Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của thuốc lá

Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới như: thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN). Việc sử dụng các loại thuốc lá mới này ngày càng phổ biến đối với mọi người, đặc biệt có xu hướng gia tăng đối với giới trẻ. Trước thực trạng đó, năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Qua đó, nhằm kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) mạnh mẽ, bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của các sản phẩm thuốc lá độc hại.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của thuốc lá

Chương trình biểu diễn tiểu phẩm truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp tổ chức tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh- Ảnh: T.L

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá với thành tựu là giảm được tỉ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành trung bình 0,5% mỗi năm. Tỉ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng giảm, trong đó, ở nhóm 13-17 tuổi giảm từ 5,36% (năm 2013) xuống còn 2,78% (năm 2019)...

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác PCTHCTL. Tuy nhiên, kết quả này có nguy cơ bị phá vỡ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỉ lệ sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu là TLĐT, TLNN, đặc biệt là trong giới trẻ. Cụ thể, tỉ lệ sử dụng TLĐT ở người trưởng thành tăng từ 0,2% (năm 2015) lên 3,6% (năm 2020), trong khi đó, tỉ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 sử dụng TLĐT năm 2023 là 7%. So sánh với các nghiên cứu khác theo thời gian cho thấy tỉ lệ sử dụng TLĐT trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% (năm 2019) lên 8,1% (năm 2023).

Mặc dù các nhà sản xuất TLĐT, TLNN vẫn tuyên bố các sản phẩm này là giải pháp thay thế cho người hút thuốc và không nhắm vào giới trẻ. Nhưng bằng chứng thực tiễn cho thấy các sản phẩm này nhắm tới một lượng lớn khách hàng mới (chưa từng hút thuốc) bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Các nhà sản xuất đã và đang sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút thanh thiếu niên sử dụng TLĐT, TLNN thông qua hương vị hấp dẫn, thiết kế sản phẩm bắt mắt, thời trang, theo xu hướng công nghệ, bán hàng qua mạng...

Đối với thanh thiếu niên, sử dụng nicotine gây hại lớn đến sự phát triển não bộ, vì não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển cho tới tuổi 25. Nicotine đã được chứng minh làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần.

Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế việc ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai. Mặt khác, TLĐT, TLNN cũng làm tăng nguy cơ dẫn tới sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở người trẻ. Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên và người trẻ chưa hút thuốc lá nhưng sử dụng TLĐT thì có nguy cơ hút thuốc lá điếu cao hơn 3,5 lần so với những người chưa từng sử dụng TLĐT.

Để nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của thuốc lá, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã chỉ đạo, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCTHCTL. Đồng thời, xây dựng, ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường học thực hiện công tác PCTHCTL. Trên cơ sở đó, 100% trường học chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung PCTHCTL trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

100% các ĐVTH tổ chức phát động thực hiện nghiêm túc Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nơi làm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.

Treo biển hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” ở các hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các ĐVTH. Đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm Luật PCTHTL, đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá điếu thông thường và TLĐT, TLNN, shisha...

Tiếp tục truyền thông về các quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trường học, các nơi công cộng. Các ĐVTH tổ chức ký cam thực hiện tốt mô hình “Trường học không khói thuốc lá” để xây dựng môi trường trường học, môi trường làm việc không khói thuốc lá.

Nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng. Hằng năm, các ĐVTH tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5) và Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Do đó đã góp phần nâng cao đáng kể nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và học sinh về tác hại của thuốc lá và Luật PCTHTL.

Cùng với đó, các ĐVTH còn phối hợp với công an địa phương để vận động các quầy tạp hóa xung quanh trường học không bán thuốc lá cho học sinh. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình thực hiện mô hình “Trường học không khói thuốc lá” hiện nay. 100% các ĐVTH phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.

Nhằm nâng cao nhận thực cho cán bộ, giáo viên và học sinh về các nội dung PCTHTL, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông PCTHTL cho học sinh. Đồng thời, thực hiện lồng ghép nội dung này vào các môn học, qua đó tạo ra nhiều sân chơi để các em học sinh tránh xa thuốc lá. Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng nội quy trong đó có nội dung nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu bia trong trường học.

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi cá nhân, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, trí lực, sự phát triển của giới trẻ. Do vậy, việc giáo dục, sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng giúp giới trẻ nhận thức được những tác hại của thuốc lá, từ đó có tinh thần tự giác “nói không với hút thuốc lá”.

T.L

Tin liên quan:
  • Nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của thuốc lá
    Cần nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá

    Vấn đề cốt lõi trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) là phải nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng. Khi nhận thức thay đổi, mỗi người mới có sự chủ động hơn trong việc từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

  • Nâng cao nhận thức của giới trẻ về tác hại của thuốc lá
    Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

    Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá của học sinh trong nhà trường, hướng tới lối sống lành mạnh qua việc thực hiện môi trường không khói thuốc, thời gian qua, công tác tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đã được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, trở thành hoạt động nền nếp được mọi người hưởng ứng tích cực.


T.L

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực ngăn chặn tội phạm ma túy ở Đông Hà

Nỗ lực ngăn chặn tội phạm ma túy ở Đông Hà
2024-08-08 05:45:00

QTO - Trước thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, đời sống của...

Rác thải gây ô nhiễm hạ nguồn sông Hiếu

Rác thải gây ô nhiễm hạ nguồn sông Hiếu
2024-08-08 05:15:00

QTO - Dọc theo sông Hiếu chảy qua địa phận xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) không khó để chứng kiến “núi rác” gồm túi ni lông, bao bì, chai...

Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore

Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore
2024-08-07 14:36:00

SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế hiện có một...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết