Cập nhật: Thứ 5, 26/01/2023 | 05:54 GMT+7

Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắc

QTO - Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi COVID-19, nhiều địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức trở lại các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao truyền thống và trò chơi dân gian nhân dịp Tết đến, xuân về. Tất cả tạo nên bức tranh ngày Tết đặc sắc và ấn tượng, đồng thời gìn giữ và quảng bá nét đẹp văn hóa của quê hương đến bạn bè trong và ngoài nước. Các lễ hội cũng là dịp gắn kết cộng đồng, mang lại niềm vui và hy vọng một năm mới ấm no, hạnh phúc vẹn toàn.

Hội đu Lan Đình

Lễ hội đu xuân truyền thống tại thôn Lan Đình, xã Phong Bình, huyện Gio Linh, là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, ấn tượng trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Anh Nguyễn Toán, Trưởng thôn Lan Đình cho biết, hội đu xuân truyền thống tại thôn Lan Đình có từ khi lập làng, được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét đẹp văn hóa của người dân địa phương. Hội đu xuân được tổ chức vào mùng 4 tháng Giêng, định kỳ hai năm một lần. Đây là dịp để dân làng quây quần cùng nhau đón năm mới, tham gia trò chơi, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, quê hương phát triển...

Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắcLễ hội đu xuân truyền thống tại thôn Lan Đình, xã Phong Bình, huyện Gio Linh -Ảnh: M.Đ

Những ngày gần Tết, người dân Lan Đình háo hức chuẩn bị cho hội đu. Để làm cột đu, mọi người phân công nhau đi chọn những cây tre già, cao thẳng, chắc chắn dựng gần sân đình hoặc nhà văn hóa thôn; trên các thân tre treo cờ Tổ quốc, cờ hội; ở giữa thân tre cột dây thừng chắc chắn, còn giá đu gắn thêm dụng cụ dây bảo hộ đảm bảo an toàn cho người chơi.

Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng nhỏ và thon hơn, thường phải là tre đực để người đu nắm gọn tay và không bị trượt. Theo phong tục, mở đầu lễ hội, người cao niên uy tín trong thôn mặc áo dài khăn đóng truyền thống, đại diện cho thôn đánh những tiếng trống đầu tiên; tiếp đó là thực hiện các nghi lễ, thắp nhang cúng các vị thần khai khẩn, sau đó tiến về phía giá đu, lên giá để đánh dấu việc mở màn ngày hội.

Tham gia trò chơi, người chơi cố gắng hết sức để nhún mạnh rồi đu lên thật cao, người cao nhất sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý đó là người chơi luôn phải tuân thủ theo người hướng dẫn cách chơi và đảm bảo thắt dây an toàn trước khi bắt đầu.

Theo lệ, trong mỗi hội đu, đầu tiên sẽ là các cặp trai gái lên đu, sau đó là cá nhân. Người nào đu cao tới hơn 5 m thì sẽ đoạt giải Nhất, 4 mét đoạt giải Nhì và dưới 3 m đoạt giải Ba. Hình ảnh đẹp nhất của hội đu có lẽ là khi các đôi trai gái tâm đầu ý hợp lựa chọn cùng nhau lên đu, một người nhún lấy đà, một người đẩy để cánh đu có thể vươn cao nhất.

Hội đu tưng bừng náo nhiệt bởi cờ hoa, bởi người xem luôn cổ vũ hết mình cùng tiếng vỗ tay, reo hò. Trong sắc xuân của làng quê, ta không còn thấy người nông dân vất vả ruộng đồng thường nhật, mà thay vào đó là nét đẹp trẻ trung, yêu đời, căng tràn nhựa sống của một lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc.

Đua thuyền rồng… trên biển

Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh được biết đến với thế mạnh phát triển kinh tế biển, trong đó, nổi bật là đánh bắt, khai thác hải sản và du lịch biển. Bởi vậy, hội đua thuyền truyền thống trong những ngày đầu năm mới không chỉ tạo bầu không khí vui tươi, đoàn kết mà còn cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắcHội đua thuyền truyền thống trên biển ở thị trấn Cửa Tùng -Ảnh: M.Đ

Đua thuyền truyền thống thị trấn Cửa Tùng có từ lâu đời. Trước đây, quy mô tổ chức giải đua thuyền nhỏ. Khoảng 33 năm trở lại đây, thị trấn đã nâng tầm hội đua thuyền lên thành giải đấu thường niên của toàn thị trấn, diễn ra vào sáng mùng 4 tháng Giêng.

Đến thị trấn Cửa Tùng trong ngày mồng 4 tháng giêng, mọi người được hòa mình trong không khí sôi nổi, náo nhiệt của ngày hội đua thuyền truyền thống trên biển. Khác với các giải đua thuyền truyền thống ở nhiều nơi thường được tổ chức trên sông, hồ, kênh rạch, hội đua thuyền thị trấn Cửa Tùng đặc sắc ở chỗ các tay đua phải tranh tài trên biển sóng to, gió lớn.

Điều đó đòi hỏi toàn bộ đội đua phải hết sức đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng, đưa những con thuyền vượt sóng, vượt gió để tranh tài. Cũng vì thi đấu trên biển nên yếu tố đảm bảo an toàn cho các tay chèo luôn được đặt lên hàng đầu.

Trên bờ, hàng ngàn người dân reo hò, cổ vũ hào hứng cùng với tiếng trống đánh cổ động liên hồi “tiếp lửa” cho các đội đua thêm sức mạnh. Trên sóng biển quê hương, mỗi đội đua là một màu áo tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu.

Các tay chèo thể hiện sức mạnh, đoàn kết và bền bỉ để về đích nhanh nhất. Nhưng cho dù về trước hay sau, tất cả đều chiến thắng vì đã tạo nên bầu không khí ngày xuân rộn ràng niềm vui cho thị trấn biển.

Sau khi kết thúc hội đua thuyền truyền thống, người dân cùng ngồi lại bên nhau nâng chén rượu nồng chúc nhau sức khỏe, hân hoan đón chào một năm mới với ước mong khoang thuyền đầy ắp cá tôm…

Đá đây, từ Gio Sơn

Xã Gio Sơn, huyện Gio Linh là vùng đất được thiên nhiên ban tặng trữ lượng đá rất nhiều từ trên vùng đất hoang vu, đồng ruộng cho đến vườn nhà. Từ những buổi đầu khai ấp lập làng, người dân nơi đây đã chế tác những viên đá mồ côi thành những sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày như cối giã gạo và kê cột gỗ nhà ở.

Đặc biệt, từ năm 1986, trên địa bàn xã lập một số đội làm đá để xây dựng các công trình. Qua bao thăng trầm, nghề làm đá viên đã trở thành một nghề chính và nổi tiếng của người dân địa phương, mang lại thu nhập ổn định.

Từ việc chẻ đá kê cột nhà ở, đến chẻ đá lô ca làm đường, làm đá hộc, đá viên làm móng nhà ở cho đến việc xây dựng lăng mộ, các công trình văn hóa khác. Để gìn giữ nét đẹp lao động truyền thống, hội thi chẻ đá viên đầu xuân nơi đây ra đời từ một thập kỷ trước và được duy trì cho đến nay.

Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắcHội thi chẻ đá viên ở xã Gio Sơn, huyện Gio Linh -Ảnh: M.Đ

Chủ tịch UBND xã Gio Sơn Đỗ An Chung cho biết, xã Gio Sơn được biết đến với hội thi chẻ đá viên khá độc đáo, được tổ chức lần đầu vào năm 2013, sau đó tổ chức thường niên vào dịp tết Nguyên đán. Hội thi là dịp để các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các thợ chẻ đá tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, đồng thời nâng cao tay nghề, tạo ra những viên đá đẹp, chất lượng.

Thể lệ cuộc thi khá đơn giản, ban tổ chức chuẩn bị cho mỗi đội một khối đá cuội tương đương nhau. Trong khoảng một giờ đồng hồ, các đội sẽ chẻ đá thành viên, đội nào chẻ được nhiều viên đúng kích thước 10x18x26 cm sẽ giành chiến thắng. Các thợ chẻ đá về tham gia hội thi đều phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực hết mình, tạo ra những viên đá hoàn mỹ, chất lượng.

