Cập nhật: Thứ 3, 28/09/2010 | 23:23 GMT+7

Nâng cao chất lượng dạy - học, chống bệnh thành tích trong giáo dục

(Trích tham luận của đồng chí HOÀNG ĐỨC THẮM, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV) Trong thời gian qua, ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi: quy mô giáo dục, mạng lưới trường, lớp ổn định và phát triển; chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực theo yêu cầu cuộc vận động “Hai không”. Tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, tạo được niềm tin trong nhân dân. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững; thi học sinh giỏi, thi vào các trường Đại học, cao đẳng đạt kết quả khá; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp cao và ổn định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường theo hướng chuẩn hóa- hiện đại hóa; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng; duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học.

Trong thời gian tới, ngành GD-ĐT sẽ tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy- học và chống bệnh thành tích trong giáo dục bằng các giải pháp cơ bản sau đây: 1. Tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ đề các năm học của Bộ GT-ĐT và “điểm nhấn” trong mỗi năm học của GD-ĐT Quảng Trị. 2. Xác định trách nhiệm của cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong việc tổ chức dạy-học với yêu cầu: Dạy thật- học thật để có chất lượng thật. Đề cao trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra và chấm điểm. Nhận dạng đầy đủ và sâu sắc các tiêu cực trong giảng dạy, học tập và trong quản lý để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 3. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt- học tốt”. Phát huy vai trò của hội đồng bộ môn cấp tỉnh và vai trò của các tổ chức chuyên môn, nhóm chuyên môn. Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, dạy học 2 buổi/ngày, đổi mới cách ra đề, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. 4. Rà soát lại chất lượng học sinh, có kế hoạch cụ thể và phù hợp để phụ đạo, kèm cặp đối với học sinh yếu kém; phân loại học sinh theo khả năng tiếp thu kiến thức để tổ chức việc dạy học sát đối tượng. Điều động giáo viên ở vùng thuận lợi tăng cường cho các trường vùng khó trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT. Có chủ trương và kế hoạch cho các trường học ở thành thị, đồng bằng kết nghĩa với các trường ở miền núi để hỗ trợ nhau trong việc chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, học sinh giúp đỡ nhau sách vở, áo quần và dụng cụ học tập. Tăng cường chất lượng nuôi và dạy trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường Mầm non. 5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo chương trình liên kết Việt Nam- Singapore; bồi dưỡng thường xuyên giáo viên về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ trong hè, cử cán bộ quản lý và giáo viên đi học để đạt chuẩn và trên chuẩn. Tổ chức đánh giá hiệu trưởng và giáo viên theo chuẩn mới. 6. Tăng cường các điều kiện về CSVC-KT phục vụ dạy- học. Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo các tiêu chí cụ thể. Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học; xây dựng tủ sách dùng chung trong các trường học; cấp phát đủ sách giáo khoa cho đối tượng học sinh diện chính sách và học sinh người dân tộc thiểu số. 7. Tăng cường ứng dụng công nghiệp thông tin trong dạy- học và quản lý, trước hết là bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên. 8. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức đăng ký các việc làm mới trong các đơn vị và tất cả cán bộ, giáo viên toàn ngành. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi và thi học sinh giỏi các cấp. Phát động phong trào sáng tạo kỹ thuật trong học sinh. 9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời nền nếp dạy học và khắc phục các sai phạm trong quản lý. 10. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, xét thi đua dựa trên cơ sở thành tích của các tập thể và cá nhân được lượng hóa thành điểm để nhằm động viên kịp thời các nhân tố điển hình, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa phong trào thi đua “Hai tốt” trong các nhà trường.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bữa cơm “chan” nghĩa tình

Bữa cơm “chan” nghĩa tình
10:30 tối Thứ 4

QTO - Cán bộ xã chia nhau đi chợ, dọn nhà cửa, lau bàn thờ liệt sĩ,... và cùng vui vầy bên mâm cơm tri ân các thân nhân liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công.

POWERED BY
Việt Long