Cập nhật:  GMT+7

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Ngày 3/3/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 165-KH/TU “Về thực hiện chủ đề “Năm dân vận khéo” 2020 nhằm tăng cường công tác dân vận của hệ thống chính trị thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Trong đó chú trọng thực hiện “khéo” trên các lĩnh vực, địa bàn, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng của Nhân dân, tạo sự đồng thuận của người dân trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuyên truyền trực quan về công tác dân vận trên đường phố Đông Hà -Ảnh: PV​

Theo báo cáo của Ban Dân vận Tỉnh ủy trong giai đoạn 2016- 2020, toàn tỉnh đăng ký xây dựng 3.569 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực. Đến nay có 1.750 mô hình đạt điển hình “Dân vận khéo” ở các cấp, trong đó 24 tập thể và 21 cá nhân điển hình có sức lan tỏa sâu rộng. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, công tác dân vận chú trọng đến việc động viên, khuyến khích người dân ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, vận động Nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, chăn nuôi với các mô hình như “Vận động bà con bón phân thâm canh và đưa cơ giới hóa phát triển cây sắn” ở Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, “Trồng nghệ, khoai từ, môn” của Đảng bộ Nông trường Trường Sơn (Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị). Đặc biệt là phát hiện và khuyến khích các mô hình phát triển kinh tế cá thể như mô hình “Phát triển kinh tế nâng cao đời sống ở xã miền núi đặc biệt khó khăn” của ông Mai Văn Trung, thôn Bãi Hà, xã Vĩnh Hà (Vĩnh Linh); mô hình chăn nuôi lợn của ông Phan Chí Cường, hội viên Hội Nông dân thôn Trung An, xã Hải Khê (Hải Lăng); “Mô hình trồng lúa hữu cơ, liên kết bao tiêu sản phẩm” của HTX nông nghiệp thôn Phước Thị, xã Gio Mỹ (Gio Linh)…

Thành công nổi bật từ phong trào “Dân vận khéo” phải nhắc đến các mô hình thực hiện tốt việc giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) để xây dựng các công trình, dự án trọng điểm. Đó là mô hình: “Vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác GPMB đường trung tâm vào Khu kinh tế Đông Nam và hiến đất mở đường” của Tổ dân vận thôn Đông Tân An, xã Hải An (Hải Lăng); vận động người dân tự nguyện hiến đất mở đường ở xã Hải Lệ, Phường 2 (thị xã Quảng Trị); hiến đất xây trường học ở xã A Dơi, xã Xy, huyện Hướng Hóa. Từ việc hình thành nên các tổ dân vận và làm tốt công tác vận động nên người dân đã tự nguyện hiến đất để làm đường, xây trường học, trạm xá như ở xã Thanh An (Cam Lộ), thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh). Đặc biệt là việc vận động người dân chấp thuận phương án GPMB đối với các dự án đường trục dọc trung tâm Khu kinh tế Đông Nam, dự án xây dựng Khu tái định cư ở các huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng…mà sự đóng góp của các thành viên “dân vận khéo” như ông Đoàn Minh Hiển, Thôn 2, xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong); ông Lê Quang, Trưởng làng Trí Bưu, Khu phố 5, Phường 2 (thị xã Quảng Trị) là rất quan trọng.

Đặc biệt là mô hình “Dân vận khéo” trong thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiêu biểu như ở thôn A Bung, xã A Bung (Đakrông); mô hình xây dựng “Làng văn hóa, gia đình văn hóa”; mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, nông thôn mới kiểu mẫu ở thôn Minh Chính, xã Cam Chính và Tổ dân vận thôn Tân Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Mô hình “Xứ đạo bình yên, bảo đảm an ninh, trật tự và chung tay xây dựng nông thôn mới” của ông Nguyễn Văn Ấn, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Tân Lương, xã Hải Chánh (Hải Lăng); mô hình “Điển hình trong lãnh đạo, chỉ đạo vận động khu phố xây dựng đô thị văn minh” của ông Hoàng Xuân Đức, Bí thư Chi bộ Khu phố 3, thị trấn Gio Linh (Gio Linh); “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng đường cơ sở hạ tầng ở khu phố” của bà Nguyễn Thị Anh Cúc, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tiểu khu 4, thị trấn Ái Tử; “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của ông Hồ Văn Hùng, người uy tín thôn A Bung, xã A Bung (Đakrông).

Bên cạnh đó còn có các mô hình “Dân vận khéo” trong vận động Nhân dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Hội Cựu chiến binh nhận giáo dục, giúp đỡ người mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng” của Hội CCB thành phố Đông Hà; “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, “giao ban kết nghĩa bản-bản” của ông Hồ Văn Mười, Bí thư Chi bộ thôn Ngược, xã Ba Nang (Đakrông); “Khu phố không có tội phạm và các tệ nạn xã hội nghiêm trọng” của Chi bộ Khu phố 5, Phường 3, thị xã Quảng Trị… Các lực lượng vũ trang trong tỉnh tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Công an tỉnh với phương châm “lấy dân làm gốc” mỗi cán bộ, chiến sĩ phải là một cán bộ dân vận, phải bám địa bàn, trực tiếp về tận cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân được thể hiện trên các mô hình điển hình “dân vận khéo” như “gần dân, bám sát cơ sở, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải là một cán bộ dân vận” của PA 02 (Công an tỉnh); “Công an thị xã Quảng Trị lắng nghe ý kiến của Nhân dân”; “Công an huyện đảo Cồn Cỏ đồng hành với ngư dân”. Hay các mô hình “Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng về phòng, chống ma túy” của Đại úy Lê Văn Phong, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh); “Tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia giữ gìn trật tự, giao thông đô thị” của Thượng tá Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Công an thành phố Đông Hà.

Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đưa 300 lượt đảng viên các đồn biên phòng về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản; phân công 353 đảng viên bộ đội biên phòng phụ trách 1.798 gia đình ở khu vực biên giới. Các đồn biên phòng tập trung vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, các hoạt động từ thiện với các mô hình tiêu biểu như: “Vận động quần chúng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia” của Thượng tá Nguyễn Xuân Hòa, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa Tùng; “Tiết học nơi biên giới”, “Ổ mỳ nơi biên giới”; “Bát cháo nghĩa tình nơi biên giới” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay. Đặc biệt là mô hình tuyên truyền về phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả như mô hình “Tiếng loa an ninh, trật tự” của Công an, Mặt trận Tổ quốc ở khu dân cư… đã trở thành kênh thông tin truyền tải chính xác và nhanh chóng để tuyên truyền về ANTT và lồng ghép các biện pháp phòng tránh dịch.

Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Mai Xuân Tâm khẳng định: “Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp vào cuộc đồng bộ của chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, các địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang, sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên và người dân. Nhờ vậy đã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai xây dựng được mô hình “Dân vận khéo”. Trên thực tế đã có nhiều cách làm hay, thiết thực và sáng tạo mang lại hiệu quả rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đã xuất hiện nhiều cán bộ điển hình gương mẫu, uy tín có ảnh hưởng đến quần chúng, cộng đồng dân cư, được Nhân dân tin tưởng ủng hộ, noi theo. Có thể khẳng định phong trào “Dân vận khéo” đã tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, có sức thuyết phục, lôi cuốn, lan tỏa trong cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn.

Tân Nguyên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn
2024-05-17 06:19:00

QTO - Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng quy mô lớn bao gồm nhiều binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo tuyến giao thông...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết