Cập nhật: Thứ 6, 23/03/2012 | 12:58 GMT+7

Hương đất Gio Mai

(QT) - Cũng giống như bao làng quê thân thuộc trên dải đất hình chữ S có bến nước sân đình, có thửa ruộng bờ tre, xã Gio Mai, huyện Gio Linh (Quảng Trị) nằm yên bình bên dòng Hiếu Giang trước lúc đổ ra biển cả. Như thừa hưởng được phong vận, tiết khí của đất trời, người dân Gio Mai không chỉ tràn đầy dũng khí đánh giặc mà còn mến chuộng văn chương, học vấn. Tuổi thơ tôi đã không ít lần băng vào lòi Mai Xá Chánh, nơi nho sinh Trương Quang Dự cùng các sĩ tử trong làng đã dựng nên Văn Thánh vào năm 1910 để nguyện cầu đỗ đạt và tôn vinh những người học rộng tài cao. Các cụ kể lại rằng; ngày trước cạnh Văn Thánh có một cây trầm nguyên sinh toả bóng. Mỗi khi làng làm lễ “khuyến học” tại Văn Thánh, hương nhựa trầm xông lên ngào ngạt, lan toả cốt cách, chí khí của hương đất Gio Mai. Mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau, tôi và anh Lê Vĩnh Nhiên (Đài PTTH tỉnh), chị Trương Thị Bé (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) không quên nhắc lại những tháng ngày cùng nhau cuốc bộ lên Gio Linh theo đuổi sự học. Hầu hết con em Gio Mai lúc đó nhà rất nghèo nên không đủ tiền mua xe đạp (nếu có xe cũng chưa hẳn sử dụng được vì đường sá gập ghềnh) nên ngày ngày chúng tôi phải vượt qua trảng cát dài gần chục cây số để theo học cấp 3 trường huyện.

Trường tiểu học Gio Mai, nơi ươm mầm tài năng cho quê hương Gio Mai.

Mùa hè nắng đổ lửa, cát trắng nóng như rang phổng bàn chân, mùa đông mưa gió xé tan tành từng chiếc ni-lon mỏng dính. Đôi dép kẹp vào nách, cuốn vở trong tay, bước chân trần vục sâu trong cát trắng nhưng miệng lẩm nhẩm ôn bài trước khi vào lớp. Vất vả là thế nhưng chúng tôi không ai bỏ học giữa chừng, cố sức thi đỗ vào đại học để khỏi hổ thẹn với danh tiếng quê hương. Lâu nay người dân Gio Mai không nể phục nhau chuyện giàu có, chức quyền mà chỉ kính trọng nhau về những tấm bằng đại học giữa các gia đình, dòng họ. Chuyện học hành, thi cử là đề tài muôn thuở tại vùng quê nghèo này. Ông Trương Hữu Trường, một cán bộ lão thành ở Gio Mai giở cho tôi xem tài liệu của 13 họ tộc, riêng làng Mai Xá Chánh, trong đó mỗi họ tộc đều có bảng thống kê trình độ dân trí của con em mình, số con em đỗ đạt đại học, cao đẳng hàng năm... Nếu tính trong ba làng của xã Gio Mai gồm Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị và Lâm Xuân thì làng Mai Xá Chánh nổi tiếng nhất. Làng có 3.700 nhân khẩu, thì có hơn 800 cán bộ các cấp, ngành (không kể người đã nghỉ hưu) có trình độ đại học và trên đại học. Riêng dòng họ Bùi ở làng Mai Xá Chánh có 297 người tốt nghiệp đại học, 15 người có trình độ thạc sĩ, 5 giáo sư và tiến sĩ. Luôn tự hào về truyền thống của tiền nhân, các gia đình ở Gio Mai ai cũng quyết tâm đưa con em mình bước vào cổng trường đại học. Đó là các gia đình như ông Trương Quang Giáo ở thôn Mai Xá Chánh có sáu người con đã tốt nghiệp đại học, nếu tính thêm dâu rể và cháu thì nhà ông Giáo có đến 16 người có trình độ đại học. Một niềm vinh dự, một tiếng thơm còn sang trọng và cao quý hơn bạc vàng châu báu. Dịp này trở lại Gio Mai, chúng tôi được giới thiệu về gia đình điển hình vượt khó thành đạt Cao Quốc Lập ở thôn Lâm Xuân. Nhà có 6 đứa con thì 5 đứa đã và đang theo học đại học, cao đẳng, đứa còn lại đang học lớp 12. Ông Lập trước đây tham gia du kích xã, năm 1980 lập gia đình rồi làm cán bộ xã nay đang làm Bí thư chi bộ thôn Lâm Xuân.

Ông Cao Quốc Lập (người đứng) giới thiệu về thành tích học tập của các con.

Nhìn tấm thân gầy guộc trong ngôi nhà còn dở dang mà ông Lập tích cóp, dành dụm gần suốt cả đời người mới có được, tôi nhận ra ở ông một nghị lực phi thường. Bởi nếu không có nghị lực và sức chịu đựng bền bỉ thì vợ chồng ông khó mà vượt qua được một chặng đường đời đầy gian nan. Nhà nghèo, đông con và hai vợ chồng luôn đau yếu nhưng ông Lập quyết tâm lo cho đàn con theo đuổi sự học. Ông tâm sự: “Do mình thất học nên muốn con mình phải học lấy kiến thức. Gia đình làm hơn một mẩu ruộng, kết hợp với chăn nuôi, nguồn thu nhập chỉ trông chờ có vậy nhưng tôi đã không ngần ngại đi vay tiền để chu cấp cho con. Thật may gia đình luôn gặp được người tốt giúp đỡ. Tôi nhớ nhất lần con bé đang học ở Đại học Nông- Lâm Huế đau ruột thừa phải mổ gấp. Khi nhận được tin, nhà không còn một hạt gạo, nhìn trước ngó sau chỉ có được đàn gà hơn chục con là có giá trị nhất nhưng lúc đó bán cũng chưa ai mua. Tôi chạy vạy mượn bà con chòm xóm một ít tiền dắt lưng cuốc bộ lên Đông Hà rồi theo tàu vào Huế với con. Nhưng khi vào đến nơi thì con tôi đã mổ xong. Hỏi ra mới biết có đứa bạn học của cháu đứng ra ký xác nhận phía người nhà và lo viện phí cho bạn phẫu thuật. Ân nghĩa đó bây giờ làm sao quên”. Hiện tại con cái của ông Lập đã học hành đỗ đạt. Con trai đầu là Cao Trí Luận sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế xin vào làm việc ở Cục đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh, con thứ 2 học Đại học Quân sự hiện giờ là thượng uý công tác ở BCH Quân sự tỉnh. Bây giờ ông Lập đã vơi bớt nhọc nhằn vì đã có mấy người con trưởng thành phụ giúp. Tiếp nối truyền thống gia đình, đứa lớn thành đạt tiếp tục dìu dắt đứa sau, các con của ông Lập đã cơ bản hoàn tất việc học hành, tìm kiếm được việc làm và có thu nhập ổn định. Dẫn tôi dạo quanh khu vườn có luống rau, ao cá và ngổn ngang vật liệu, khuôn mặt ông Lập cứ rạng ngời trong nắng trưa. Tôi nhận ra sự mãn nguyện, niềm vui của một người lính từ chỗ nghèo khó, đông con đã nỗ lực vươn lên nay đã thoát nghèo và con cái thành đạt. Nhờ vào thành tích đó mà gia đình ông Cao Quốc Lập đã vinh dự được Hội Khuyến học huyện Gio Linh tặng danh hiệu “Gia đình hiếu học”, bản thân ông được nhận nhiều bằng khen, giấy khen. Ông Nguyễn Xuân Hoà, Chủ tịch UBMTTQVN kiêm Chủ tịch Hội khuyến học xã Gio Mai kể cho tôi nghe câu chuyện vui. Năm trước thầy hiệu trưởng Trường THCS xã Gio Mai đi dự hội nghị ở tỉnh. Lúc bên ngoài hành lang nhiều thầy cô hỏi đến thành tích của Trường THCS Gio Mai, thầy hiệu trưởng bình thản trả lời: “Năm qua, Gio Mai có 10 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn”. Tất cả thầy cô ai cũng trố mắt ngạc nhiên tưởng đâu nghe nhầm, vậy nhưng đó là chuyện có thật ở Gio Mai. Ông Hoà cho biết thêm hàng năm xã có khoảng 20 học sinh thi đỗ vào các trường đại học chính quy, không kể các hệ ngoài công lập. Để kịp thời động viên, khích lệ con em địa phương, xã đã thành lập quỹ khuyến học để khen thưởng hàng năm. Đến nay xã đã xây dựng 12 dòng họ khuyến học, 100% thôn, khu dân cư, trường học có ban khuyến học; tỷ lệ gia đình hiếu học ở địa phương đạt 35%. Khi nhắc đến chuyện học hành và thành đạt, người dân Gio Mai không quên tự hào về GS.TS Lê Văn Huy, 36 tuổi, một người con của làng Mai Xá Chánh, hiện đang sống, làm việc tại Texas, Mỹ là người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và khám phá ra hệ thống “Bộ nhạy cảm thông minh” sử dụng trong động cơ trực thăng. Huy là thành viên hội Quang học quốc tế với hơn 20 phát minh khoa học có giá trị. Chiều muộn, nắng rọi chiếu ngôi đình làng đổ bóng xuống dòng nước trong xanh. Tôi cùng ông Trương Hữu Quý, một “nhà thơ làng” bâng khuâng trên đường lên Văn Thánh, lần theo dấu tích “bóng cũ người xưa”, khó khăn lắm mới tìm thấy những miếng gạch phủ đầy rêu phong. Vật đổi sao dời, thời gian tán tụ nhưng vẫn hiện ra sắc nâu hồng được nung đúc từ ý chí ông cha. Dẫu chưa phục chế nhưng Văn Thánh vẫn được người làng Mai gìn giữ. Đó là “Mai cốt cách” (Nguyễn Du), là khí chất của đất Gio Mai luôn ngát hương. Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

5 gương mặt văn chương làng Mai Xá
08:07 01/10/2024

Với nhiều người dân Quảng Trị, làng Mai Xá là một địa danh quen thuộc, một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hóa xưa, nay ...

Tưng bừng Lễ hội Đua thuyền làng Mai Xá
10:05 25/01/2023

Đến hẹn lại lên, sáng nay 25/1 (tức mồng 4 xuân Quý Mão - 2023), làng Mai Xá Chánh cùng  thôn Mai Xá và khu dân cư Mai Hà long trọng tổ chức Lễ hội Đua ...

Tấm lòng của vị chủ tịch kháng chiến
21:13 02/09/2022

Ông Trương Quang Phiên, người làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, từng có thời gian dài giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Trị ...

Chèo cạn làng Tùng Luật có nguy cơ mai một
21:41 10/02/2023

Làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, là cái nôi sinh ra điệu chèo cạn, một sinh hoạt văn hóa dân gian để cầu mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió ...

Lời nhắn gửi từ ngôi làng nhỏ Tân Minh
22:20 15/12/2024

Để góp vào nội dung kịch bản một dự án phim truyền hình về sức trường tồn của những làng quê Việt, tôi có dịp về lại thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. ...

E - Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân
02:48 27/01/2025

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh ...

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
2:19 sáng Thứ 6

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

“Bí mật” đôi khuyên tai

“Bí mật” đôi khuyên tai
01:45 17/03/2012

(QT) - Đôi khuyên tai là vật trang sức không thể thiếu của người phụ nữ Vân kiều, Pa kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) trong các dịp lễ hội. Ít người biết...

Trường Sơn một dải (Kỳ cuối)

Trường Sơn một dải (Kỳ cuối)
05:17 13/03/2012

(QT) - Dải Trường Sơn kéo dài từ Nghệ An tới tận cực nam Trung bộ, gồm nhiều dãy núi nhỏ ở Bắc Trung bộ, các khối núi cao nguyên ở Nam Trung bộ. Núi rừng Trường Sơn khu vực...

Trường Sơn một dải (Kỳ 3)

Trường Sơn một dải (Kỳ 3)
03:28 12/03/2012

(QT) - Dải Trường Sơn kéo dài từ Nghệ An tới tận cực nam Trung bộ, gồm nhiều dãy núi nhỏ ở Bắc Trung bộ, các khối núi cao nguyên ở Nam Trung bộ. Núi rừng Trường Sơn khu vực...

Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Nữ tướng Nguyễn Thị Định
21:12 10/03/2012

(QT) - Đầu tháng 1/1975, trước Tết Ất Mão hơn một tháng, hoa đào Hà Nội đã bắt đầu nở, chín anh em phóng viên chúng tôi được mời lên gặp Ban biên tập Báo Quân đội nhân dân....

Thông điệp hòa bình từ “câu chuyện chiến tranh”

Thông điệp hòa bình từ “câu chuyện chiến tranh”
23:50 09/03/2012

(QT) - Cùng với các đồng sự của mình, cựu binh Mỹ Ron Osgood đã nhiều lần quay lại Việt Nam để gặp gỡ các nhân chứng chiến tranh. Tất cả chỉ để thực hiện ước vọng lớn nhất của...

Trường Sơn một dải (Kỳ 2)

Trường Sơn một dải (Kỳ 2)
05:03 09/03/2012

(QT) - Dải Trường Sơn kéo dài từ Nghệ An tới tận cực nam Trung bộ, gồm nhiều dãy núi nhỏ ở Bắc Trung bộ, các khối núi cao nguyên ở Nam Trung bộ. Núi rừng Trường Sơn khu vực...

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long