{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đó là tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về giáo dục. Từ khi chương trình xây dựng NTM được triển khai, ngành GD&ĐT huyện Đakrông đã chủ động vào cuộc tích cực với quyết tâm hoàn thành 2 tiêu chí của ngành, góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Xây dựng các phòng học kiên cố, tạo điều kiện học tập tốt cho các em học sinh tại xã A Vao, Đakrông |
Là một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn, vì vậy, khi thực hiện tiêu chí số 5 về trường học trong chương trình xây dựng NTM, Phòng GD&ĐT Đakrông đã chủ động rà soát thực trạng cơ sở vật chất các đơn vị trường học, trên cơ sở đó đề xuất UBND huyện bố trí nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục từ nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn xổ số kiến thiết đầu tư chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện dự án kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học cho vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa; nguồn vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện và nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án (Plan, Chương trình phát triển vùng, SEQAP, Save the Children …). Nhờ vậy, trong giai đoạn 2011- 2019, ngành đã đầu tư xây dựng được 243 phòng học, 7 phòng học bộ môn, 1 nhà đa năng, 3 thư viện, 5 nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ khác. Hiện nay đang xây dựng 42 phòng học, 10 phòng học bộ môn và đã có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng 58 phòng học, 28 phòng học bộ môn, 5 nhà hiệu bộ. Đến nay huyện Đakrông có 646 phòng học, trong đó có 376 phòng học kiên cố, 261 phòng học cấp 4, 7 phòng học tạm, 2 phòng mượn (6 phòng tạm và 2 phòng mượn đang xây dựng để thay thế); 2 nhà đa năng; 27 phòng học bộ môn; 1 phòng giáo dục thể chất. Bên cạnh đó, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Hiện toàn huyện có 9 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường mầm non, đạt tỉ lệ 26,67%; 4 trường tiểu học, đạt tỉ lệ 40% và 1 trường THCS, đạt tỉ lệ 7,69%. Có 2 xã (Tà Rụt, Ba Lòng) đạt tiêu chí số 5 về trường học.
Thực hiện tiêu chí 14 về giáo dục, ngành GD&ĐT huyện Đakrông đã thực hiện khá tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nếu như năm 2012 mới chỉ có 4/14 xã, thị trấn đạt chuẩn (Triệu Nguyên, Ba Lòng, Mò Ó và thị trấn Krông Klang) thì đến năm 2014 có 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn. Đến nay, 100% xã, thị trấn vẫn duy trì vững chắc kết quả đạt được. Trong phổ cập giáo dục tiểu học, huyện đã duy trì 14/14 xã thị, trấn đạt chuẩn mức độ 3. Phổ cập giáo dục THCS, duy trì 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn, trong đó có 1 xã đạt mức độ 1; 11 xã, thị trấn đạt mức độ 2 và 2 xã đạt mức độ 3. Phổ cập bậc trung học có 1/14 xã, thị trấn đạt chuẩn. Về công tác xóa mù chữ, huyện Đakrông đã duy trì 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn, trong đó có 5 xã đạt mức độ 1; 9 xã, thị trấn đạt mức độ 2. Về tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp), tính đến tháng 6/2019 có 9 xã (A Ngo, A Bung, Tà Rụt, Húc Nghì, Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng và Hải Phúc) có số học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT, bổ túc THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, đạt tỉ lệ trên 85%.
