Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh thông qua thực tập

Thực tập là cơ hội để học sinh, sinh viên làm quen, học tập kinh nghiệm làm việc từ môi trường thực tế. Trong giáo dục nghề nghiệp, việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang lại hiệu quả công tác đào tạo mà cả vấn đề thực tập, thực hành nhằm giúp học sinh, sinh viên vững tay nghề sau khi đi làm việc.

Nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh thông qua thực tập

Một buổi thực hành nấu ăn của học sinh tại Trung tâm GDNN-GDTX -Ảnh: M.T

Những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Vĩnh Linh đã thực hiện tốt công tác giáo dục văn hóa kết hợp liên kết đào tạo trung cấp nghề. Chương trình được đánh giá phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH ở địa phương. Trong công tác đào tạo trung cấp nghề cho học sinh, Trung tâm GDNN - GDTX đã có cách làm hay, đó là tổ chức cho học sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Nói về việc tổ chức cho học sinh đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vĩnh Linh Hồ Thị Kim Thoa cho biết: Kế hoạch đưa học sinh đi thực tập bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 nhưng do COVID-19 nên không triển khai được, đến năm 2022, trung tâm đưa 1 lớp học sinh ngành chăn nuôi thú y đi thực tập tại Công ty Cổ phần Geenfeed Việt Nam ở Đồng Nai.

Tại địa bàn tỉnh, đa phần doanh nghiệp nhỏ, tập trung vào công việc sản xuất chứ chưa quan tâm đến việc hỗ trợ học viên trường nghề thực tập. Vì thế, trung tâm phải đưa học sinh đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Trong thời gian thực tập, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, trả lương cho học sinh nên động viên các em nỗ lực phấn đấu thực hành, trải nghiệm. Tuy nhiên, học sinh đều ở độ tuổi thanh thiếu niên, chưa trưởng thành nên ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, vì thế khi đưa học sinh đi thực tập ở các doanh nghiệp ngoài tỉnh, nhà trường và phụ huynh đều rất lo lắng.

“Ngoài trừ ngành chăn nuôi thú y, học sinh thực tập ăn ở tập trung trong trại chăn nuôi của doanh nghiệp, các ngành khác trường phải bố trí giáo viên đi theo các nhóm học sinh để quản lý, giám sát học sinh trong suốt thời gian thực tập’, cô Thoa chia sẻ.

Riêng cuối năm học 2022 - 2023, 100% các học sinh khối 11 đều được tham gia thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Nghề Công nghệ ô tô thực tập tại các garage ở Quảng Trị, Quảng Bình. Nghề Công nghệ thông tin thực tập tại Trường Cao đẳng kinh tế Quảng Trị; nghề Chăn nuôi thú y thực tập tại Công ty Cổ phần nông nghiệp Trường Hải ThaCo Agri; nghề Chế biến món ăn thực tập tại nhà hàng Ngọc Anh, Hotel 5 sao Quảng Bình-Sài Gòn, Khu nghỉ dưỡng Hải Đăng, Ressort 5 sao Biển vàng, TP. Đồng Hới.

Kết thúc khóa thực tập, 100% học sinh đáp ứng yêu cầu công việc, được các công ty, doanh nghiệp ghi nhận và hỗ trợ kinh phí từ 2 triệu-3,5 triệu đồng/tháng. Có nhiều học sinh sau 2 tháng thực tập đã trưởng thành trong công việc, ngoài ra còn tích lũy được 7,5-8 triệu đồng giúp đỡ gia đình.

“Năm 2023, Trung tâm GDNN-GDTX tổ chức cho 15 học sinh thực tập ở Công ty Cổ phần nông nghiệp Trường Hải ThaCo Agri (Gia Lai). Ban đầu, nhiều học sinh thích thì đi làm, không thích là ở nhà nghỉ. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm được 15 ngày thì ổn định.

Công ty hỗ trợ mỗi học sinh 3,5 triệu đồng/ tháng nhưng không đều nhau do một số em vi phạm quy định (trừ lương và tiền ăn).

Đến tháng thứ hai, các học sinh đều đi vào nền nếp vì sợ sẽ bị tiếp tục trừ tiền. Nói chung, tuy thời gian không nhiều nhưng học sinh trưởng thành nhanh chóng trong quá trình thực tập. Nhiều em bày tỏ mong muốn sau này được đi làm tại các doanh nghiệp đó”, cô Thoa cho hay.

Nguyễn Thành Vinh năm nay học 12. Vinh theo học ngành công nghệ ô tô ở Trung tâm GDNN-GDTT huyện Vĩnh Linh với mong muốn sau khi ra trường có nghề để xin đi làm việc. Thời điểm lựa chọn nghề đối với Vinh không gặp khó khăn gì vì được các thầy cô ở trường và trung tâm hỗ trợ tư vấn chọn nghề rất nhiệt tình.

“Trong quá trình học, em được đi thực tập ở garage Lợi Phát tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình. Do quá trình học nghề em được thực hành nhiều nên tay nghề thành thạo. Điều đó hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian thực tập nên thu được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng làm nghề. Những bạn cùng lớp cũng có chung suy nghĩ giống em, đó là biết thêm nhiều kiến thức về ngành học của mình”, Vinh chia sẻ. Với tay nghề thuần thục, sau khi kết thúc khóa thực tập, Vinh nhận được lời mời ở lại làm thợ chính tại garage Lợi Phát với mức lương khá cao. “Lời đề nghị đó khiến em bất ngờ và rất vui nhưng phải trở lại trường để học xong chương trình lớp 12. Chủ garage vẫn bảo lưu lời đề nghị nên nếu sau này tốt nghiệp, có nhu cầu thì em vẫn có thể làm việc tại đây”, Vinh cho biết.

Đối với Lê Hữu Lập học sinh lớp 12, Trung tâm GDNN-GDTX, thời gian đầu khi lựa chọn vừa học văn hóa, vừa học nghề, học sinh này rất băn khoăn. Vẫn biết cái lợi của việc học này là “ba năm hai bằng” nhưng em luôn sợ không theo kịp chương trình học hai bên. Vậy nhưng, đến nay Lập thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Nói về lợi ích của việc được trung tâm tạo điều kiện cho đi thực tập, Lập khẳng định: “Tay nghề của chúng em được vững vàng hơn nhiều trong thời gian thực tập. Đối với chuyên ngành nấu ăn mà em đang theo học, được thực tập ở các khu nghỉ dưỡng và khách sạn lớn là một thuận lợi.

Bởi lẽ tại đây có cơ sở vật chất hiện đại, đầu bếp có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu. Nếu chịu khó học hỏi, mình sẽ thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích”, Lập chia sẻ.

Thời gian thực tập tại Khu nghỉ dưỡng Hải Đăng, Lập được chọn đứng bếp chính khi hoàn thành tốt các bài kiểm tra chuyên môn. Sau 2 tháng thực tế, Lập được chủ khu nghỉ dưỡng mời làm việc hai tháng hè với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Kể từ năm 2016, sau khi sáp nhập và hoạt động theo mô hình mới, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vĩnh Linh đã chủ động phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng trong và ngoài tỉnh mở lớp liên kết đào tạo trung cấp nghề. Trung tâm cho học nghề theo nguyện vọng và năng lực học sinh, đồng thời chú trọng lựa chọn những nghề mũi nhọn của các trường để liên kết đào tạo chứ không lựa chọn đại trà.

Trong quá trình học, trung tâm phân lớp và phân giáo viên chủ nhiệm của trung tâm để quản lý học sinh. Ngoài việc dạy, giáo viên phối hợp các trường để quản lý, truyền cảm hứng và giới thiệu việc làm cho học sinh.

Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, trong chương trình học nghề, thời gian tới, Trung tâm GDNN-GDTX chú trọng đến việc cho học sinh cọ xát thực tế, giúp các em có thêm kinh nghiệm, cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, sở trường.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh thông qua thực tập
    Nâng cao kỹ năng cho học sinh bằng hoạt động trải nghiệm

    Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động được các trường học trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện trong thời gian gần đây nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

  • Nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh thông qua thực tập
    Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực học tập cho học sinh

    Thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gio Linh thường xuyên chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất trường lớp để thực hiện tốt chất lượng dạy và học. Đến nay, toàn huyện có 32/46 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 69,6%. Đã có 16/17 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. 100% trường TH&THCS, THCS tổ chức dạy hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. Năm học 2020- 2021, có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu ...


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả bước đầu thực hiện Dự án 8

Hiệu quả bước đầu thực hiện Dự án 8
2023-12-13 05:45:00

QTO - Năm 2023, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã tích cực triển...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết