
{title}
{publish}
{head}
QTO - Công tác ở vùng cao, dẫu cuộc sống còn muôn vàn nỗi lo nhưng cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn luôn dồn toàn tâm, toàn sức cho học sinh. Trong vòng tay của thầy cô, nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đã được nâng bước.
Không để học trò vì khó khăn mà nghỉ học
Mỗi lần nhắc đến chuyện em Hồ Chi Na, học sinh điểm trường A Rồng, gương mặt cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang lại vương nét buồn. Na là một cậu bé hiếu học. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách để đến trường. Mấy tháng trước, thấy Na gầy yếu, thường xuyên kêu đau, các giáo viên đã động viên ba mẹ đưa em đi khám.
Thông báo của bác sĩ khiến ai nấy đều bàng hoàng. Na mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Từ đó đến nay, cậu học sinh Vân Kiều hiếm khi rời giường bệnh.
“Hôm đến thăm nhà Na, cán bộ, giáo viên trong trường không sao cầm được nước mắt khi biết căn bệnh đang làm em rất đau đớn. Vừa rồi, thấy Na trở lại lớp, ai cũng vui. Vậy mà, chỉ được đôi ngày, Na lại phải nhập viện. Mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với em”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang Hoàng Tuấn Kiệt trầm ngâm nói.
Em Hồ Văn Quý thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang -Ảnh: T.L
Thầy Kiệt quê ở Cam Lộ, lên huyện miền núi Đakrông công tác ngót nghét đã 26 năm. Trong quãng thời gian gần bằng nửa đời người ấy, thầy gieo chữ ở nhiều xã đặc biệt khó khăn như: Tà Long, Húc Nghì, A Ngo…
Năm 2019, thầy Kiệt chuyển ra công tác tại Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang. Bấy giờ, nhiều người mừng cho thầy bởi khoảng cách từ trường về nhà được rút ngắn. Ở thị trấn, phong trào dạy và học cũng thuận lợi để phát triển hơn. Tuy nhiên, lúc ra trung tâm huyện nhận nhiệm vụ, thầy Kiệt mới biết, học sinh nơi đây cũng vất vả không kém các em nhỏ sống ở những xã vùng sâu, vùng xa mà mình đã đi qua. Một số em thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ nghỉ học giữa chừng.
Theo thầy Hoàng Tuấn Kiệt, hiện nay, toàn trường có 705 học sinh. Trong đó, học sinh người Vân Kiều chiếm khoảng 40%. Phần lớn các em trong số này đều thuộc diện hộ nghèo. Biết ý nghĩa của con chữ đối với đồng bào vùng khó, thầy Kiệt và các cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang xác định nhiệm vụ quan trọng là không để học sinh vì khó khăn mà phải nghỉ học. Nhiệm vụ ấy tưởng chừng rất dễ nhưng lại là thử thách lớn đối với cán bộ, giáo viên những ngôi trường vùng cao nói chung, nơi thầy Kiệt công tác nói riêng. Ngoài nâng cao chất lượng giáo dục, các thầy cô còn phải tìm cách để “tiếp sức” cho học sinh vượt khó.
Với tấm lòng hướng về học sinh, các cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang luôn nhắc nhủ nhau: “Nhiệm vụ khó mấy cũng phải hoàn thành”. Vì thế, các thầy cô đã tích cực vào cuộc, huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt, nhà trường xây dựng Quỹ “Vì bạn nghèo” và nhiều chương trình, hoạt động khác để tạo nguồn kinh phí giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: “Kế hoạch nhỏ”, “Nuôi heo đất”, “Xuân yêu thương”…
Nhiều cán bộ, giáo viên trong trường thường xuyên trích lương để hỗ trợ học sinh nghèo. Một số người còn bỏ tiền túi treo giải thưởng cho học sinh đến lớp chuyên cần, đạt nhiều điểm tốt…
Thầy cô là ba mẹ nuôi
Hôm đến thăm, chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy cô Lê Thị Sương, Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang mang theo một đôi dép mới. Hỏi mới biết, đây là món quà mà cô dành tặng cho một học sinh. Trước đó, sau tiết dự giờ, cô Sương vô tình thấy em này mặc đôi dép đã mòn đế, rách quai. Ngay lập tức, cô tìm hiểu về hoàn cảnh và hứa sẽ tặng trò một đôi dép mới.
