
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Năm học mới đã bắt đầu, những em bé rời trường mẫu giáo háo hức với ngày khai giảng để chính thức trở thành học sinh tiểu học. Những cô tú, cậu tú sau 12 năm đèn sách, háo hức bước vào giảng đường thành tân sinh viên. Những kỹ sư, cử nhân háo hức bước chân ra cuộc đời rộng lớn…Con đường học hành để trang bị tri thức, hành trang cần thiết như một lập trình cho mỗi người trên đường đời. Rồi sau đó, từ môi trường thực tiễn, những cử nhân, kỹ sư ấy sẽ thành thạc sĩ, tiến sĩ…với khát vọng cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Lý thuyết là thế, nhưng nói như cách nói của dân Nam Bộ là “nói dzậy mà hông phải dzậy”. Và cái điều “vậy mà không phải vậy” dường như ngày càng có nhiều dữ liệu để minh chứng hơn. Nhiều năm nay, khi chúng tôi đi tìm xét học bổng “Tiếp sức đến trường” cho các tân sinh viên, chứng kiến nỗ lực của các em để đến với cổng trường đại học quả là rất đáng khâm phục. Nhưng rồi không ít em trong số đó, sau khi ra trường vẫn chật vật đi kiếm việc làm, hoặc có việc làm nhưng lại không đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Đấy là chưa nói đến chuyện rất nhiều trường hợp ở nhiều địa phương khác sau khi học lên tới thạc sĩ lại quay về học lại trung cấp để dễ kiếm việc làm hơn. Và đáng nói điều đó không còn là chuyện hi hữu. Mà đại học bây giờ thì cứ gọi là “nhan nhản”. Chất lượng giáo dục đại học ở nhiều trường rất đáng báo động. Chính vì chất lượng đào tạo thấp nên lòng tin vào tấm bằng đại học của xã hội bị suy giảm. Và một khi tấm bằng đại học không đủ đảm bảo cho một việc làm, thế thì học tiếp để hy vọng có một văn bằng cao hơn là thạc sĩ là sự lựa chọn của không ít người. Để rồi khi có được tấm bằng thạc sĩ, tốn bao nhiêu thời gian công sức tiền bạc vẫn không thể có việc làm như ý và vòng luẩn quẩn lại quay về học nghề. Có lẽ chính vì đặt niềm tin quá lớn vào bằng cấp mà thời gian vừa qua chúng ta đã nghe những chuyện rất đau xót. Gần đây nhất là câu chuyện sẽ chạy được “bằng tiến sĩ giá 200 triệu đồng” cho một anh buôn gỗ” từ câu chuyện của một vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở Đại học Thái Nguyên khiến Bộ GD-ĐT đã vào cuộc đề nghị làm rõ. Dĩ nhiên đây là một chuyện cá biệt, nhưng những con số đưa ra về câu chuyện tiến sĩ lại không cá biệt chút nào. Theo con số thống kê, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam hẳn chúng ta không khỏi giật mình khi cả nước có 24.000 tiến sĩ (con số do Bộ Khoa học - Công nghệ đưa ra) trong đó chỉ 9.600 tiến sĩ đang giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, vậy trong số gần 15.000 tiến sĩ còn lại thì sao? Hai năm trước, một chuyên viên đối ngoại ở Học viện Hành chính Quốc gia đã thống kê rằng tính từ cấp hàm thứ trưởng trở lên, số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Còn nói đến số lượng công trình khoa học của các tiến sĩ ở Việt Nam thì có lẽ khỏi nhắc vì báo chí đã nói đến quá nhiều! Cụ thể như câu chuyện về những chiếc máy thiết thân với người nông dân như hái lạc, bóc bẹ ngô, hút bùn, máy cạo mủ sao su, thu hái cà phê...mà lâu nay ta vẫn nghe báo đài nhắc đến lại là những công trình sáng tạo hoàn toàn “made in nông dân” chứ không phải từ những học vị học hàm hay bằng cấp. Tôi chợt nhớ đến chuyến đi thăm làng nghề Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, nơi chuyên làm đồ chơi Trung thu là những ông tiến sĩ phết bằng giấy xanh đỏ để người lớn mua làm quà trung thu cho trẻ con đặt vào góc học tập của mình. Mỗi ngày các em cứ nhìn vào ông tiến sĩ giấy và nuôi giấc mơ. Giấc mơ ông cống, ông nghè đã được gieo vào đầu óc trẻ thơ qua bao nhiêu đời như thế, khiến ai cũng nuôi mộng con mình thành…tiến sĩ. Đến nỗi từ hai thế kỷ trước, cụ Nguyễn Khuyến phải ngậm ngùi trong một bài thơ: “ Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai/Cũng gọi ông nghè có kém ai/ Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng/Nét son điểm rõ mặt văn khôi/Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?/Cái giá khoa danh thế mới hời!/Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe/Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi ” ( Vịnh tiến sĩ giấy ). Mấy trăm năm trôi qua rồi, mùa tết trẻ con vẫn còn nhiều quà tặng nuôi lớn giấc mơ khoa bảng như vậy. Chả thấy ai nghĩ đến việc tặng con mình hình ảnh một anh công nhân, một đầu bếp, một người thợ điện...mà cứ phải là món đồ chơi “ông tiến sĩ giấy” ? Có ai biết rằng chỉ mới đây thôi, trên một tờ báo lớn đã đăng bài viết về câu chuyện một em học sinh giỏi cấp thành phố đã chọn con đường học nghề thay vì học tiếp vào cấp 3 (bài “Học sinh giỏi cấp thành phố đi học nghề”-báo Tuổi Trẻ số ra ngày 26-8-2014). Em học sinh lớp 9 ấy đã lý giải: “Nếu đi học trung cấp thì 3 năm rưỡi sau em đã tốt nghiệp và có bằng trung cấp y sĩ, có thể xin việc làm rồi sau đó em sẽ vừa đi làm, vừa đi học lên tới đại học. Còn nếu cứ đi học thì em phải thêm ba năm cấp 3, cộng thêm 5-6 năm đại học nữa mới có thể đi làm, mất gần 10 năm, vì thế tại sao lại không chọn con đường ngắn hơn”. Câu chuyện ấy khiến nhiều người chú ý, nhưng tôi tin chắc rất ít ông bố bà mẹ nào lại ủng hộ nếu con mình có lựa chọn như thế, bởi hình như mùa Trung thu tới, họ cũng muốn làm quà cho con mình một ông tiến sĩ phết giấy đỏ xanh và nuôi trong con mình giấc mơ khoa bảng, bởi cho đến bây giờ ai ai cũng nghĩ rằng: “Thạc sĩ còn chả ăn ai/nữa là trung cấp ở ngoài xa xôi”… LÊ ĐỨC DỤC
Một chàng trai quê ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, bằng những nỗ lực không ngừng đã vượt qua những giới hạn của bản thân để trở thành Phó ...
Với kinh nghiệm, kỹ năng, sự am hiểu về y học cổ truyền cùng phương thuốc gia truyền từ nhiều đời để lại, hơn 30 năm qua, ông Lê Văn Sơn (59 tuổi), ở thôn Thủy ...
Ở tuổi 84, tuy không còn khỏe mạnh, tinh anh như trước nhưng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) VŨ MẠNH THI vẫn nặng lòng với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Từ sự trăn ...
“Tôi tên thật là Huỳnh Công Út. Khi vào làm việc cho Hãng tin Associated Press (AP) thì người Mỹ không gọi được chữ “Huỳnh” nên từ đó, người ta gọi tôi là Nick ...
Thời điểm các bạn cùng trang lứa đang háo hức bước vào năm học mới 2024-2025 thì cũng là lúc em Nguyễn Thị Lan Phương, học sinh lớp 9A, Trường Tiểu học và THCS ...
Cũng thấm thoắt một thập kỷ rồi, những lúc rỗi rãi, một đồng nghiệp, một người em ở tận cùng vùng cực Bắc của Tổ quốc lại thường nhắn tin cho tôi, hỏi những ...
Hải Lăng là huyện phía Nam - một trong những địa bàn chiến lược quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Mảnh đất này có bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng ...
Học xong lớp 12, H.Nh.H. (sinh năm 2003), trú tại huyện Triệu Phong, háo hức chờ lệnh gọi nhập ngũ khi khám sức khỏe đạt yêu cầu. Thế nhưng trong phút chốc, sự ...
QTO - Ngày 30/4, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước....
QTO - Cách đây 50 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày...
(QT) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đặc biệt công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tạo ra giá trị...
(QT) - Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng được đề...
(QT) - Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn có 985 người được phát hiện nghiện ma túy. Trong đó, riêng khu vực biên giới có hơn 300 đối...
(QT) - Kê khai tài sản, thu nhập là một chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm minh bạch tài sản của cán bộ, công chức (CBCC), từ đó góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng....
(QT) - Cách đây vừa tròn 69 năm, tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã nhất tề vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính...
(QT) - Đến một số xã ở huyện Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị) nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên và băn khoăn khi chứng kiến những công trình nước sạch, nước tự chảy phục vụ sinh...