{title}
{publish}
{head}
Gần 20 năm dạy học ở miền núi, thầy giáo Nguyễn Hữu Trực, sinh năm 1983, hiện là giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú TH&THCS Ba Tầng, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa không quản ngại khó khăn, quyết tâm bám lớp, bám trường, miệt mài nắn nót cho các em từng nét chữ, dạy các em những bài học với tất cả yêu thương, trách nhiệm.
Thầy giáo Nguyễn Hữu Trực dạy các em học bài -Ảnh: TÚ LINH
Tốt nghiệp đại học năm 2006 chuyên ngành sư phạm giáo dục tiểu học, thầy Trực xung phong lên dạy học ở vùng khó khăn của các huyện Đakrông, Hướng Hóa. Từ năm 2010 đến nay, thầy là giáo viên dạy học tại điểm lẻ Măng Sông của Trường PTDT bán trú TH&THCS Ba Tầng, xã Ba Tầng.
Thời điểm ấy, đường đến điểm trường Măng Sông còn là đường đất. Vào mùa mưa lầy lội, muốn vào trường phải gửi xe ở nhà dân để đi bộ đến. Điểm trường chỉ có 4 phòng học, trong đó 2 phòng đã xuống cấp. Các giáo viên muốn gọi điện thoại thăm gia đình phải lên đồi cao mới tìm được vài điểm có sóng, nước để ăn uống sinh hoạt phải đi lấy từ khe suối.
Những gian nan, vất vả ấy đã từng bước được chính quyền và ngành giáo dục khắc phục để những điểm trường ngày càng tốt hơn. Thầy Trực hiện được giao nhiệm vụ phụ trách điểm trường Măng Sông. Đây là 1 trong 6 điểm lẻ của Trường PTDT bán trú TH&THCS Ba Tầng, cách điểm trường chính 15 km, là nơi cực Nam của huyện Hướng Hóa. Năm học 2024- 2025, điểm trường Măng Sông có 6 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 (trong đó có 2 lớp 2) với 146 học sinh.
Tuy được giao nhiệm vụ phụ trách điểm nhưng thầy Trực vẫn đứng lớp dạy học lớp 2 K. Hằng ngày, thầy cùng 5 giáo viên khác dạy chữ, dạy người cho học sinh thân yêu. Những ngày trời mưa lũ, học sinh nhà ở xa trường không có người đón về nên các em phải ở lại tại lớp. Vậy là thầy cùng các giáo viên nấu cơm; nếu hết gạo thì nấu mì tôm cho các em ăn để khỏi đứt bữa. Rồi kê bàn ghế, nhường chăn màn, tìm chỗ ấm cho học sinh ở lại đến khi không còn mưa lũ nữa, người nhà đến đón các em về.
Điểm trường Măng Sông là nơi học tập của con em 2 thôn Vầng và Măng Sông thuộc xã Ba Tầng, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Vân Kiều. Quanh năm người dân chỉ làm rẫy, trồng sắn, trồng lúa, thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Bản thân thầy cũng như các giáo viên ở điểm trường đều là những người công tác xa nhà. Tất cả đều ở lại ăn chung một bếp, ở tập thể. Ngày nghỉ cuối tuần các thầy tranh thủ về nhà mua thức ăn chuẩn bị cho cả tuần do không có chợ tại điểm trường. Vì vậy, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, thời tiết thuận lợi, các thầy làm thêm vườn rau để chủ động cải thiện bữa ăn vừa tạo cảnh quan môi trường.
Ngoài giờ dạy học, thầy Trực cùng các giáo viên luôn đến nhà từng người dân thăm hỏi, chia sẻ từng câu chuyện, tạo mối quan hệ gần gũi, Nhân dân tin tưởng, quý mến. Để gần dân, hiểu dân, thầy Trực tự học tiếng Vân Kiều và nói rất giỏi. Thầy thường xuyên tham gia các hoạt động tại địa phương như: cưới hỏi, lễ mừng lúa mới, cầu mưa; tư vấn giúp dân làm được nhiều việc trong phát triển KT-XH. Người dân yêu quý đặt cho thầy tên gọi Hồ Trực.
Gác lại các khó khăn trong cuộc sống gia đình, thầy Trực luôn nhiệt huyết với công việc, đối xử công bằng với tất cả học sinh nên được các em kính trọng, dân bản yêu mến. Thầy thương yêu, chăm sóc học sinh như con của mình, mua nhãn, bao nilon để bao bọc vở, sách cho học sinh; thầy còn mua sẵn hộp bút đề phòng em nào bị mất hoặc quên ở nhà để cho các em có viết, giúp tiết dạy và học được hiệu quả.
