông sản xanh Vĩnh Hòa.

Anh Lê Thanh Hùng (sinh năm 1977) là một trong những hộ đầu tiên nuôi ong trong xã, cũng là người sở hữu nhiều đàn ong nhất trong HTX hiện nay. Gia đình anh nuôi 76 đàn, một năm lấy được từ 300-400 lít mật và bán 30 đàn giống.

Anh Hùng là người cảm nhận rất rõ sự thay đổi trong cách nuôi ong trước và sau này, nhất là khi tham gia vào HTX. Trước đây, người dân đi bắt ong tự nhiên về, nuôi theo thùng nên không kiểm soát được đàn cũng như bệnh tật của ong dẫn đến lượng mật lấy được ít, thất thường.

“Nuôi theo phương pháp mới hiện nay, người nuôi khi phát hiện bệnh (thường là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ và lớn) sẽ thay toàn bộ cầu ong. Chúng tôi không sử dụng thuốc vì sợ có mùi lạ, ong sẽ bỏ đi và ảnh hưởng đến chất lượng mật. Nhờ HTX bao tiêu sản phẩm nên xã viên hoàn toàn yên tâm, chú trọng vào việc chăm sóc và phát triển đàn ong”, anh Hùng cho biết.

HTX Nông sản xanh Vĩnh Hòa thành lập năm 2022, có 9 xã viên. Tận dụng lợi thế địa phương khi gần Rú Lịnh và rú Vĩnh Trung (xã Trung Nam) và để duy trì nghề nuôi ong của xã, HTX đã tập trung xây dựng mô hình nuôi ong bán công nghiệp. Để nâng cao chất lượng mật, HTX đầu tư máy hạ thủy phần, máy đo độ ngọt phân tích lượng mật, máy súc rửa chai.

Trước khi thành lập, HTX đưa xã viên ra Ba Vì, Hà Nội để học tập mô hình; hằng năm mời cán bộ kỹ thuật về tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc đàn ong. Hiện HTX và các hộ thành viên liên kết có khoảng 500 đàn ong, riêng năm 2024 thu được 3.800 lít mật.

Giám đốc HTX Nông sản xanh Trần Văn Hưng cho biết: “HTX thu mua sản phẩm của xã viên và tự tìm thị trường tiêu thụ. Mật của HTX làm đến đâu được đưa đi tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Nam. Nhờ đó, quyền lợi của các thành viên HTX được đảm bảo. Bình quân mỗi năm một xã viên bán được từ 150-200 lít mật, thu được khoảng 120 triệu đồng.

Thêm một thế mạnh của HTX là chúng tôi cung cấp lượng ong giống khá lớn cho thị trường trong và ngoài tỉnh, mỗi năm trên 250 đàn. Năm 2025, HTX sẽ mở rộng thành viên liên kết, cung cấp ong giống cho những hộ này để tăng sản lượng mật”. Ngoài mật ong, HTX Nông sản xanh còn quản lý 8 ha tiêu hữu cơ, trong đó có 35 hộ thành viên liên kết. HTX đã liên kết với HTX tiêu Vĩnh Linh để tiêu thụ sản phẩm cho xã viên với mức giá ổn định.

Từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ và điều kiện KT-XH ở địa bàn, các mô hình HTX ở huyện Vĩnh Linh được hình thành rất đa dạng. Nhiều HTX đã góp phần thúc đẩy sản xuất trên địa bàn phát triển, tận dụng được nguồn lực tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của các hộ thành viên.

Năm 2024, huyện Vĩnh Linh đã triển khai các nội dung nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HTX như: phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và điều hành HTX; tham mưu UBND huyện lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, HTX trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp với nguồn vốn hơn 3 tỉ đồng.

Năm 2024, huyện có 4 đơn vị HTX được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng với số tiền 2.443 triệu đồng; các HTX Sa Trung được hỗ trợ 600 triệu đồng, Đặng Xá 450 triệu đồng xây dựng nhà kho bảo quản sản phẩm lúa gạo; Liêm Công Đông 693 triệu đồng, Thủy Ba Tây 700 triệu đồng xây dựng đường giao thông trục chính nội đồng; Cổ Mỹ 58,5 triệu đồng thu hút lao động trẻ về làm việc.

