
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Hơn 1 tháng nay, ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm nhiều người dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa kéo nhau vào rừng để thu hoạch sim. Đây là nguồn thu nhập giúp bà con vùng khó có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống hằng ngày.
![]() |
Người dân xã Hướng Sơn thu hoạch sim |
Thu nhập khá từ lộc rừng
Hướng Sơn là xã có diện tích sim khá lớn ở huyện với hơn 12 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Nguồn Rào, Ra Ly và Pin. Trước đây, cứ đến mùa sim chín, nhân những lúc lên nương rẫy sản xuất hoặc chăn nuôi, người dân trong xã thường tranh thủ hái sim để ăn hoặc đem cho người thân. 2 năm nay, cứ đến mùa sim chín rộ, nhiều thương lái vào tận các thôn, bản của xã săn tìm mua loại lộc rừng này. Trước nhu cầu đó, người dân xã Hướng Sơn mách miệng, rủ nhau vào rừng hái sim để bán.
“Mùa thu hoạch sim kéo dài từ tháng 7 - 10 dương lịch trong năm. Khi chưa có nhu cầu mua bán trái sim thì chúng tôi chỉ hái để ăn. Thường thì đến mùa sim chín nhiều quá nên rụng khắp rừng. Giờ nghe tin thương lái vào thôn thu mua sim với giá khá cao, ai cũng háo hức vào rừng hái sim để bán. Bình quân mỗi kg sim thương lái thu mua từ 13 - 15 nghìn đồng, nhà nào nhiều người tham gia hái thì cũng được 20 - 30 kg/ ngày, thu nhập có khi lên đến 400 - 500 nghìn đồng/ngày/hộ. Nguồn sim hái được hầu như ngày nào chúng tôi bán được hết ngày đó, không bị tồn đọng. Nhờ đi hái sim mà nhiều gia đình trong thôn có thêm tiền mua sách vở, dụng cụ học tập cho các con vào năm học mới, mua thêm cá, thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn…”, anh Hồ Văn Đức ở thôn Nguồn Rào chia sẻ. Trái sim có nguồn gốc tự nhiên, rất sạch lại có tác dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe nên nhiều người có nhu cầu mua về ngâm rượu để chữa bệnh, ngâm đường làm nước giải khát…ngày càng cao. Nắm bắt được lợi thế ở địa phương có nguồn sim trong rừng khá lớn, anh Hồ Văn Síp, một thương lái ở Hướng Sơn đã tiến hành thu mua trái sim cho người dân ngay tại xã. Từ đầu mùa đến nay, anh thu mua gần 10 tạ sim. Số sim này, anh đưa ra chợ Khe Sanh hoặc về Đông Hà bán lại với giá từ 20 - 25 nghìn đồng/ kg. Anh cho biết, hiện khách hàng đặt mua sim nhiều, cung không đủ cầu. Ngoài anh Síp, nhiều thương lái khác ở các xã trong huyện cũng vào Hướng Sơn thu mua sim nên đầu ra cho trái rừng này đảm bảo.
Vừa thu hoạch vừa bảo vệ
Trong quá trình thu hoạch sim, người dân xã Hướng Sơn luôn nhắc nhở nhau không nên làm ảnh hưởng đến rừng, phải bảo vệ diện tích sim tự nhiên vốn có để rừng lại tiếp tục ban tặng lộc cho dân bản. Một trong những người đi đầu bảo vệ rừng sim đó là chị Hồ Thị Chúa ở thôn Nguồn Rào. Ngay từ đầu mùa sim năm ngoái, chị đã cùng với gia đình khoanh vùng diện tích rừng sim ở gần nhà, không cho người dân trong xã chăn thả trâu, bò, dê làm hư hại cây sim, đảm bảo cho cây phát triển tốt, trái chất lượng. Đến nay, diện tích gia đình chị khoanh vùng hơn 4 ha, ước tính vụ sim này chị sẽ thu hoạch được hơn 20 tạ, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình. Chị Chúa cho biết: “Nếu người dân trong xã ồ ạt vào rừng hái sim, dẫm đạp lên cây, cỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của cây. Do đó, gia đình tôi vừa thu hoạch nhưng cũng tự nguyện bảo vệ một phần diện tích sim trong rừng, đảm bảo cho rừng phát triển tốt. Quá trình thu hoạch, chúng tôi lựa hái những trái sim vừa chín tới, không bẻ cành, nhổ cây làm hư hại rừng sim”. Cũng như gia đình chị Chúa, gia đình anh Hồ Văn Đức ở thôn Nguồn Rào cũng tự nguyện khoanh vùng hơn 1 ha sim, chặt tre làm rào chắn ở những vùng có nguy cơ người dân trong thôn chăn thả trâu, bò, dê. Do đó, diện tích sim được gia đình anh bảo vệ phát triển tốt, cho trái to, nhiều hơn so với diện tích rừng để hoang. Mùa sim năm nay, bình quân mỗi ngày anh thu nhập từ 300 - 500 nghìn đồng.
Hiện nay, toàn xã Hướng Sơn có khoảng 70/464 hộ tham gia khoanh vùng, bảo vệ diện tích sim tự nhiên. Nhờ vào rừng hái sim bán mà có hộ thu nhập lên đến khoảng 20 triệu đồng hộ/vụ, hộ thấp nhất cũng khoảng 5 triệu đồng/vụ. Đây được xem là hướng đi mới trong tìm kiếm cách thức phát triển kinh tế của người dân Hướng Sơn bởi bấy lâu nay họ còn gặp nhiều khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi do điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết; kiến thức làm ăn cũng như nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất còn quá thiếu. Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn Xa Râng Văn Phao cho biết: Trước tình hình người dân trong xã đi hái sim rừng, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con không nên vì lợi ích trước mắt mà chặt cây, bẻ cành, phá hoại rừng. Khuyến khích người dân khoanh vùng, vừa thu hoạch, vừa bảo vệ sim. Thời gian tới xã sẽ chủ động giúp người dân tìm đầu ra tiêu thụ sim ổn định với giá tốt hơn hiện nay.
Kô Kăn Sương
Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, người dân Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, vào rừng tìm cây bồ kết để hái quả, bán cho doanh nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm. Bồ kết ...
Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa “trở mình” thay màu lá. Sắc ...
Từ những ngày đầu tháng 8 đến nay, người dân sống lân cận các khu vực rừng phòng hộ ở huyện Hướng Hóa, nhất là ở xã Hướng Tân - nơi tập trung diện tích cây ...
Hướng Việt là một trong số địa phương có diện tích rừng trẩu nhiều nhất ở huyện Hướng Hóa. Những năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, ...
Trồng rừng được xác định là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tái sinh, phục hồi diện tích rừng tự nhiên. Trong đó, các loài cây thân gỗ lớn như: trẩu, ...
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ có tiền ...
Sau gần 2 tháng kể từ ngày UBND tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số 3458/UBND-KT ngày 14/7/2023 về việc rà soát, xử lý các trạm cân thu mua gỗ rừng trồng bất ...
Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện hàng chục điểm thu mua gỗ rừng trồng trái phép rồi xuất bán ra các tỉnh lân cận. ...
QTO - Thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội...
QTO - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho...
Tỉnh Quảng Trị vừa kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nước bạn Lào làm đoạn đường bên kia biên giới để tạo thuận lợi xuất nhập khẩu, thông thương hàng hóa trước thực trạng đoạn đường...
QTO - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh đẩy mạnh thời gian qua là các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội, hỗ...
QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...
QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...
QTO - Vụ hè- thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 37.018ha lúa. Hiện, diện tích lúa trà đầu đang ở giai đoạn làm đòng, trà chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh...
(QT) - Với nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm, thời gian qua người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã đầu tư phát triển mạnh diện tích nuôi tôm. Con tôm đã giúp...