Cập nhật: Thứ 2, 23/03/2009 | 08:11 GMT+7

Nghề biển và những hiểm họa khôn lường (Kỳ 3)

Kỳ 3: Giấc mơ về đội tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển có công suất lớn Đến nay, Quảng Trị có 2.151 chiếc tàu, thuyền với tổng công suất 36.045 CV (bình quân 16,7 CV/chiếc) nhưng chỉ có 9 chiếc tàu, thuyền của các đơn vị gồm Bộ CHQS tỉnh, Bộ CHBĐ Biên phòng tỉnh, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có tàu, thuyền gặp sự cố, bị tai nạn trên biển. Việc có đội tàu, thuyền cứu hộ, cứu nạn với công suất lớn có thể chịu được sức gió bão, tố lốc từ cấp 7, cấp 8 trở lên để ứng cứu ngư dân gặp nạn vẫn còn nằm ngoài tầm “tay với”... Hai lần thoát chết Bỏ dỡ công việc vun mấy luống rau cho vợ để vào tiếp chúng tôi trong căn nhà anh tại thôn Hà Tây (xã Triệu An, Triệu Phong), anh Dương Tất Thắng cứ xuýt xoa với tôi là mỗi khi nhắc đến chuyện hai lần thoát chết, anh vẫn còn rùng mình. Anh kể: Khoảng tháng 7/2005, anh đi bạn cho chủ thuyền đánh bắt trung bờ ở thôn Xuân Ngọc (xã Gio Việt) đi đánh cá ở ngư trường gần đảo Cồn Cỏ. Chuyến biển đó kéo dài gần sáu ngày thì chủ thuyền quyết định vào bờ để bán cá, mực đánh bắt được. Quãng đường từ nơi thuyền anh đánh cá vào đến bờ dự kiến thuyền sẽ đi trong khoảng một đêm thì đến bến.

Buổi chiều, chủ thuyền ra lệnh cho thuyền viên nhổ neo, sau đó căn la bàn nhắm hướng bờ cho thuyền chạy hết tốc lực. Khoảng 12 giờ đêm hôm đó, anh đang ngủ trong ca bin thuyền thì tự nhiên nghe tiếng va đập mạnh. Chưa kịp hiểu có chuyện gì xảy ra, anh đã thấy mình ngập trong nước biển. Cảm giác lành lạnh chạy qua sống lưng làm anh bừng tỉnh. Nhìn trước, nhìn sau thấy anh em thuyền viên cũng đang ngơ ngác, chấp chới bơi giữa đám ván thuyền nổi bập bềnh trên mặt biển.

Có ai đó gọi anh mau ôm mảnh ván bơi theo chiếc xà lan chở hàng được chiếc tàu lớn kéo theo đang chầm chậm chạy phía trước. Anh cố hết sức lực bơi mãi mới bám được vào chiếc xà lan. Trèo lên được xà làn, anh thấy cả chủ thuyền lẫn thuyền viên của con thuyền anh đi bạn đều đang co ro ngồi nép vào nhau cho đỡ lạnh. Bây giờ, mọi người mới biết con thuyền của mình bị tàu hàng đâm phải.

Chiếc tàu bị chìm của ông Nguyễn Quang được vớt lên trong chuyến bị nạn năm 2008
Sau lần chết hụt đó, anh cứ tưởng mình sẽ bỏ hẳn nghề biển, nhưng rồi vì miếng cơm, manh áo cho vợ con, anh lại một lần nữa xách hành lý lên đường vào tỉnh Quảng Ngãi đi biển trên một chiếc tàu lớn hơn cho an toàn. Tháng 11/2007, tàu rời tỉnh Quảng Ngãi đi vào câu mực ở ngư trường của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nghề câu mực khác với các nghề đánh bắt thuỷ sản khác là các thuyền viên trên tàu sau khi ra đến ngư trường đánh bắt sẽ được thả xuống trên chiếc thuyền thúng để tự câu mực một mình cho đến sáng thì tàu mới đến vớt lên. Mỗi thúng được trang bị đèn măng-sông nhử mực cùng cần câu, mồi câu. Thuyền thúng của các thuyền viên được tàu thả cách nhau khoảng một ki lô mét. Tàu của anh vào đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm trước thì hôm sau đã ra biển hành nghề. Hôm đó, khoảng chạng vạng tối thì tàu thả thuyền thúng của anh xuống ngư trường. Không hiểu sao có linh tính mách bảo, anh mang theo chiếc can nhựa đựng nước xuống thuyền thúng. Thời gian của người ngư dân trên chiếc thuyền thúng cứ chậm chậm trôi đi trong điệp khúc thả mồi, thay mồi, gỡ mực.

Mãi đến nửa đêm thì anh bắt đầu thấy gió nổi lên gầm rít, mây đen kéo đến cùng với sấm chớp như muốn xé toạc bầu trời. Với thâm niên gần hai mươi năm làm nghề biển, anh biết là lốc tố đang đến. Không kịp thu dọn dẹp cần câu, mồi câu, anh chụp lấy chầm hối hả chèo thuyền thúng về phía tàu đang neo đậu cách nơi anh câu mực khoảng sáu ki lô mét. Chèo được nửa quãng đường thì thuyền thúng của anh bị sóng đánh lật nhào rồi chìm ngỉm. Anh vớ được chiếc can nhựa rồi cứ bơi một cách tuyệt vọng giữa lốc tố cho đến sáng hôm sau.

Một ngày đằng đẳng trôi qua trong cơn đói, khát hành hạ đến kiệt sức, anh vẫn không nhìn thấy bóng dáng con tàu, chiếc thuyền nào đi qua để kêu cứu. Đến ngày thứ ba, anh tĩnh lại mới biết mình được ngư dân đảo Côn Sơn phát hiện, vớt lên thuyền đưa vào đất liền. Ở lại vài ngày, anh xin bà con ngư dân đảo Côn Sơn ít tiền bắt xe về quê. Từ đó, anh có lời nguyền là có chết đói cũng sẽ không bao giờ xuống thuyền ra biển. Trở về trắng tay May mắn hai lần thoát chết từ bão, tố lốc nhưng trở về lại trắng tay do tàu thuyền bị hư hại quá nặng không phục hồi, sửa chữa được là hoàn cảnh mà ông Nguyễn Quang, ở thôn Xuân Tiến (xã Gio Việt, Gio Linh) gặp phải. Bên chiếc tàu bị hư hỏng nặng nằm phơi mưa nắng trên bờ, ông Nguyễn Quang buồn buồn kể:

Khoảng tháng 10/2008, tàu đánh bắt xa bờ của ông đánh bắt ở vùng biển hải phận quốc tế thì có tin bão số 10 ập đến. Xác định vị trí cơn bão đi qua, ông nhanh chóng cho tàu tránh xa vùng có bão. Tàu mới đi khoảng vài hải lý thì bị tuột chân vịt trong khi đó trên tàu của ông không có chân vịt dự phòng để thay thế. Tàu của ông cứ thế trôi lênh đênh giữa biển. Bão mạnh dần lên với gió, mưa gầm rít cùng với sóng đánh mạnh vào thân tàu dường như muốn bẻ đôi con tàu. Thuyền viên trên tàu hầu như đều tuyệt vọng nên chỉ biết ngồi cầu trời, khấn phật cho qua khỏi cơn bão tố.

Tất cả thuyền viên bàn nhau trước khi tàu bị sóng, gió bão đánh tan, họ sẽ ghi tên tuổi buộc tay để nếu có chết thì còn biết xác của người nào. Thuyền cứ trôi trong vùng bão đến mấy ngày thì mới được Đội tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển của Hải đội II Đà Nẵng phát hiện, kéo vào bờ.

Cứ tưởng “kiếp nạn” đã qua, không ngờ đến đầu năm 2009 khi neo thuyền ở cửa lạch lại thêm một lần nữa bị sóng đánh chìm. Máy móc, ngư lưới cụ trên con tàu trị giá hàng tỷ đồng của ông hầu như mất hết. Tiền không có để tu sửa tàu và sắm mới ngư lưới cụ nên ông phải đành lòng đi nhờ thuyền bạn trong thôn để kiếm sống qua ngày. Chỉ mới liên lạc bằng điện thoại, máy In Com Trao đổi với chúng tôi về việc cứu hộ, cứu nạn đối với các tàu, thuyền bà con ngư dân gặp nạn trên biển, ông Hoàng Đình Liên, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT Quảng Trị) cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 2.151 chiếc tàu, thuyền các loại, trong đó tàu, thuyền có công suất dưới 20 CV là 1.781 chiếc (chiếm 82,80%); tàu, thuyền có công suất từ 20-90 CV là 328 chiếc (chiếm 15,25 %); tàu, thuyền có công suất trên 90 CV là 42 chiếc (chiếm 1,95%) và bình quân 16,7 CV/chiếc. Chỉ nhìn vào thực trạng tàu, thuyền của ngư dân Quảng Trị cũng đã thấy những khó khăn trong công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân khi có bão, lốc tố xảy ra trên biển.

Một khó khăn nữa là phần lớn ngư dân Quảng Trị còn nghèo nên chưa có vốn để nâng cấp, sửa chữa tàu, thuyền cũng như trang bị hệ thống thông tin, liên lạc hiện đại để có thể liện lạc thông suốt với đất liền. Hiện tại, phuơng tiện liên lạc của tàu, thuyền ngư dân khi đi đánh bắt thuỷ, hải sản trên biển chủ yếu là điện thoại di động, máy In Com nhưng cũng có rất ít tàu, thuyền của ngư dân được trang bị các loại phương tiện này.

