{title}
{publish}
{head}
Có lẽ không có lớp học nào đặc biệt đến thế. Lẽ thường lớp học phải ồn ào, phải có tiếng đọc bài rôm rã của các cô cậu học trò và tiếng giảng bài của giáo viên. Thế nhưng đến với lớp học này người ta chỉ thấy những "tiếng" tập đọc ú ớ với đôi bàn tay và những con mắt hồn nhiên tìm đến con chữ của nhiều thế hệ. Trong lớp học đó có cả ba thế hệ cùng học một chương trình đơn giản nhất. Họ được tiếp cận tri thức qua những cử chỉ của đôi tay cô giáo- lớp học bằng "thủ ngữ" (cử chỉ). * Lớp học đặc biệt của cô giáo Oanh Chiến tranh và những mất mát đau thương làm quặn lòng bao thế hệ người dân Quảng Trị. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nó chỉ còn là những câu chuyện của người đi trước kể lại trong những trưa hè với cơn gió Lào nóng nực. Nhưng những "vết tích" của nó để lại trên người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hải Lăng, Quảng Trị thì vẫn mãi còn. Cảm thông với nỗi đau đè nặng trên cuộc đời của bao thân phận người dân, năm 2003, với sự giúp đỡ của Cộng hòa Pháp, Dự án "Tầm nhìn Thế giới" chính thức đầu tư vào các huyện, thị xã ở tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, dự án đã thực hiện mở lớp dạy "thủ ngữ" tại các xã Hải Thọ, Hải Trường, Hải Dương... thuộc huyện Hải Lăng nhằm giúp đỡ những số phận thiếu may mắn. Lớp học dạy bằng ngôn ngữ cử chỉ dành cho người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ đầu tiên ở Quảng Trị ra đời làm dịu đi những nỗi đau. Trường lớp đã có, còn người đứng dạy tìm đâu ra? Trong lúc chưa tìm được người "cắm" lớp, một cô giáo đang là giáo viên giảng dạy các lớp bình thường tình nguyện xin giảng dạy với chút ít hiểu biết của mình. Cô là Nguyễn Thị Thục Oanh. Sau khi nhận lớp, cô được "Tầm nhìn Thế giới" cho đi bồi dưỡng lớp "thủ ngữ" ở Hà Nội, dành cho giáo viên bản địa lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đợt này cả nước chỉ có 18 người được theo học. Cũng từ đây niềm say mê với ngôn ngữ cử chỉ ngấm dần trong cô. "Nộp đơn xin chuyển công tác về giảng dạy tại trường khuyết tật nhiều đồng nghiệp đã cho tôi là con "khùng". Công việc biết gì đâu mà dạy, lại về đứng lớp ở quê nữa chứ", cô giáo Oanh nhớ lại. Để hoàn thành nhiệm vụ của một nhà giáo khó một thì việc dạy cho những học trò câm điếc của mình lại khó gấp vạn lần. Nhiều hôm cô đã chạnh lòng nghĩ đến những câu nói của bạn bè khi "khăn gói" rời trường: "Phải chăng mình khùng thật?". Thế nhưng, nhiệt huyết và lòng yêu thương những học trò bất hạnh đã thôi thúc cô phải vượt qua khó khăn để đứng lớp. Hàng đêm cô thao thức với từng trang giáo án "đặc biệt". Mẹ cô giáo Oanh móm mém kể: "Nhiều người hàng xóm gần nhà tui cứ xôn xao, khi thấy nó có những biểu hiện bất thường. Vì cứ rảnh rỗi một tí là nó lại khua tay múa chân". Từ đây cô "tân trang" lại kiến thức của mình vì cách dạy bằng "thủ ngữ" là hoàn toàn mới mẻ. Không chỉ là nhiệm vụ nghề nghiệp nữa mà còn lại sự thương yêu và đồng cảm với những "cô cậu" học trò bằng tuổi ba mẹ mình. * Lớp học của ba thế hệ Trong cái nóng nực của tiết trời Quảng Trị, cái lớp học nhỏ có 30 "học trò" (18 người 40-65 tuổi, 12 người từ 7-38 tuổi) vốn đặc biệt với cách giảng dạy lại càng đặc biệt hơn, khi có cả ba thế hệ cùng ngồi trong một căn phòng. Nhiều người trong họ vừa là phụ huynh, lại vừa là học trò của lớp học, trình độ học vấn của bậc "phụ huynh" cũng mới ngang bằng các con mình.
Một lớp học ở Hải Lăng -Ảnh: H.T.S (ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Đến hẹn lại lên, từ 2 năm nay, vào mỗi dịp nghỉ hè, các lớp học do Đoàn cơ sở Phường 4, TP. Đông Hà tổ chức lại rộn vang tiếng cười nói của các em học sinh. ...
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê được bao phủ bởi màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng và tiếng gió vi vu thổi qua đại ngàn bao mùa mưa nắng, cô bé người dân ...
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là giai đoạn cuối 1965 - 1967, để con em của 92 hộ dân sống dưới lòng địa đạo Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh ...
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), giáo viên và học sinh thuộc mô hình lớp ghép ...
Gắn bó với học sinh ở Hướng Hóa khá lâu năm nên thầy Võ Chiến Thuật, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THCS Khe Sanh luôn trăn trở làm thế nào để góp phần ...
Vượt qua bao gian nan vất vả, nhiều giáo viên công tác ở những địa bàn vùng khó đang dốc bầu nhiệt huyết thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Họ chính là thầy, cô ...
Ngoài giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, nhiều năm nay, cô Phan Thị Hạnh (sinh năm 1970) còn miệt mài đến các lớp học không bảng đen, phấn trắng để ...
Những sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Huế đã từng được học thầy Nguyễn Đình Thảng, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, dạy môn Hán văn ...
QTO - Người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông dành nhiều tình cảm yêu mến đối với Trung tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng Công an thị trấn. Bởi anh không chỉ...
QTO - Vượt qua nhiều dự án ấn tượng của những bạn trẻ đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, sản phẩm do NGUYỄN MINH ĐÌNH THIÊN và NGUYỄN THỊ HOÀI AN,...
Thực ra, Đại uý CSND Nguyễn Cao Tiến ra đi chưa lâu, nhưng những tư liệu về anh thật ít ỏi. Cái còn đọng lại rõ ràng nhất trong tâm khảm của đồng đội và nhân dân địa phương đối...
Nhằm tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá đã đầu tư 4.414 triệu đồng xây dựng kiến trúc cảnh quan vỉa hè (đoạn QL 9 đi qua thị trấn Khe Sanh)...
Là trung tâm huyện Hướng Hoá, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh và trải dọc trên trục Quốc lộ 9 nối Việt Nam- Lào, thị trấn Khe Sanh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát...
LTS: Báo Quảng Trị các số từ 2672 đến 2677 đăng loạt bài: "Ngổn ngang trên đất Thành Cổ" phản ánh về những bất cập trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thị xã Quảng Trị. Trở...
* UBND tỉnh đã có công văn số 1780/UBND-VX ngày 17/7/2008 do đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký về việc tăng cường công tác phòng chống đuối nước trẻ em. Nội...
Tôi tình cờ được biết ông qua câu chuyện của một người quen, người ấy với ông vừa là đồng đội, vừa là ân nhân; tôi lại tình cờ nghe một người bán nước dạo kể về ông, bà là một...