Để bồi dưỡng phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu ngoài việc áp dụng các biện pháp dạy học tích cực trên lớp, thầy còn tăng thời lượng dạy ngoài thời khóa biểu như dạy thêm tự nguyện, không thu tiền các em sau mỗi buổi học. Đặc biệt cùng giáo viên bộ môn dành thêm thời gian riêng vào các buổi tối để dạy tiếng Việt và Toán cho các em nắm vững kiến thức.
Hiện nay, Ba Tầng có nhiều thay đổi so với khi thầy Trực mới lên dạy học nhưng điều kiện KT-XH vùng này vẫn còn nhiều khó khăn. Hằng tuần, cứ chiều Chủ nhật là thầy tạm biệt vợ con, vượt quãng đường 120 km từ nhà đến trường bằng xe máy. Đường đi nhiều đồi dốc, nhiều đoạn xuống cấp, qua nhiều ngầm tràn thường bị ngập sâu vào mùa mưa lũ. Cơ sở vật chất dạy học tại điểm trường lẻ Măng Sông chỉ mới đáp ứng cơ bản, còn thiếu các phòng chức năng trang thiết bị hiện đại cũng như đồ dùng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thế nhưng, chưa một lần thầy chán nản với công việc của mình mà luôn nhiệt huyết, đam mê với nghề dạy học, miệt mài nắn nót cho các em từng nét chữ, dạy các em những bài học với tất cả yêu thương, trách nhiệm; mong học sinh cố gắng học hành nên người, mai sau trở về góp phần đổi thay bản làng. Vào mỗi dịp tết Trung thu, vào mùa đông hay tết Nguyên đán thầy luôn kết nối với bạn bè và người quen xin những món quà như thực phẩm thiết yếu; đồ dùng học tập, áo ấm, dép để tặng học sinh và người dân. Ngoài ra, thầy còn tham gia và làm tốt công tác dạy xóa mù chữ.
Mặc dù có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục miền núi nhưng thầy luôn khiêm tốn khi nói về mình. Gia tài thầy để lại là cùng đồng nghiệp dạy cho hàng nghìn học sinh người dân tộc thiểu số được học hành đàng hoàng, nắm vững kiến thức để tiếp tục học lên các cấp. Ghi nhận đóng góp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng thầy bằng khen và danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Nhiều năm liền thầy đạt thành tích giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện; 5 lần đạt chiến sĩ thi đua cơ sở...
Thầy Trực cho biết, mong muốn nhất của thầy là các học sinh của trường đều được đi học đến hết cấp THPT, sau đó thi vào các trường đại học, cao đẳng hoặc học nghề để có công việc ổn định. Đặc biệt mong cuộc sống của người dân ở vùng này ngày được khá lên để phụ huynh có thêm điều kiện quan tâm đầu tư cho con em mình học hành. Mong các cấp tiếp tục quan tâm hơn nữa, đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ việc dạy và học ngày thêm tốt hơn.
Tú Linh
QTO - Sau một năm thực hiện chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Vĩnh Linh phát huy hiệu quả thế mạnh trong công...
QTO - Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là câu chuyện của riêng ai. Chung tay bảo vệ môi trường, học sinh tỉnh Quảng Trị đã có nhiều cách làm hay,...
QTO - Tròn 8 năm gắn bó với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) A Vao, huyện Đakrông, thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Văn...
Sáng 19/11, Đoàn công tác Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân làm Trưởng đoàn đã tới trao hỗ trợ khắc phục...
QTO - Thời gian qua, thị trấn Cửa Tùng huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng...
QTO - Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 72/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp học đạt...
QTO - Trước thềm Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV, nhiều ý kiến tâm huyết đã được gửi gắm với niềm tin, kỳ vọng đại hội sẽ...
QTO - Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ về các chính sách liên quan đến bình đẳng giới (BĐG) và xây dựng tổ chức...
QTO - Khắc sâu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, cộng đồng các dân...
QTO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 31 xã, thị trấn với 20.999 hộ, 93.673 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh, gồm 2 cộng đồng dân tộc...
QTO - Họ có điểm chung là sẵn sàng lặn lội đến từng bản, làng heo hút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô...
QTO - Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của...