Sử dụng máy điện thoại di động, máy In Com liên lạc với đất liền khi có sự cố như tai nạn, bão, lốc tố xảy ra còn có hạn chế lớn đó là tàu, thuyền trong đất liền ra cứu hộ, cứu nạn khó xác định vị trí chính xác để đến ứng cứu kịp thời. Tranh thủ mọi phương tiện để ứng cứu Để giải thích rõ hơn về những khó khăn trong việc cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền của bà con gặp nạn trên biển, ông Hoàng Đình Liên cho biết thêm: Hiện tại, Quảng Trị có 9 tàu, thuyền của 3 đơn vị có thể tham gia việc cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tàu, thuyền của bà con ngư dân gặp nạn. Trong những tàu, thuyền có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn đó thì Bộ CHQS tỉnh có 1 tàu công suất 1.200 CV, 1 tàu công suất 150 CV; Bộ CHBĐ Biên phòng tỉnh có 2 tàu có công suất 250 CV, 3 xuồng cứu sinh có công suất 70 CV; Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh có 1 tàu có công suất 285 CV, 1 ca nô có công suất 60 CV. Ngoài ra, trên tàu của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trang bị thêm 200 phao cứu sinh và dây kéo tàu, thuyền vào bờ.

Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng đã triển khai dự phòng 1.000 m dây kéo tàu, thuyền tại vùng cửa lạch Cửa Việt, Cửa Tùng để khi sóng to, gió lớn, tàu, thuyền không thể vào cửa được thì dùng dây để kéo vào nhằm tránh thiệt hại không đáng có cho bà con ngư dân. Tất cả 9 tàu thuyền có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn của 3 đơn vị trên chỉ đáp ứng được việc cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện sức gió bão, lốc tố dưới cấp 7, còn nếu sức gió mạnh trên cấp 7 thì phải gọi điện cho Đội tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển của Hải đội II (Đà Nẵng) đến ứng cứu cho bà con ngư dân. Cách tốt nhất hiện nay mà con ngư dân có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro khi đánh bắt thủy, hải sản trên biển là nên thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển để vừa giúp nhau trong đánh bắt thuỷ, hải sản, vừa ứng cứu, trợ giúp lẫn nhau kịp thời, nhanh chóng khi có sự cố, tai nạn hay gặp phải bão, lốc tố xảy ra.

Hiện tại, Quảng Trị còn khó khăn nên khó có thể thực hiện được việc xây dựng đội tàu, thuyền có công suất lớn có thể chịu được sức gió bão, lốc tố trên cấp 7, cấp 8 để tham gia ứng cứu kịp thời khi ngư dân gặp nạn trên biển. Bài, ảnh: Hoàng Tiến Sỹ - Đức Việt



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đoàn kết vươn khơi, bám biển
22:25 30/04/2024

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 43 tổ tự quản tàu thuyền an toàn. Đến nay, các tổ tự quản tàu thuyền an toàn đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đánh ...

Nghề thả câu vàng ở rạn biển
22:51 07/10/2022

Cơn bão giá xăng, dầu “quét qua” nhiều làng biển thời gian vừa qua khiến nhiều tàu đánh bắt xa bờ phải la liệt nằm bờ. Tuy nhiên, nghề câu vàng ở rạn biển, lừ ...

Dòng họ bám biển xa
22:25 31/12/2023

Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn không ngăn ...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...
23:40 29/04/2025

QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...

Nghề biển và những hiểm họa khôn lường (Kỳ 1)

Nghề biển và những hiểm họa khôn lường (Kỳ 1)
10:24 20/03/2009

Gần 10 nghìn ngư dân suốt dọc chiều dài của bảy mươi tư kilômét bờ biển được bắt đầu từ xã Hải Khê (Hải Lăng) cho đến xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) đang ngày đêm bám biển để mang về...

Ông chủ trẻ tài hoa ở vùng biển

Ông chủ trẻ tài hoa ở vùng biển
07:10 16/03/2009

Một tấm bạt rộng thùng thình căng tạm bợ vào mấy gốc tràm để che nắng, vài ba món đồ nghề cũ kỹ và một anh thợ mộc trẻ măng suốt ngày ngồi đục đẽo.

Đứng lên từ lỗi lầm

Đứng lên từ lỗi lầm
03:41 14/03/2009

Bị nhiễm HIV, chàng trai trẻ Nguyễn Viết Toán từ miền Nam trở về quê nằm chờ chết trong sự tuyệt vọng của bản thân và gia đình. Nhưng rồi như câu chuyện cổ tích đầy xúc động,...

Đất Việt giữa Trùng dương

Đất Việt giữa Trùng dương
03:00 11/03/2009

Đêm đầu tiên ra thăm Trường Sa không ngũ được, tôi tìm lên boong tàu HQ 957 để ngắm biển. Từ phía chân trời, trăng mười sáu tròn vành vạnh, dát bạc trên mặt sóng biển lấp lánh...

Góp tiếng nói cho cuộc đấu tranh đòi công lý

Góp tiếng nói cho cuộc đấu tranh đòi công lý
01:01 10/03/2009

Một ba lô chỉ toàn thức ăn khô, nước uống, vài ba bộ quần áo, tăng, võng, giày thể thao, mấy cuốn sổ, nắm đất thiêng xin ở Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh và một lá...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long