Định kỳ vào tháng 4, tháng 11, huyện tổ chức trực báo HTX để triển khai kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Năm qua, huyện Vĩnh Linh thành lập mới 2 HTX là HTX Nông nghiệp Cây Tăm và HTX Nông nghiệp tổng hợp Hoàng Thiện. Tuy nhiên tổng số HTX trên toàn huyện không thay đổi so với năm 2023 là 78 HTX do năm 2024 có 2 HTX giải thể.

Bằng nguồn tiền hỗ trợ, HTX Cổ Mỹ đã thu hút 1 lao động trẻ tốt nghiệp cao đẳng kế toán về làm phó giám đốc HTX. Hiện HTX này có 240 xã viên, chủ yếu kinh doanh các dịch vụ sản xuất nông nghiệp và cho thuê lô quầy kinh doanh. HTX Cổ Mỹ luôn đi đầu trong các công đoạn sản xuất sản phẩm nông nghiệp như xây dựng hệ thống kênh mương, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, giống đảm bảo chất lượng cho các xã viên.

Ông Lê Chẩn, Giám đốc HTX Cổ Mỹ cho biết: HTX được hỗ trợ kinh phí sửa chữa và xây dựng xưởng chế biến, máy chế biến sữa đậu xanh, kho đông lạnh, giống, phân bón và 1 máy cày công suất lớn với số vốn tài trợ 6 tỉ đồng. Sản phẩm bột đậu xanh của HTX đạt OCOP 3 sao và phấn đấu đạt OCOP 4 sao trong thời gian tới. HTX đứng ra thu mua đậu xanh hạt cho các xã viên, góp phần tiêu thụ sản phẩm của xã viên nên ai cũng yên tâm sản xuất”.

Cũng theo ông Chẩn, lợi nhuận của HTX được chia đều cho xã viên theo quy tắc, xã viên có vốn góp và tham gia hoạt động dịch vụ thì hưởng 100% lợi nhuận; nếu chỉ góp vốn thì hưởng 50% lợi nhuận. Tuy nhiên, ông Chẩn thừa nhận HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn như việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết; một số xã viên chưa nắm vững kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi nên thu nhập chưa cao so với công sức bỏ ra. Việc tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi do vị thế nằm cách xa vùng trung tâm, sản phẩm nhỏ lẻ nên chưa thu hút được các thương lái.

Để đứng vững trong cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả và là chỗ dựa vững chắc cho xã viên, thời gian tới, các HTX cần không ngừng đổi mới phương thức quản lý và điều hành các khâu dịch vụ, đồng thời phát triển các dịch vụ mới nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của các hộ xã viên. Các xã viên cũng phải năng động, tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình sản xuất, kinh doanh chứ không chỉ hoàn toàn trông chờ vào HTX.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Khi lợi ích của hợp tác xã gắn với quyền lợi của xã viên
    Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã

    Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh quan tâm. Đặc biệt, giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 và thiên tai cho thấy vai trò quan trọng của HTX trong việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho các thành viên và lao động tại địa phương.

  • Khi lợi ích của hợp tác xã gắn với quyền lợi của xã viên
    Tiếp tục đổi mới hoạt động hợp tác xã nông nghiệp ở Cam Lộ

    Huyện Cam Lộ hiện có 15 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số 3.090 thành viên; số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 136 người. Trong những năm gần đây, hầu hết các HTX trên địa bàn huyện hoạt động và chấp hành tốt Luật HTX năm 2012, trong đó đã xuất hiện một số HTX tổ chức sản xuất có hiệu quả theo mô hình liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên HTX.

  • Khi lợi ích của hợp tác xã gắn với quyền lợi của xã viên
    Triệu Phong nâng cao vai trò hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

    Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa số thành viên HTX là đại diện cho hộ dân. Tổng tài sản bình quân mỗi HTX đạt 2.282 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động 486 triệu đồng, tài sản cố định 1.796 triệu đồng, doanh thu đạt 712 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt 153 triệu đồng/năm.


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phát triển vườn mẫu ở Kim Thạch

Phát triển vườn mẫu ở Kim Thạch
2024-12-26 05:30:00

QTO - Qua 3 năm thực hiện, đến nay, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh có 19 vườn mẫu nông thôn mới được công nhận. Việc xây dựng vườn mẫu đã trở thành phong...

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương
2024-12-25 06:19:00

QTO - Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao
2024-12-25 06:17:00

QTO - Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm,...

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên
2024-12-25 06:15:00

QTO - Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long