Cập nhật:  GMT+7

“LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG QUẢNG TRỊ (1928-2009)” - MỘT NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã nói: “Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Nhân dân”. Vào những năm 20 của thế kỷ trước, Quảng Trị là một trong số ít tỉnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên có nền báo chí cách mạng hình thành và xuất hiện từ thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin và các quan điểm những bài viết trong báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, trực tiếp viết bài, biên tập và tổ chức in ấn, ngay từ những năm 1928, 1929, các tờ báo Phấn Đấu, Tiến Lên do các thanh niên có tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ tại Quảng Trị lúc bấy giờ như Hoàng Hữu Đàn, Trần Hữu Dực làm chủ bút đã lần lượt ra đời. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (3/2/1930), các tờ báo do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị trực tiếp quản lý, chỉ đạo như báo: Bạn Dân Cày, Mặt Trận Đỏ, Tranh Đấu, Cứu Quốc, Cờ Khởi Nghĩa, Tiếng Vang, Nhân Dân, Tháng Tám, Cứu Nước, Quảng Trị Giải phóng... đã được xuất bản và phát hành đến tận tay quần chúng nhân dân.

“LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG QUẢNG TRỊ (1928-2009)” - MỘT NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ

Bìa cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” -Ảnh: Đ.T

Kế thừa truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, trong tiến trình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước, các thế hệ làm báo tỉnh Quảng Trị hôm nay đã noi gương các bậc cha anh đi trước, viết tiếp những trang báo, tạp chí, làm nên những chương trình phát thanh, truyền hình, phản ánh khá toàn diện về hình ảnh con người, mảnh đất Quảng Trị anh hùng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và xuyên suốt cả thời kỳ Bắc - Nam sum họp một nhà, chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhân dịp kỷ niệm báo chí cách mạng Quảng Trị tròn 80 năm và chào mừng Đại hội lần thứ V của Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị thành công tốt đẹp, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Hội Nhà báo Việt Nam, vào đầu tháng 12/2009, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” nhằm ghi lại những kết quả hoạt động phong phú và sự đóng góp trung thành, tận tụy, sự hy sinh anh dũng của đội ngũ những người làm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử của tỉnh Quảng Trị trong chặng đường 80 năm qua.

Nội dung cuốn sách ghi chép, phản ánh sinh động, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành cụ thể, sâu sát của chính quyền và sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị cùng tình cảm hết sức trân trọng của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đối với hoạt động báo chí cách mạng và các thế hệ làm báo từ thời kỳ vận động thành lập Đảng cũng như trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cho đến khi tiến hành thực hiện đường lối đổi mới vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

“LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG QUẢNG TRỊ (1928-2009)” - MỘT NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ

Các đại biểu tham dự hội thảo 80 năm báo chí cách mạng Quảng Trị, tháng 11/2009 -Ảnh: Đ.T

Để tiến hành xuất bản cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh đã phân công nhiệm vụ chủ biên là ông Nguyễn Hà Phương- TUV, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh. Ban Biên soạn gồm 7 thành viên là cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Phân xã TTXVN tại Quảng Trị và Tạp chí Cửa Việt, gồm các ông, bà: Phan Thanh Sơn, Lê Văn Cần, Phan Thị Thanh Minh, Đào Tâm Thanh, Nguyễn Thành Vinh, Hồ Thị Liên, Trần Đức Hữu. Các nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Lê Quang Thông cũng đã tham gia biên tập, chỉnh sửa nhiều nội dung quan trọng trong cuốn lịch sử...

Để xây dựng cuốn lịch sử có chất lượng cao, đảm bảo tính chính xác, chân thực, Ban Biên soạn đã tiến hành xây dựng đề cương bản thảo, phân công cán bộ chủ chốt của Hội Nhà báo tỉnh phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan chuyên môn phân công người trực tiếp gặp gỡ các nhà báo lão thành, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ, nhiều nhân chứng lịch sử từng tham gia chỉ đạo, trực tiếp làm công tác biên soạn nội dung, tổ chức in ấn, phát hành... trong thời kỳ đầu xuất bản báo in; đồng thời trực tiếp đến các địa phương, cơ sở, các thư viện trung ương và các tàng thư lớn trong và ngoài tỉnh để thu thập hình ảnh, tài liệu, sưu tầm hiện vật có liên quan đến các hoạt động báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử trong suốt 80 năm báo chí cách mạng tỉnh Quảng Trị hình thành và phát triển. Được sự dìu dắt, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tỉnh nhà đã từng bước xây dựng đội ngũ làm báo vững vàng, đảm nhận tốt nhiệm vụ được phân công, tham gia xử lý có trách nhiệm công tác tư liệu, không để xảy ra các sai sót về lịch sử là các nhà báo từng đảm trách công tác quản lý báo chí những năm đầu tỉnh Quảng Trị giải phóng và khi tỉnh mới lập lại (tháng 7/1989) như các ông: Lê Niệm, Nguyễn Đình Anh, Trần Trọng Tốn, Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Quốc Hòa... và tập thể cán bộ Phòng Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Hội Nhà báo tỉnh đã tiến hành hội thảo 80 năm báo chí cách mạng Quảng Trị vào tháng 11/2009 với sự tham gia của các nhân chứng lịch sử, các nhà báo cao tuổi, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí tỉnh nhà, các cơ quan chuyên môn...để tập hợp ý kiến, đóng góp vào quá trình xuất bản cuốn sách.

Quá trình biên soạn cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)”, các tác giả đã dành nhiều chương phản ảnh quá trình hoạt động của các báo Yêu Nước, Hòa Bình, Cứu Nước, Quảng Trị Giải phóng, Đài Phát thanh Quảng Trị, báo Thống Nhất và Đài Truyền thanh khu vực Vĩnh Linh, Phân xã TTXVN, Tạp chí Cửa Việt, Tạp chí Văn hóa Quảng Trị, đặc san Nhà báo và Quê hương...

Nội dung cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” được phân thành 7 chương, 2 phần. Phần thứ nhất: Báo chí cách mạng Quảng Trị thời kỳ 1928-1989 có 4 chương. Chương I: Báo chí cách mạng Quảng Trị trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (1928-1945). Chương II: Báo chí cách mạng Quảng Trị phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Chương III: Báo chí cách mạng Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Chương IV: Báo chí thời kỳ hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên. Phần thứ hai: Báo chí cách mạng Quảng Trị thời kỳ 1989- 2009. Phần I: Báo chí cách mạng Quảng Trị trong sự nghiệp đổi mới của đất nước (1989-1995). Phần II: Báo chí cách mạng Quảng Trị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2009). Phần III: Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị; cùng với phần phụ lục 1 về danh sách Ban Chấp hành Hội Nhà báo Quảng Trị qua các kỳ đại hội, từ Đại hội I (nhiệm kỳ 1990-1994) đến Đại hội V (nhiệm kỳ 2009-2014). Phần phụ lục 2 thống kê các tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc; các tác phẩm đoạt giải cao chuyên ngành trung ương. Phụ lục 3 thống kê những phần thưởng cao quý của Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí.

Có thể thấy, chỉ trong thời gian ngắn triển khai thực hiện, cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” được xuất bản với độ dày hơn 200 trang và được bạn đọc nói chung, những người làm báo nói riêng đón đọc. Đây có thể xem là một công trình nghiên cứu, tổng hợp, phản ánh khá toàn diện về nền báo chí cách mạng Quảng Trị trong 80 năm qua. Cuốn sách còn là một tài liệu phong phú, sinh động, tin cậy phục vụ công tác tuyên truyền, nghiên cứu, học tập cho những người làm báo và công chúng. Cuốn sách một lần nữa khẳng định, trong mỗi giai đoạn lịch sử, từ năm 1928 đến năm 2009, báo chí cách mạng Quảng Trị có nhiệm vụ chính trị, cách thức hoạt động và hình thức chuyển tải nội dung khác nhau, song tựu trung đều luôn bám sát, đồng hành với từng chặng đường lịch sử cách mạng của quê hương, đất nước; có dấu ấn định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo rõ nét của Tỉnh ủy; phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền, là “vũ khí sắc bén” trong truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân.