Bên cạnh đó, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT cũng được ngành giáo dục Đakrông quan tâm thực hiện. Hằng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp Phòng Nội vụ tiến hành rà soát, xác định vị trí việc làm, số người làm việc tại các đơn vị trường học, tham mưu UBND huyện trình Sở Nội vụ, UBND tỉnh xét duyệt bổ sung số người làm việc cho các đơn vị. Tham mưu thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục theo quy định, bố trí công tác cho các trường học. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, ngành đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu giáo dục trong từng giai đoạn và nhu cầu của đơn vị. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; chú trọng bồi dưỡng chương trình quản lí giáo dục cho cán bộ quản lí trường học các cấp; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên (các hạng III, II, I). Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lí trường học. Đến nay, toàn ngành có 1.008 công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục, trình độ đào tạo có bước tiến vượt bậc: 10 người có trình độ thạc sĩ, đạt tỉ lệ 1,09%; 660 người có trình độ đại học, đạt tỉ lệ 71,82%; 195 người có trình độ cao đẳng, chiếm tỉ lệ 21,22%...; cán bộ quản lí và giáo viên các cấp học có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới trường lớp đã được quy hoạch hợp lí, sắp xếp thành hệ thống từ mầm non đến THPT cơ bản hoàn chỉnh, ở mỗi xã, thị trấn đều có giáo dục mầm non, tiểu học và THCS tạo điều kiện thuận lợi để huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Toàn huyện hiện có 41 đơn vị GD&ĐT, gồm 15 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 6 trường TH&THCS, 4 trường THCS, 2 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, 1 trường PTDT nội trú huyện, 2 trường THPT và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên. Kết thúc năm học 2018 - 2019, toàn huyện Đakrông có 621 nhóm, lớp với 11.853 học sinh từ cấp mầm non đến THCS, so với cùng kì năm học trước tăng 2 lớp, 48 học sinh.
Hai tiêu chí thuộc về lĩnh vực giáo dục có vị trí quan trọng, ngoài việc xây dựng nền tảng tri thức, nhận thức, nhân cách cho học sinh, thực hiện tốt 2 tiêu chí này còn giúp các em có được những định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tích cực góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở địa phương. Do đó, ngoài việc động viên cả hệ thống ngành giáo dục Đakrông vào cuộc, Phòng GD&ĐT huyện cần sự hỗ trợ từ các cấp, ngành liên quan như quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học, xây dựng trường đạt chuẩn theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, các cơ quan quản lí giáo dục, các nhà trường phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo toàn diện. Đối với người dân, bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo cần thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa mới. Tích cực động viên con em trong độ tuổi đi học đến trường, học hành chăm chỉ, tránh tình trạng bỏ học giữa chừng và phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường.
Thanh Lê
QTO - Những ngày giáp tết Ất Tỵ 2025 là thời điểm người trồng chuối ở huyện miền núi Hướng Hóa bộn bề với công việc thu hoạch chuối để kịp bán cho thương...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chất lượng tăng trưởng...
(QT) - Vừa qua, 1.100 tấn cá nục khô của 19 kho hàng ở xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh bị tồn kho, không xuất khẩu được vì phía Trung Quốc siết chặt thương mại...
(QT) - Hướng Hóa có nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng vùng miền, trong đó cây hồ tiêu được xem là loại nông sản có giá trị kinh tế cao, đã được Bộ Khoa học và Công...
(QT) - Gắn bó, lập nghiệp trên đồng đất quê hương, hiểu rõ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do điều kiện tự nhiên của xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh song với sức trẻ, ý...
(QT) - Trong khi ở các địa phương khác trong tỉnh do ảnh hưởng của nắng hạn làm cây lúa phát triển chậm thì tại huyện Hải Lăng, nhờ sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa...
(QT) - Thời gian qua, dù thời tiết nắng hạn kéo dài nhưng nguồn cung ứng điện trên địa bàn huyện Cam Lộ vẫn luôn được đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người...
(QT) - Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTTMN). Tiếp đó, Bộ Công thương đã khởi...
(QT) - Thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, đa dạng. Trong đó,...
(QT) - Bám sát Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 của UBND huyện Triệu Phong, các phòng, ban, địa phương trên địa bàn huyện đưa ra nhiều giải pháp triển khai...
(QT) - Do thời tiết nắng hạn kéo dài, mực nước trên sông Vĩnh Phước - nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho thành phố Đông Hà đã cạn kiệt trơ đáy. Trước tình hình mực...
(QT) - Nhiều năm nay, một số sản phẩm nông nghiệp ở Hướng Hóa đã khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường các nước trong khu vực, quốc tế, trong đó có chuối mật mốc....