Nói về việc làm của mình, cô Lê Thị Sương nở nụ cười nhân hậu bảo, đây là việc làm quen thuộc và đã trở nên rất đỗi bình thường đối với nhiều cán bộ, giáo viên trong trường. Với 27 năm công tác ở miền núi, cô Sương hiểu khá rõ tâm lý, tình cảm của học sinh. Đôi khi, chỉ một đôi dép mới, manh áo lành, cây kẹo… cũng đủ để sưởi ấm lòng, giúp các em có thêm động lực học tập.
Ở trường, nhiều học sinh đã trở lại với trang sách sau khi nhận được sự quan tâm, động viên không mỏi mệt của thầy cô. “Hằng tháng, trong những cuộc họp, chúng tôi luôn yêu cầu giáo viên báo cáo tình hình đi học chuyên cần của học sinh. Khi biết trường hợp nào hay nghỉ học, chúng tôi sẽ về tận nhà để tìm hiểu lý do và bàn cách giải quyết”, cô Sương nói.
Cũng từ những lần về nhà như thế mà các cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang biết rõ hơn hoàn cảnh của nhiều học sinh. Đó cũng là điểm khởi đầu, dẫn đến quyết định nhận đỡ đầu một số học sinh trong trường. Được biết, hiện tại, tập thể sư phạm Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang đang là ba nuôi, mẹ nuôi của hai học sinh là: Hồ Văn Đồng (lớp 2G) và Hồ Văn Quý (lớp 4C).
Cả Đồng và Quý đều mồ côi ba, gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nếu không có thầy, cô giúp đỡ, nguy cơ bỏ học của các em rất cao. Biết điều đó nên ngoài hỗ trợ kinh phí hằng tháng, cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang còn tìm nhiều cách khác để giúp đỡ các em. Vì thế, cả Đồng lẫn Quý đều xem thầy, cô như những người ba, người mẹ. Em Hồ Văn Quý chia sẻ: “Em rất vui khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy, cô. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để thầy, cô vui lòng”.
Chuyện trò với thầy Hoàng Tuấn Kiệt và cô Lê Thị Sương đều chia sẻ mong muốn tập thể sư phạm nhà trường sẽ có thêm nhiều “con nuôi” như Đồng, như Quý… Bởi hiện nay, toàn trường vẫn còn nhiều học sinh mồ côi, thuộc diện hộ nghèo đang cần giúp đỡ. Mặc dù các giáo viên nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ nhưng những khó khăn mà các em phải đối mặt vẫn còn rất nhiều.
“Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm. Sự quan tâm, hỗ trợ của nhà hảo tâm dành cho học sinh nghèo cũng chính là niềm vui, thúc giục chúng tôi nỗ lực làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trồng người ở vùng khó”, thầy Hoàng Tuấn Kiệt nói.
Tây Long
QTO - Vượt qua bao gian nan vất vả, nhiều giáo viên công tác ở những địa bàn vùng khó đang dốc bầu nhiệt huyết thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Họ chính là thầy, cô giáo thầm lặng, dìu dắt nhiều thế hệ học trò nghèo khó, thiệt thòi theo đuổi ước mơ học tập để mong có được tương lai tươi sáng hơn.
QTO - Bằng tình cảm và trách nhiệm với cộng đồng, gần 10 năm qua, các thành viên trong nhóm Diễn đàn Tuổi trẻ Quảng Trị đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, trong đó có chương trình “Đồng hành cùng các em đến trường” cho hàng trăm trẻ em vùng khó, giúp các em có thêm điều kiện học tập tốt hơn.
QTO - Chia sẻ với người bệnh, giúp họ ấm lòng trong lúc khó khăn bằng những hộp cơm, suất cháo nghĩa tình là cách làm thiết thực đang được nhiều tổ chức,...
QTO - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng...
QTO - Thành đoàn Đông Hà có 29 cơ sở đoàn trực thuộc với gần 4.400 đoàn viên. Đây là lực lượng “chủ công”, nguồn nhân lực trẻ, đóng góp quan trọng vào công...
QTO - Mới đây, trong lễ khởi công xây dựng điểm trường Ploang - Trường Tiểu học Thanh, vợ chồng bà Hồ Thị Nuông - ông Hồ Văn Mỹ (Pả Hơn) là người dân tộc...
QTO - Lần đầu tiên, một cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) diễn ra ngay trong Tháng công nhân. Sau khi...
QTO - Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm nay, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đưa ra thông điệp “Chung tay đẩy lùi...
QTO - Kiện toàn, củng cố các lực lượng tại chỗ làm công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) tại khu dân cư, cơ sở theo phương châm...
QTO - Trong những tháng cao điểm nắng nóng, do thời tiết hanh khô nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Chính vì...