{title}
{publish}
{head}
(QT) - Năm nay 92 tuổi, vẫn giữ thói quen chơi đàn ghi ta mỗi ngày, trí nhớ vẫn minh mẫn khi nhắc lại những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, ông Hoàng Hải Nam, ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong là một nhân vật đặc biệt trong số những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 65 năm trước.
Ông Hoàng Hải Nam vui thú tuổi già với thói quen chơi ghi ta và hát |
Là cậu bé sáng dạ, thông minh, từ nhỏ Hoàng Hải Nam đã được cha mẹ cho đi học. Bố của Nam là người sớm giác ngộ cách mạng, tham gia biểu tình đòi giảm sưu thuế trước Cách mạng Tháng Tám, bị giặc bắt, cầm tù và tra tấn cho đến chết, năm đó ông mới 37 tuổi và cậu bé Nam chỉ mới 11 tuổi. Ngay sau khi đỗ tốt nghiệp sơ học yếu lược, cùng với thời điểm toàn dân sôi sục chuẩn bị giành chính quyền, Hoàng Hải Nam hăng hái cùng dân làng lên thị xã Quảng Trị biểu tình, đó là vào tháng 8/1945. Ông tự hào mình là người con của xã Phong Giạ (nay là xã Triệu Độ), huyện Triệu Phong, xã đầu tiên thành lập chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám. Chủ tịch Ủy ban hành chính xã đầu tiên của xã Phong Giạ đã gọi ông Nam lên làm thư kí cho Ủy ban hành chính kháng chiến xã. “Tôi mới lên xã phụ việc thì diễn ra sự kiện Tuần lễ vàng bắt đầu từ ngày 4/9/1945 khuyến khích người dân đóng góp ngân sách quốc gia do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhằm tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Cùng lúc đó có phong trào kêu gọi thanh niên tham gia đội cảm tử quân, tôi liền đăng kí tham gia với tâm nguyện mình không có tiền của thì đóng góp sức trẻ cầm súng lên đường cứu nước. Tôi còn nhớ, khi thấy tôi ghi tên tình nguyện tham gia cảm tử quân, ông Chủ tịch xã ngần ngừ hỏi: “Cháu không sợ chết hay sao?” Tôi nói: “Nếu phải chết vì sự sống cho đồng bào thì cháu không sợ”. Ông cười và nói: “Vậy chú sẽ làm lễ truy điệu sống cho cháu trước khi lên đường”.
Ngày 10/7/1946 , tại đình làng Gia Độ, chính quyền xã, dân làng đã long trọng làm lễ tiễn đưa hai thanh niên là ông Hoàng Hải Nam và ông Nguyễn Nam Hải gia nhập đội cảm tử quân Lê Hồng Phong đầu tiên ở Quảng Trị, đồng thời làm lễ truy điệu sống cho hai người với đầy đủ nghi thức. “Tên thật của tôi là Hoàng Bá Nam, khi đó cùng đăng kí vào cảm tử quân có thêm anh Nguyễn Văn Hải, tôi và anh Hải thống nhất lấy tên của nhau làm tên đệm của mình, đổi thành Hoàng Hải Nam và Nguyễn Nam Hải, thề nguyền cùng sống chết bên nhau”, ông Nam nhớ như in giây phút cùng đồng đội được làm lễ truy điệu sống trước khi lên đường làm nhiệm vụ.
Hai người lên thị xã Quảng Trị nhập vào đội cảm tử quân, được huấn luyện khoảng 5-6 tháng các môn võ và bước vào cuộc chiến đấu. Ông Nam và đồng đội đã tổ chức nhiều trận đánh cảm tử gây tiếng vang từ Khe Sanh, Ái Tử đến Thừa Thiên - Huế. Ông Nam kể, chỉ huy phân công ông Nguyễn Nam Hải đánh ở thành phố Huế vì ông Hải là người thông thạo địa bàn thành phố hơn ông. Vào một chiều năm 1947, ông Nam hay tin Nguyễn Nam Hải đã hi sinh trong lúc ôm bom đánh một căn cứ giặc ở thành phố Huế. Cũng lúc đó, ông nhận nhiệm vụ, có một đoàn xe chở lính lê dương từ Lào về Việt Nam qua Quốc lộ 9, bằng mọi giá phải ngăn chặn chuyến chi viện này của giặc. Ông Nam cùng 6 người quyết định chọn cầu Đầu Mầu, vị trí xung yếu trên tuyến đường để đánh bom cảm tử. Sau khi giật bom phát nổ, chặt đứt đường tiếp viện của giặc với ba chiếc xe chở lính lê dương bị hất xuống sông, ông Nam bị thương nặng ở chân. Nén cơn đau, ông lần theo đường rừng, mất mấy ngày trời vừa lết vừa bò từ Đầu Mầu về đến Cùa, Cam Lộ, nhờ người dân tìm đường đưa về bệnh viện dã chiến để điều trị. Sau gần 5 tháng điều trị vết thương, ông Nam được bệnh viện đề xuất đưa về trại thương binh vì chân phải của ông không co duỗi được, phải dùng nạng. Ông Nam kể: “Khi được cấp trên đề xuất cho về trại thương binh, tôi suy nghĩ rất nhiều và xin học một nghề nào đó, không muốn trở thành người tàn phế là gánh nặng cho nhà nước. Thấy tôi có nguyện vọng, cấp trên đã gửi tôi học việc ở nhà in sách báo ở Nghệ An. Tôi ở đó được hai năm, học nghề rồi làm nghề, được trả lương đàng hoàng. May mắn là với công việc ở nhà in, vận động chân tay nhiều nên đến một ngày chân phải của tôi đã co duỗi được bình thường, tôi mừng lắm. Năm 1952, tôi quyết định xin quay trở lại tham gia quân đội”.
