Cập nhật: Thứ 2, 10/06/2013 | 12:39 GMT+7

Làm giàu từ sản xuất nước mắm chất lượng cao

(QT) - Từ một người phụ nữ ngày ngày quanh quẩn nấu rượu, nuôi lợn, chăn gà, vịt, nay chị là chủ một thương hiệu nổi tiếng từ Nam ra Bắc và qua cả nước bạn Lào, chị là Lê Thị Huỳnh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm mang tên Huỳnh Kế ở khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ý tưởng xây dựng cơ sở sản xuất nước mắm hình thành khi gia đình chị Huỳnh ở gần bãi biển Cửa Tùng, một vùng biển có nguồn lợi thủy sản dồi dào, nhất là các loại cá tươi như cơm, nục, duội, trích và khuyếc... nguyên liệu chính để làm nên nước mắm. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi vào thăm nơi sản xuất nước mắm của chị, một cơ sở rộng rãi nằm trên tuyến tỉnh lộ 70 về Cửa Tùng. Điều đặc biệt trong phòng khách có rất nhiều bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương về những thành tích trong phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Giải thưởng Quả cầu vàng; Huy chương vàng hàng chất lượng cao; Cúp vì sức khỏe người Việt...

Các mặt hàng do cơ sở nước mắm Huỳnh Kế sản xuất

Để đầu tư phát triển một cơ sở sản xuất nước mắm có quy mô, chất lượng không phải ai cũng có thể làm được. Những ngày đầu xây dựng cơ sở, chị Huỳnh gặp vô vàn khó khăn, đầu tiên là vốn, mặt bằng và quan trọng nhất là sự cạnh tranh trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Để xây dựng nhà kho chế biến nguyên liệu sản xuất, chị cần một số vốn khá lớn. Chị tâm sự: “Khi mới bắt đầu, tôi phải vay mượn từng người thân, từng nhà hàng xóm mỗi người mỗi ít với lãi suất cao nhưng không phải ai cũng tin tưởng để cho mình mượn, tôi phải thuyết phục và giữ đúng lời hứa, trả đúng hẹn mới dần lấy được lòng tin của mọi người”. Bên cạnh đó gia đình chị lại có con nhỏ, chồng theo nghề cơ khí nhưng không có việc làm, hai vợ chồng kinh nghiệm chưa có, sản phẩm tạo ra hương vị không như ý muốn. Mỗi lần thất bại trong chế biến, chị lại mua những chai nước mắm có thương hiệu về nếm thử và đầu tư công sức, sáng tạo trong quy trình chế biến để cho ra dòng sản phẩm mang hương vị đặc trưng của mình. Nhờ vậy, sản phẩm của chị dần lấy được lòng tin của khách hàng trong tỉnh. Để đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu người tiêu dùng, chị đã mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp sản xuất thêm các sản phẩm: ruốc, mắm nêm, muối, cá khô, mực... Tính bình quân mỗi ngày cơ sở chị bán ra gần 200 lít nước mắm, cùng với các mặt hàng khác thu về gần 4 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, để làm ra những chai nước mắm chất lượng cao không phải dễ dàng, nguyên liệu nhập vào phải tươi, ngon và quy trình chế biến phải rất nghiêm ngặt, tuân thủ tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi cá được chở về kho sản xuất được cho vào bể chứa, trên mặt mỗi lớp cá lại rải một lớp muối dày, kỹ thuật này gọi là muối mặt, sau đó tiến hành gài nén, chèn vật nặng lên làm cho khối cá chìm xuống. Thường thì cá được muối trong vòng 6 tháng đến một năm cho thành chợp, và cuối cùng là khâu rút nước mắm được tiến hành vào ban đêm hoặc sáng sớm để đảm bảo vệ sinh. Chị Huỳnh cho biết: “Muối cá chờ ngày cá chín thành chợp là khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến nước mắm, quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Khi muối, cá phải được muối đều mới đảm bảo được vị ngọt, mùi thơm và màu đặc trưng so với những loại nước mắm khác, do vậy quá trình chọn cá, muối cá... đòi hỏi người làm phải có tay nghề và kinh nghiệm cao”. Nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm về màu sắc, hương vị, giảm bớt tạp chất và kéo dài thời gian bảo quản, cơ sở của chị đã ứng dụng công nghệ lọc nước mắm bằng hệ thống lọc tinh công nghệ của Mỹ (thiết bị Sagana +50 ROV) tạo ra sản phẩm nước mắm có màu vàng tinh khiết mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Với việc lắp đặt hệ thống ống dẫn lọc kín đi từ nguyên liệu đến tận nơi đóng chai vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở nước mắm Huỳnh Kế còn quan tâm đầu tư cải tiến mẫu mã, nhãn mác để sản phẩm thu hút hơn với người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Mỗi tháng, cơ sở chị nhận được hàng trăm đơn đặt hàng, bán ra gần 2 nghìn lít nước mắm. Vượt qua mọi khó khăn, chị đã tạo ra được thương hiệu nước mắm mang tên Huỳnh Kế, không chỉ có mặt ở các chợ huyện, thị trấn, các siêu thị trên địa bàn tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh lân cận và các địa phương nước bạn Lào, Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Cơ sở Huỳnh Kế không những làm ăn hiệu quả mà còn giải quyết việc làm cho 15 lao động địa phương, với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng. Bài, ảnh: NGÔ THỦY



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:00 tối qua

QTO - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho...

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay
10:10 tối Chủ nhật

QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm
05:39 10/06/2013

(QT) - Là một địa phương thuần nông, thời gian qua, nhờ có nhiều chủ trương, giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa cây đa con, đặc biệt là sự chuyển hướng của người...

Giữ màu xanh núi rừng biên cương

Giữ màu xanh núi rừng biên cương
05:39 10/06/2013

(QT) - Đứng chân trên địa bàn Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, Đoàn KT - QP 337 (Quân khu 4) đã chủ động phối hợp với các lực...

Màu xanh Tân Lập

Màu xanh Tân Lập
06:14 07/06/2013

(QT) - Những ngày này chúng tôi có dịp trở lại xã Tân Lập, một trong 7 xã kinh tế mới của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), nơi gắn liền với chiến công của bộ đội Tăng Thiết giáp...

Thoát nghèo nhờ trồng lúa trên cát trắng

Thoát nghèo nhờ trồng lúa trên cát trắng
06:14 07/06/2013

(QT) - Những ngày vừa qua, bà con nông dân xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tiến hành thu hoạch lúa đông xuân. Niềm vui được mùa lúa như tiếp thêm động lực cho người dân...

POWERED BY
Việt Long