
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Hội thẩm nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền tư pháp của nước ta. Sự tham gia của hội thẩm vào công tác xét xử nhằm bảo đảm quyền giám sát của nhân dân vào hoạt động xét xử của tòa án, góp phần đảm bảo cho việc xét xử các vụ án được chính xác, khách quan.
Tại Quảng Trị, trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các cấp đã bầu 171 hội thẩm tòa án nhân dân (TAND) hai cấp. Đội ngũ hội thẩm được cơ cấu hợp lý giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể như: Khối chính quyền; khối Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội; khối kinh tế… đảm bảo yêu cầu xét xử các loại vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và mang tính đại diện nhân dân cao trong hoạt động xét xử của tòa án. Trong số 171 hội thẩm TAND hai cấp, có 15 hội thẩm TAND tỉnh Quảng Trị, 156 hội thẩm TAND cấp huyện.
Hơn nửa nhiệm kỳ qua, TAND hai cấp tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh các hoạt động cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo các phán quyết của tòa án tuân theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ năm 2016-2019, TAND hai cấp tỉnh Quảng Trị đã giải quyết được 9.035/9.248 vụ, việc các loại, đạt tỉ lệ 97,7 %. Trong đó TAND tỉnh giải quyết 743/769 vụ, việc, đạt 96,6 %; Tòa án cấp huyện giải quyết 8.292/8.479 vụ, đạt 97,8%. Tỉ lệ các vụ án bị hủy, sửa đều nằm trong mức quy định của Tòa án tối cao. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, các hội thẩm đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu hồ sơ, ghi chép cẩn thận, đầy đủ nội dung, tình tiết vụ án. Với vai trò của mình tại phiên tòa, hội thẩm đã tập trung theo dõi diễn biến, các tình tiết về nội dung vụ án, phối hợp với thẩm phán tham gia xét hỏi đúng trọng tâm, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Cùng với việc xét hỏi, hội thẩm còn sử dụng kiến thức chuyên ngành, kết hợp với sự hiểu biết về xã hội và vốn sống thực tế để tuyên truyền, giải thích những vấn đề liên quan đến vụ án cho những người tham gia tố tụng cũng như nhân dân đến dự phiên tòa, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.
Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của Hội thẩm nhân dân TAND hai cấp trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hoạt động của hội thẩm trong thời gian tới. Phần lớn Hội thẩm nhân dân là cán bộ đương nhiệm, thường bận rộn với công tác của đơn vị nên không tham gia đầy đủ các phiên tòa, hoặc có trường hợp đã đồng ý tham gia nhưng phải thay đổi nên ảnh hưởng đến tiến độ xét xử. Có hội thẩm chưa dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên tại phiên tòa đặt câu hỏi chưa trọng tâm hoặc không đặt câu hỏi. Một số hội thẩm có biểu hiện ngại tham gia xét xử những vụ án phức tạp, được dư luận quan tâm; những vụ án liên quan đến người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Hoặc một số ít hội thẩm tham gia không đầy đủ các đợt tập huấn nghiệp vụ; chưa dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Việc quản lý và phân công hội thẩm tham gia xét xử của các trưởng, phó đoàn đôi lúc chưa hợp lý, có hội thẩm tham gia xét xử nhiều, có hội thẩm ít tham gia. Bên cạnh đó, khi tham gia xét xử, tác phong và cách dùng từ của một số Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa chưa phù hợp.
Như chúng ta đã biết, việc Nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án được thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về Hội thẩm nhân dân. Đây là một chế định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp (từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013). Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 103) và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (Điều 8, 9) thì việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với các quy định trên thì hội thẩm có địa vị pháp lý và vai trò rất quan trọng trong công tác xét xử, vì khi tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm, hội thẩm chiếm đa số trong Hội đồng xét xử (2/3 hoặc 3/5) và khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán khi ra các phán quyết về vụ án. Như vậy, khi xét xử nếu ý kiến biểu quyết của các hội thẩm giống nhau và khác với ý kiến của thẩm phán thì quyết định của Hội đồng xét xử phải theo ý kiến của các hội thẩm (đa số), mặc dù là người xét xử có tính chất chuyên nghiệp thì thẩm phán cũng chỉ có quyền bảo lưu ý kiến của mình, sau đó báo cáo với Chánh án Tòa án mà mình đang công tác, đề nghị Tòa án cấp trên xem xét.