Được bổ sung vào Đại đội 62, tiểu đoàn 80, Trung đoàn 36, Đại đoàn Quân tiên phong (Sư đoàn 380) hành quân ra Bắc, ông Nam tiếp tục với những trận đánh ác liệt trong các chiến dịch: Hòa Bình, Trung Du, Tây Bắc, hành quân qua Trung Lào, Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa… Chiến dịch Điện Biên Phủ chính là giai đoạn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông Nam. Năm 1954, đơn vị của ông được điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của ông là dùng bộc phá phá hàng rào, lô cốt để mở đường cho bộ đội đánh chiếm các đồn bốt của địch. Khi đánh đồn, đơn vị thường có vài cảm tử quân, mỗi người ôm một quả bộc phá chừng 25-30 kg, người trước lao lên khai hỏa dây cháy chậm xong thụt lùi 5-7 mét, nằm sấp xuống đất, người sau thấy ánh chớp lóe lên là phải lập tức lao lên. Chỉ cần chậm vài giây là hoặc hi sinh, hoặc là bị địch phản kích ngay. Sau khi đánh chiếm đồi Bản Kéo, đơn vị ông được lệnh phối hợp cùng các lực lượng tiếp tục đánh vào đồi A1, cứ điểm trọng yếu của trung tâm chỉ huy của địch. Trận chiến diễn ra ác liệt, hai bên giành nhau từng tấc đất, đơn vị ông thương vong gần nửa quân số. Ông nhớ lại, trước khi tiến đánh phải đào hầm hai ba tháng trời, gian khổ không kể hết. Khi đánh đến lô cốt thứ hai, sức ép của bom, đạn pháo địch làm ông ngất đi, nhưng chỉ sau vài phút choàng tỉnh, thấy đồng đội bị thương, ông liền ôm bộc pháo lao lên đánh sập lô cốt thứ ba, mở đường cho quân ta tiến vào sào huyệt địch, chứng kiến giây phút lịch sử tổ của ông Tạ Quang Luật bắt sống tướng Đờ Cát- xtơ-ri ra khỏi hầm chỉ huy trong niềm vui vỡ òa.
Ngày 9/10/1954, ông Nam vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Ngày 10/10/1954, ông cùng đồng đội góp mặt trong đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Năm 1961, sau lần kiểm tra sức khỏe không đủ điều kiện để vào Nam chiến đấu, ông Nam được phân công về Trường đào tạo sĩ quan pháo binh, Trường Văn hóa quân đội cho đến ngày đất nước hòa bình.
“Năm 1975, sau ba mươi năm biền biệt quê hương, gia đình người thân đã thờ cúng mình như liệt sĩ, chờ ngày quê hương giải phóng tôi mới quay trở về thăm gia đình được. Không liên lạc, không báo tin vì không muốn mẹ già và người thân ở nhà liên lụy khi có con em tham gia cách mạng. Mẹ con ôm nhau khóc cạn nước mắt vì mừng tủi. Mẹ tôi từ nay đã bớt đi một nén nhang thắp cho con trai trên bàn thờ, vơi bớt nỗi đau chồng chất trong lòng khi cả chồng và con trai đầu đều đã hi sinh cho quê hương, đất nước”, ông Nam dạo ngón đàn ghi ta, cất giọng da diết: “Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về, mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê…”. Bài hát gợi nhiều tâm tư của người lính già đã từng vào sinh ra tử qua bao cuộc chiến trường kì, giờ trở về vui thú điền viên ở quê nhà, sum vầy cùng cháu con.
Thanh Trúc
Tròn 70 năm sau Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, những ký ức về một thời “mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” đầy khí thế vẫn ...
VOV.VN - Chiều 7/5, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - chiến dịch Điện Biên Phủ toàn ...
VOV.VN - Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Pháp. Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong là lực lượng ...
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), sáng nay 23/4, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng đến thăm hỏi, tri ân các ...
Ở mặt trận Điện Biện Phủ 70 năm trước, các nhà báo, với tinh thần của người trong cuộc đã thể hiện sinh động bản lĩnh, trí tuệ và lẽ sống của những chiến sĩ ...
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), sáng nay 22/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đã đến ...
Câu chuyện “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” sau gần nửa thế kỷ vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người dân Vĩnh Linh. Sau khi sông Bến Hải được chọn làm ranh ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng rất anh dũng, hào hùng của ...
QTO - Năm 2024, công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tạo...
QTO - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, trong những năm qua, huyện Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp...
(QT) - Để triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp ủy đảng ở huyện Gio Linh...
(ĐCSVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi của sự nghiệp...
(TG)- Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có ý nghĩa quan trọng, đã góp phần đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) về chấm dứt chiến tranh,...
QĐND - Thời gian qua, một số kẻ xấu vẫn cố gắng bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam bằng cách xuyên tạc, phủ nhận các thành tựu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế...
(QT) - Những ngày này, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xã Vĩnh Trung (Vĩnh Linh) thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống huyện Vĩnh...
(QT) - Mang trên mình sắc xanh áo lính, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) La Lay đã cho ra đời nhiều mô hình, hoạt động hay, hướng về người...