Cập nhật: Thứ 7, 07/04/2012 | 05:57 GMT+7

Mê trồng cây xanh

(QT) - Trong nhiều năm qua, một người đàn ông đã luống tuổi tự nguyện đưa hàng trăm cây xanh đến những nơi công cộng trong thôn, xã để tự tay trồng và chăm sóc... Ông là Nguyễn Văn Tân (61 tuổi) ở thôn Long Quang, xã Triệu Trạch (huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tự nguyện trồng cây Trong dịp về công tác ở Trường Tiểu học số 1 Triệu Trạch (huyện Triệu Phong), tôi khá bất ngờ trước khuôn viên sạch đẹp với nhiều cây xanh của ngôi trường này (vốn toạ lạc trên vùng cát trắng khô cằn). Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trường, cô Trần Thị Hải Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Triệu Trạch vui vẻ cho biết, sở dĩ có được cảnh quan như bây giờ, ngoài sự chung sức của tập thể giáo viên, các em học sinh và phụ huynh thì còn có công sức của ông Nguyễn Văn Tân.

Cây phượng đỏ ông Tân trồng ở đình làng cách đây 20 năm.

“Ông Tân lạ lắm, cách đây vài năm tự nhiên ông ấy mang đâu về mấy cây bàng, phượng trồng trong khuôn viên trường. Rồi tiếp sau đó là nhiều loại cây cảnh khác. Sau này, tôi được biết đó là cây do ông Tân cất công tìm mua, xin của người quen hoặc của gia đình ông. Không chỉ trồng cây mà ông Tân còn tự tay chăm sóc cây xanh tốt. Hầu như cây nào do ông Tân trồng, chăm sóc đều phát triển xanh tốt. Việc làm này đến giờ chúng tôi mới biết là ông Tân tự nguyện làm vậy. Và không chỉ ở trường của chúng tôi mà ông tự nguyện mang cây trồng ở nhiều nơi khác nữa” - cô Lý cho biết thêm. Sau mấy phút trò chuyện với cô Lý thì ông Nguyễn Văn Tân đến. Vừa đến nơi, ông đã nhanh chóng lấy xô mang nước tưới cho hai khóm tre vàng mà ông vừa mới trồng ở khuôn viên trường trước tết. Tranh thủ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, tôi trò chuyện với ông và điều khiến tôi bất ngờ hơn khi biết rằng, hơn 40 năm qua ông là cán bộ xã, trải qua nhiều chức vụ như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN xã Triệu Trạch... và ông vừa nghỉ hưu vào tháng 9/2011. Còn chuyện ông "mê" trồng cây xanh ở những nơi công cộng....đã có cách đây hơn 27 năm, lúc đó ông đang làm cán bộ xã. Hồi ấy, ông lọ mọ đạp xe lên tận Thành Cổ - Quảng Trị cũng như nhiều nơi khác bới những cây bàng, xà cừ, phượng non... mang về trồng. Cùng với sự chăm sóc, bón phân, tưới nước của ông, những cây xanh ông trồng giờ đây vươn cao xanh tốt. “Ở vùng cát trắng bạc màu này, trồng cây xanh đã khó và chăm sóc cho cây vươn cao xanh tốt còn khó gấp vạn lần. Nhiều lần, thấy bà con đi làm đồng về dưới cái nắng như đổ lửa, tôi thấy mình cần phải trồng thêm nhiều cây xanh để góp thêm bóng mát cho bà con trong thôn, trong xã ngồi nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng bức. Ngoài thời gian làm việc, tôi lại đi khắp nơi tìm kiếm cây xanh mang về ươm trồng. Nhiều người bảo tôi là người lo việc bao đồng, ăn cơm nhà lo việc thiên hạ, nhưng kệ, với tôi được làm công việc mà mình thấy hữu ích là tôi vui” - ông Tân tâm sự. Ông bảo rằng trong suốt mấy chục năm qua, ông đã trồng, chăm sóc hàng trăm cây xanh. Nhiều cây xanh ông trồng giờ đã toả bóng xanh mát ở các trường học, trạm y tế, sân đình, nhà thờ họ... “Cứ đều đặn mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, khi học sinh nghỉ học, ông Tân lại đến nhặt cỏ, tưới cho cây. Ông Tân thường xuyên chở phân xanh đến để cải tạo đất, rồi nhiều lần tự bỏ tiền để mua phân về bón cho cây. Ngoài việc trồng cây trong khuôn viên trường, nhiều việc làm của ông khiến chúng tôi xúc động, như hôm trước tết, thấy con đường đất đỏ dẫn vào trường gặp trời mưa nên rất lầy lội, chúng tôi đang có ý định đổ đất cho sạch. Thế nhưng chúng tôi chưa kịp làm thì một buổi chiều mưa rét, khi chúng tôi đang bận giảng dạy thì đã thấy ông Tân kéo xe chở đất đến để san lấp. Đến cuối buổi chiều, ông Tân một mình đổ được 14 xe đất" - cô Lý kể.

Đã nhiều năm nay ông Tân vẫn thầm lặng chăm sóc cây xanh tại xã Triệu Trạch.

Sau hôm đó, cô Lý cùng các giáo viên góp tiền lại mua quà cảm ơn ông nhưng ông từ chối. “Tôi thấy thương các cháu học sinh với thầy, cô giáo vất vả nên làm vậy chứ có gì đâu. Tôi không có tiền nhưng có sức, gắng giúp được gì thì giúp hết mình, thế thôi!” - ông Tân phân trần. Góp phần phủ xanh cho thôn, xóm... Sinh ra và lớn lên khi quê hương chìm trong khói bom chiến tranh, tuổi thơ của ông Nguyễn Văn Tân là những ngày sơ tán cùng bố mẹ. Năm 1972, (lúc ấy ông vừa tròn 21 tuổi) ông tham gia du kích địa phương cùng đồng đội chiến đấu trấn giữ chốt thép Long Quang. Chiến tranh đi qua, quê hương ông bị tàn phá nặng nề, không một gốc cây nào vẹn nguyên, nhìn trước, nhìn sau chỉ là bao la cát trắng.

Chăm sóc cây xanh là niềm vui của ông Tân.

“Những ngày sau chiến tranh, do bị tàn phá nặng nề nên vùng đất này trở nên tiêu điều, xơ xác. Bởi cây cối bị tàn phá nên những trận bão cát trở thành nỗi kinh hoàng của dân trong xã. Hồi ấy, việc sống được trên vùng cát trắng này còn khó chứ chưa nói gì đến việc ổn định sản xuất... Những ngày sau giải phóng, để ổn định đời sống, sản xuất không còn cách nào khác là cùng nhau góp sức phủ lại màu xanh bằng việc ra sức trồng rừng". - ông Tân kể lại. “Có lẽ những ngày cùng bà con trong xã đi trồng lại rừng đã hình thành trong tôi tâm nguyện trồng cây xanh. Như việc trồng cây xanh ở khuôn viên Trường Tiểu học số 1 Triệu Trạch là để các cháu học sinh được hưởng bóng mát, biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống tốt hơn. Thế hệ chúng tôi đã khổ rồi nên mong sao thế hệ cháu con sẽ được hưởng màu xanh yên bình, trong lành. Với lại đất đai ở đây cằn cỗi lắm, nếu mình không cải tạo bằng việc trồng cây thì đất ngày càng hoang hoá hơn. Ngày nào còn sức khỏe thì tôi sẽ tiếp tục trồng, chăm sóc nhiều cây xanh hơn nữa để góp chút gì đó cho quê hương”- ông Tân nói về tâm nguyện của mình. Sau cái bắt tay tiễn khách, ông Tân lại hì hụi mang nước tưới cho mấy cây xanh trong khuôn viên Trường Tiểu học số 1 Triệu Trạch. Tôi biết, ngày mai hay nhiều ngày sau nữa ông sẽ tiếp tục công việc trồng cây xanh lên vùng cát trắng quê ông, bởi đó là tâm nguyện của đời ông. Bài, ảnh: HIẾU GIANG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu nhập cao từ trồng bưởi da xanh
22:10 27/08/2024

Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng Phước, xã ...

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
8 giờ trước

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

Mênh mang chiều trở gió

Mênh mang chiều trở gió
2:16 sáng qua

QTO - Chiều nay, giữa mênh mang đôi bờ sông quê yên ả, những bông xuyến chi mỏng manh, bình dị đã vô tình đưa tôi trở lại thời ấu thơ trong trẻo, ngọt...

Lưu giữ “men ngàn”

Lưu giữ “men ngàn”
02:44 31/03/2012

(QT) - Ở huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị), những chiếc bếp nấu rượu cần của người Vân kiều đã tiếp tục đỏ lửa sau quãng thời gian nguội lạnh. Đây được xem là hình ảnh đẹp...

Người trả lại màu xanh cho đất

Người trả lại màu xanh cho đất
05:14 29/03/2012

(QT) - Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Các loại cây trồng, trong đó có cây sắn đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm...

Bắt cá trong “bóng tối”

Bắt cá trong “bóng tối”
04:12 24/03/2012

(QT) - Mặc dù bị mù bẩm sinh, nhưng hàng chục năm qua ông Lê Thanh Vận, (52 tuổi) ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng (huyện Hải Lăng) vẫn mưu sinh bằng nghề bắt cá ở sông Nhùng....

Hương đất Gio Mai

Hương đất Gio Mai
05:58 23/03/2012

(QT) - Cũng giống như bao làng quê thân thuộc trên dải đất hình chữ S có bến nước sân đình, có thửa ruộng bờ tre, xã Gio Mai, huyện Gio Linh (Quảng Trị) nằm yên bình bên dòng...

“Bí mật” đôi khuyên tai

“Bí mật” đôi khuyên tai
01:45 17/03/2012

(QT) - Đôi khuyên tai là vật trang sức không thể thiếu của người phụ nữ Vân kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) trong các dịp lễ hội. Ít người biết...

Thời tiết

22°C - 29°C
Có mây, không mưa
  • 23°C - 30°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long