Vậy nhưng trên thực tế, một số người vẫn có quan niệm rằng hội thẩm chỉ tham gia cho đủ thành phần, đủ số lượng. Việc vẫn còn tồn tại quan niệm trên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, nhưng trong đó có nguyên nhân do một số hội thẩm không phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình trong xét xử. Nhằm khắc phục những hạn chế trên và nâng cao nghiệp vụ xét xử cho các hội thẩm, thời gian tới, TAND hai cấp trong tỉnh cần đẩy mạnh tổ chức tập huấn chuyên môn theo từng chuyên đề và triển khai các văn bản pháp luật mới đến các hội thẩm; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, cung cấp đầy đủ các tài liệu..., góp phần giúp các hội thẩm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ xét xử.
Phải khẳng định rằng, việc xét xử các vụ án là hết sức phức tạp, đòi hỏi các thành viên Hội đồng xét xử phải tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thật sự có kinh nghiệm và am hiểu các vấn đề xã hội. Để chất lượng xét xử, giải quyết án tại Tòa án, nhất là Tòa án cấp sơ thẩm không ngừng được nâng lên, luôn bảo đảm tiêu chí thật chính xác trong áp dụng pháp luật, cần nâng cao tiêu chuẩn kiến thức pháp luật của hội thẩm, người được bầu hoặc cử làm hội thẩm cần phải có trình độ pháp luật (từ trung cấp trở lên hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tập trung 6 tháng). Việc lựa chọn nhân sự để bầu làm hội thẩm không được dễ dãi, hạ thấp tiêu chí mà phải lựa chọn những người thật sự có uy tín, kiến thức và hiểu biết trên các lĩnh vực đời sống xã hội, các khu vực dân cư khác nhau.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, một trong những yêu cầu trọng tâm của tiến trình cải cách tư pháp là làm cho vai trò của Tòa án ngày càng độc lập hơn đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Việc độc lập của Tòa án không chỉ đòi hỏi nâng cao năng lực xét xử của các thẩm phán, mà kể cả hội thẩm khi tham gia công tác xét xử. Nâng cao chất lượng của Hội thẩm nhân dân sẽ giúp khắc phục triệt để tình trạng mà nhiều người cho rằng, hội thẩm trong nhiều phiên tòa xét xử chỉ tham gia cho đủ thành phần, đủ số lượng.
Bên cạnh đó, những người được bầu làm Hội thẩm nhân dân cũng chủ động trau dồi kỹ năng nghiệp vụ; tích cực, chủ động xét hỏi khi tham gia xét xử góp phần cùng thẩm phán ban hành những bản án, quyết định đúng pháp luật. Không ngừng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm chất, luôn giữ vững quan điểm, lập trường, thực hiện tốt lời dặn của Bác Hồ kính yêu đối với cán bộ làm công tác xét xử là: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” và “Gần dân, hiểu dân, học dân, giúp dân”.
Hoài Nam
Thời gian qua, Tòa án Nhân dân huyện Hải Lăng (TAND) đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đúng lộ trình cải cách tư pháp. Các vụ ...
Sau khi Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện hành chính giữa Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng (Công ty Ngọc Hưng) kiện Tổng cục trưởng Tổng ...
Những năm trở lại đây, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có diễn biến phức tạp về tính chất cũng như đa dạng các loại tội phạm. Số lượng ...
Ngày 28/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Trần Thị Nhàn (sinh năm 1986), trú ...
Một vụ án “Vô ý gây chết người” liên quan đến tai nạn giao thông qua nhiều phiên xét xử vẫn chưa có hồi kết. Bị cáo trong vụ án này thừa nhận tội nhưng vẫn ...
Sáng nay 30/5, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy làm trưởng đoàn đã làm việc với Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh để ...
Sáng nay 15/5, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy làm trưởng đoàn đã làm việc với Tòa án nhân dân (TAND) huyện ...
Chiều nay 16/8, lần đầu tiên Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử theo hình thức trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày ...
QTO - Với truyền thống cách mạng hào hùng, cùng hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, đảo Cồn Cỏ đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Mặc...
QTO - “Trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại mà...
(QT) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 141-KH/TU ngày 1/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội...
(QT) - “A lô, anh có file hình ảnh các liệt sĩ Gạc Ma không? Năm trước em đọc được trên một tờ báo, có hai trang đầy đủ hình ảnh, tiểu sử từng liệt sĩ, năm nay em muốn có file...
(QT) - Anh D.N.C (sinh năm 1991), quê ở thôn Trung Lập, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đi lao động ở AiKi (Nhật Bản), trở về nước vào ngày 28/2/2020. Hai ngày...
(QT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng...
(QT) - Báo chí là cơ quan thông tin đại chúng, có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng một cách kịp thời, khách quan, trung thực trên tất cả các lĩnh vực của...
(QT) - Ngày 13/2/2020, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhìn vào...