Qua đó còn cho thấy, trong tiến trình cách mạng, những người làm báo Quảng Trị có chung một niềm hạnh phúc lớn lao khi nền báo chí cách mạng Việt Nam được đặt nền móng vững chắc từ tờ báo Thanh Niên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào ngày 21/6/1925. Đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, báo chí cách mạng Quảng Trị qua các thời kỳ, từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc cho đến thời hòa bình, dựng xây quê hương, đất nước là nơi đào tạo và rèn luyện nhiều lớp cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, để lại nhiều tấm gương về tinh thần cách mạng kiên cường, tư duy chính trị sắc bén, tạo nên những giá trị truyền thống quý báu, để lại nhiều bài học hay, kinh nghiệm tốt. Được kế thừa truyền thống của nền báo chí cách mạng, báo chí Quảng Trị luôn ý thức đây chính là mạch nguồn nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn và cốt cách cho đội ngũ cán bộ, viên chức các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh ngày nay không ngừng phát triển, đảm đương được trách nhiệm, nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân giao phó.

Điều ấn tượng là cùng với những tài liệu, tư liệu dày dặn, thông tin đáng tin cậy, cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” còn đan xen những hình ảnh tư liệu về các tờ báo tiền thân như: Thống Nhất, Cứu Nước, Yêu Nước, Quảng Trị Giải phóng... Cùng với đó là hình ảnh của các nhân chứng - những người gắn bó với hoạt động báo chí cách mạng của tỉnh từ những ngày đầu, thế hệ những người làm báo tiền bối. Đây chính là những cứ liệu quan trọng, minh chứng rõ nét, tăng thêm sức nặng, tính chính xác của một cuốn sách lịch sử báo chí.

Tuy nhiên, đến hôm nay nhìn lại, những con số, sự kiện trong cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị (1928-2009)” chưa thể phản ánh đầy đủ những cống hiến của báo chí cách mạng Quảng Trị và các thế hệ những người làm báo tỉnh nhà trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Đó chỉ mới là sự sơ khảo, ghi dấu những mốc son tiêu biểu của báo chí cách mạng Quảng Trị qua các thời kỳ; sự trưởng thành, lớn mạnh của đội ngũ những người làm báo tỉnh nhà đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận qua những phần thưởng cao quý cho các tập thể và cá nhân.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và ngày tờ báo Thanh Niên xuất bản số đầu, kính đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ để các cơ quan báo chí tiếp tục biên soạn các cuốn lịch sử báo chí cách mạng Quảng Trị giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đồng thời mong muốn các cơ quan báo chí và người làm báo trong tỉnh cần quan tâm đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn nữa đến công tác sưu tầm, lưu trữ tư liệu, hiện vật quý hiếm có giá trị lịch sử cao để phục vụ cho công tác biên soạn lịch sử báo chí Quảng Trị, phục vụ lâu dài cho bạn đọc, bạn viết mai sau...

Nguyễn Hà Phương

Tin liên quan:
  • “LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG QUẢNG TRỊ (1928-2009)” - MỘT NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ
    Sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam

    Với tờ báo Thanh Niên, cơ quan của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng, xuất bản số đầu tại Quảng Châu vào ngày 21/6/1925, do đích thân Nguyễn Ái Quốc sáng lập và chỉ đạo đã mở ra một nền báo chí cách mạng Việt Nam (BCCMVN) dưới sự dẫn dắt của một tổ chức cách mạng, lấy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

  • “LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG QUẢNG TRỊ (1928-2009)” - MỘT NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ
    Kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí tỉnh Quảng ...

    Chiều nay 20/6, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, người làm báo trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023) và tổng kết, trao Giải Báo chí tỉnh Quảng Trị lần thứ 6 – năm 2022. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hoàng Nam, Lê Đức Tiến tham dự.


Nguyễn Hà Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Khéo” vận động, dễ thành công

“Khéo” vận động, dễ thành công
2025-04-04 05:40:00

QTO - Trong những năm qua, các mô hình “dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có bước chuyển biến tích cực, góp phần làm...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long