Những giọt mồ hôi rơi cùng đôi tay điêu luyện của người thợ là nét đẹp chân thực, bình dị nhất trong nét xuân của đất trời. Hội thi là dịp phát hiện được nhiều gương mặt thợ chẻ đá viên mới, tay nghề giỏi, cũng là dịp để người thợ học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra.

Hội thi thu hút nhiều người dân trong ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ, qua đó góp phần mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu của đá Gio Sơn. Đồng thời, qua hội thi đã khẳng định một ngành nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương được duy trì bền vững và phát triển cùng thời gian.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắc
    Lưu giữ văn hóa truyền thống của quê hương

    Là vùng đất có bề dày về truyền thống cách mạng và văn hóa, chính quyền và Nhân dân huyện Triệu Phong luôn duy trì việc tổ chức các lễ hội như Chợ đình Bích La, đua thuyền hay quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sản của quê hương đến với bạn bè trong, ngoài tỉnh.

  • Lễ hội văn hóa - thể thao truyền thống: Lưu giữ nét xuân đặc sắc
    Gìn giữ nét đẹp truyền thống làm bánh Tết ở Tân Hào

    Cứ mỗi độ giáp tết Nguyên đán, không khí trong các gia đình ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, ấm cúng, rộn ràng hẳn lên. Nhà nào cũng quây quần bên nhau để gói bánh phục vụ cho ngày Tết.


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gìn giữ nét đẹp truyền thống làm bánh Tết ở Tân Hào
21:38 13/01/2023

QTO - Cứ mỗi độ giáp tết Nguyên đán, không khí trong các gia đình ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, ấm cúng, rộn ràng hẳn lên. Nhà nào cũng quây quần bên nhau để gói bánh phục vụ cho ngày Tết.

Lưu giữ văn hóa truyền thống của quê hương
22:43 23/04/2022

QTO - Là vùng đất có bề dày về truyền thống cách mạng và văn hóa, chính quyền và Nhân dân huyện Triệu Phong luôn duy trì việc tổ chức các lễ hội như Chợ đình Bích La, đua thuyền hay quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sản của quê hương đến với bạn bè trong, ngoài tỉnh.

Giữ mãi tình yêu cho karate-do

Giữ mãi tình yêu cho karate-do
11:10 tối Thứ 6

QTO - Từng là vận động viên (VĐV) Đội tuyển Karate quốc gia, Nguyễn Thị Kim Thi (sinh năm 1987) ở Khu phố 7, Phường 3, TP. Đông Hà, đã tham gia thi đấu...

“Hoa hậu nhí”của bản làng

“Hoa hậu nhí”của bản làng
22:51 25/01/2023

QTO - Cầm trên tay bộ lịch bàn Xuân Quý Mão - 2023 của Báo Nhân Dân giới thiệu 54 dân tộc anh em, nhiều người rất ngạc nhiên, thích thú khi thấy hình ảnh...

Một đời lưu giữ tiếng khèn bè

Một đời lưu giữ tiếng khèn bè
22:46 22/01/2023

QTO - Trong tất cả các nhạc cụ truyền thống thì khèn bè (khên) là loại nhạc cụ được sử dụng phong phú, đa dạng, gần gũi nhất trong đời sống tinh thần của...

Xứ hát hay, hay hát

Xứ hát hay, hay hát
22:22 22/01/2023

QTO - Một bữa đang ngồi ở TP. Hồ Chí Minh, tôi nhận điện thoại của một người anh, nhạc sĩ Phạm Ngọc Lai của đất Lâm Đồng. Anh giao du rộng, có nhiều bạn bè...

Ăn Tết ở xứ sở Kanguru

Ăn Tết ở xứ sở Kanguru
21:12 22/01/2023

QTO - “Chúng tôi hầu như đi làm cho chủ quanh năm, suốt tháng, dành dụm tiền bạc để cuối năm đưa vợ con về Việt Nam ăn Tết, bởi ở bên Úc không có không khí...

Tết của người Vân Kiều, Pa Kô xưa và nay

Tết của người Vân Kiều, Pa Kô xưa và nay
21:45 21/01/2023

QTO - Những ngày này, khi mùa xuân đang về, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đang hối hả hoàn thành nốt những công việc còn lại của năm cũ để đón một cái Tết thật...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long