Cập nhật:  GMT+7

Một gia đình người Vân Kiều hiến đất xây dựng trường học

Thời gian qua, phong trào hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng được nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Trị tích cực hưởng ứng, trong đó có những gia đình người dân tộc thiểu số đời sống còn khó khăn. Điển hình như gia đình chị Hồ Thị Manh (sinh năm 1987), ở bản Xà Lời, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh vừa hiến tặng hơn 250 m2 đất giúp Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô mở rộng điểm trường tại đây.

Một gia đình người Vân Kiều hiến đất xây dựng trường học

Chị Hồ Thị Manh thăm điểm trường mới được xây dựng trên mảnh đất gia đình mình hiến tặng -Ảnh: N.T

Trước đây, điểm trường bản Xà Lời, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô chỉ có tổng diện tích 450 m2 , với cơ sở vật chất gồm 2 phòng học và 1 phòng ăn tập thể nhưng đã xuống cấp. Đến đầu năm 2024, điểm trường này được cấp kinh phí đầu tư xây mới, mở rộng khuôn viên nhưng gặp trở ngại vì địa phương không còn quỹ đất.

Trong khu vực lân cận điểm trường, chỉ gia đình chị Manh có hơn 250 m2 đất. Đất này là tài sản lớn của gia đình để trồng lúa và các loại cây khác, cung cấp lương thực cho cả nhà gồm 6 nhân khẩu. Dù rất quý mảnh đất sản xuất, gia đình lại thuộc diện khó khăn, vừa mới thoát nghèo, nhưng hiểu lợi ích lâu dài của việc xây mới, mở rộng điểm trường Xà Lời, gia đình chị Manh đồng thuận hiến tặng toàn bộ diện tích đất phục vụ xây trường học.

Chị Manh chia sẻ: “Gia đình tôi sống ở đây lâu năm, thấy học sinh, giáo viên dạy và học tại điểm trường này ít phòng học, thêm nữa các phòng chưa kiên cố, chật hẹp nên mùa nắng, mùa mưa gì thầy trò cũng vất vả. Vì vậy, khi chính quyền xã Vĩnh Ô cùng ban giám hiệu nhà trường đến tuyên truyền, vận động rằng địa phương cần có thêm diện tích đất thì mới xây dựng lại được điểm trường, gia đình tôi hiểu và đồng ý. Có trường mới sau này con em bản làng sẽ có nơi học tập tốt hơn”.

Từ mảnh đất gia đình chị Manh hiến tặng cùng kinh phí được phân bổ gần 3,5 tỉ đồng, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô kịp thời thi công mở rộng và xây dựng mới điểm trường bản Xà Lời trên tổng diện tích 700 m2 với đầy đủ hệ thống phòng học, phòng hiệu bộ, sân chơi, nhà bếp, nhà ăn, phòng ngủ bán trú, nhà vệ sinh... đạt tiêu chuẩn. Dự kiến cuối tháng 9/2024, công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ tốt công tác dạy và học cũng như bán trú cho học sinh thuộc 2 bản Xà Lời, Xà Nin cùng giáo viên, nhân viên công tác tại điểm trường này.

Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô Nguyễn Văn Thông cho biết: “Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô có 3 điểm trường cách nhau 12 km, gồm: điểm trường trung tâm tại bản Xóm Mới, điểm trường bản Xà Lời và điểm trường bản Mít. Tổng số học sinh 150 em cùng 19 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Những năm qua, nhà trường rất phấn khởi khi cả 3 điểm trường từng bước được đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất ngày thêm khang trang, đồng bộ.

Đạt được kết quả này, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ các cấp, địa phương, đơn vị tài trợ phải kể đến đóng góp quan trọng của những hộ dân như gia đình chị Manh. Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 5/2024”.

Nguyễn Trang

Tin liên quan:
  • Một gia đình người Vân Kiều hiến đất xây dựng trường học
    2 anh em người Vân Kiều hiến đất mở đường

    Dù còn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đất là tài sản có giá trị lớn nhất, thế nhưng khi xã Vĩnh Ô có chủ trương mở đường dân sinh, đường phục vụ sản xuất, anh Hồ Văn Dinh (sinh năm 1984, ở Bản 4) cùng người em ruột Hồ Văn Sang (sinh năm 1993, ở Bản 3) vẫn sẵn lòng vì lợi ích chung, tự nguyện hiến đất để mở các con đường.

  • Một gia đình người Vân Kiều hiến đất xây dựng trường học
    Vợ chồng nghèo người Vân Kiều nhiều lần hiến đất

    Mới đây, trong lễ khởi công xây dựng điểm trường Ploang - Trường Tiểu học Thanh, vợ chồng bà Hồ Thị Nuông - ông Hồ Văn Mỹ (Pả Hơn) là người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ba Viêng, xã Thanh, huyện Hướng Hóa được chính quyền địa phương biểu dương vì đã hiến gần 200 m2 đất để xây dựng điểm trường. Đáng trân trọng, đây là lần thứ 3 gia đình bà Nuông hiến đất vì lợi ích cộng đồng.

  • Một gia đình người Vân Kiều hiến đất xây dựng trường học
    Hiến đất xây dựng quê hương

    Huyện Vĩnh Linh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM). Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM các địa phương trên địa bàn huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sức dân, đặc biệt người dân tự nguyện hiến đất, hiến tài sản để xây dựng công trình nên đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, huyện có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.


Nguyễn Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tận tụy làm công bộc của dân bản

Tận tụy làm công bộc của dân bản
2024-09-19 05:30:00

QTO - Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã có dịp đi về trên những bản làng vùng cao Quảng Trị, tiếp xúc với những người cán bộ cơ sở lặng thầm đóng góp...

“Thăm khám” cho cây xanh trong trường học

“Thăm khám” cho cây xanh trong trường học
2024-09-02 05:45:00

QTO - Cùng với học sinh cả nước, gần 180.000 học sinh Quảng Trị chuẩn bị bước vào năm học mới 2024-2025. Song song với công tác đảm bảo an toàn giao thông,...

“Tiếp sức” cho thân nhân liệt sĩ

“Tiếp sức” cho thân nhân liệt sĩ
2024-09-01 06:15:00

QTO - Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ trực thuộc Ban Quản lý nghĩa trang và đón tiếp thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Đây là địa...

Sôi nổi lễ hội “phá trằm” Trà Lộc

Sôi nổi lễ hội “phá trằm” Trà Lộc
2024-08-31 14:41:00

QTO - Sau tiếng trống khai hội của người đứng đầu làng Trà Lộc, hàng trăm người dân mang theo các ngư cụ lội xuống bùn ra giữa hồ để bắt cá trong Lễ hội...

Quay về đường sáng

Quay về đường sáng
2024-08-31 06:55:00

QTO - Anh Nguyễn Văn Thuần ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ, từng có quá khứ lầm lỗi. Sau khi chấp hành xong án phạt tù, được sự quan tâm, hỗ trợ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết