Cập nhật: Thứ 5, 06/06/2013 | 13:19 GMT+7

Cần tìm hướng tiêu thụ sản phẩm giúp người trồng lạc yên tâm sản xuất

(QT) - Cơn mưa mùa hạ nước phủ trắng xóa cánh đồng xã Triệu Nguyên, Ba Lòng (huyện Đakrông, Quảng Trị) nhưng không làm hạ nhiệt trong lòng người trồng lạc nơi đây. Mọi năm vào thời gian này, thương lái khắp nơi tấp nập về vùng chiến khu xưa thu mua lạc. Nhưng bây giờ tất cả đang vắng lặng, sự vắng lặng đến se lòng… Anh Nguyễn Văn Sơn, cán bộ Tư pháp xã Triệu Nguyên nói với tôi rằng, năm nay thời tiết thuận lợi nên lạc vùng Ba Lòng rất được mùa, diện tích tăng, năng suất tăng nhưng giá cả thì sụt giảm đến ngỡ ngàng. Đầu vụ thương lái đặt giá 20.000 đồng/kg lạc vỏ, nhiều người vẫn chưa muốn bán vì năm trước giá có lúc đã lên 25.000 đồng, nhưng nay thì rớt thảm hại chỉ chưa đầy 14.000 đồng mà đây cũng chỉ là giá tham khảo của những người bán buôn nhỏ lẻ, số lượng thu mua không lớn. Giá thấp đã đành mà còn không có người mua. Thị trường lạc hiện đang “án binh bất động”.

Năm nay lạc được mùa nhưng tiêu thụ rất khó

Theo số liệu thống kê hiện vùng Ba Lòng (bao gồm ba xã Ba Lòng, Triệu Nguyên và Hải Phúc) có trên 1.000 tấn lạc vỏ đã phơi khô, quạt sạch nhưng vẫn chưa bán được. Chị Hải ở thôn Xuân Lâm (Triệu Nguyên) không giấu được nỗi lo lắng khi nhìn mấy tạ lạc đang chất đống trong nhà mà thương lái thì biệt tăm. Không riêng chị Hải mà nhiều người khác cũng đang rất bồn chồn bởi lẽ, bao nhiêu vốn liếng, công sức đều đổ vào cây lạc, nợ nần cũng nằm cả trong đấy. Năm nay lạc được mùa, bình quân khoảng 16 tạ/ha, với vùng đất Ba Lòng, Triệu Nguyên đạt được năng suất này là không dễ, nhưng chưa kịp mừng đã phải lo vì lạc rớt giá. Nếu bán lúc này, một sào lạc lỗ 270.000 đồng. Lạc là loại hạt họ dầu, thu hoạch xong một thời gian là phải bán, nếu để lâu sẽ xuống cấp rất dễ bị ép giá. Không riêng vùng lạc Ba Lòng mà tại Cam Lộ hơn 2.000 tấn lạc vỏ cũng đang trong tình trạng tồn kho chưa bán được. Anh Trần Văn Lương, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quật Xá (xã Cam Tuyền) cho hay, cây lạc là cây truyền thống của người dân sinh sống trên vùng đất bồi bãi ven sông Hiếu này. Ba năm trở lại đây được sự quan tâm giúp đỡ của huyện và các dự án, Cam Tuyền, Quật Xá đã triển khai các mô hình thâm canh lạc theo hướng tiến bộ. Nhiều người dân đã bỏ phương thức canh tác quãng canh mà đầu tư vốn liếng để trồng lạc theo dạng lên luống phủ bạt. Với việc chú trọng thâm canh, đưa các giống mới vào sản xuất, năng suất lạc ở đây từ 15 tạ/ha/vụ nay đã tăng lên trên 30 tạ/ha/vụ và có nơi còn cao hơn. Tuy nhiên trồng lạc theo hướng này chi phí đầu tư rất cao, bình quân mỗi héc ta hơn 55 triệu đồng, trong đó riêng phần vật tư phân bón chiếm gần 30 triệu đồng. Với giá bán như hiện nay (14.000 đồng/kg lạc vỏ) nông dân lỗ rất nặng. Do đó dù rất nóng lòng nhưng bà con vẫn chưa tính chuyện bán mà đang chờ diễn biến giá cả thị trường. “Mà chắc đến lúc bí quá cũng phải bán thôi, vật tư, vốn liếng đều chôn cả vào đấy, không bán sản phẩm thanh toán nợ cho đại lý thì vụ tới lấy gì để đầu tư trồng mới”, ông Bùi An, xã viên đội 9, HTX Quật Xá cho biết. Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh lựa chọn đưa vào canh tác. Với trình độ thâm canh cao và ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất, cây lạc đã đứng vững và mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho bà con nông dân. Không ít hộ gia đình đã giàu lên nhờ cây lạc, nhiều vùng quê thay da đổi thịt cũng nhờ cây lạc. Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh trồng được 3.740 ha, tăng 240 ha so với năm trước. Do thời tiết tương đối thuận lợi nên năm nay toàn tỉnh đều được mùa lạc với năng suất bình quân hơn 20 tạ/ha, nhiều vùng trọng điểm lạc năng suất đạt rất cao, từ 28 đến 30 tạ/ha. Giống như nhiều nông sản khác, được mùa rớt giá, lạc năm nay hầu như không tiêu thụ được dù giá giảm mạnh so với nhiều năm trước, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 tấn lạc vỏ đang ứ đọng không tìm được đầu ra. Hầu như tư thương và các đầu nậu thu gom lạc đều nằm im nghe ngóng. Còn nông dân thì đang trong tâm trạng phấp phỏng lo âu. Đem vấn đề hàng nghìn tấn lạc trong toàn tỉnh đang ứ đọng không tiêu thụ được trao đổi với Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu, anh cho rằng hầu như toàn bộ nông sản của Việt Nam đều xuất qua thị trường Trung Quốc, dù đây là thị trường dễ tính nhưng vô cùng rủi ro, rất khó dự báo dự tính để có chiến lược kinh doanh lâu dài. Với trách nhiệm doanh nghiệp dịch vụ thương mại trên địa bàn, ngay từ đầu vụ công ty đã đặt vấn đề hợp đồng với bà con nông dân ở Cam Lộ thu mua lạc vỏ với giá bảo đảm 20.000 đồng/kg nhưng bà con vẫn chần chừ, nay thị trường xuống giá, cơ hội tiêu thụ lạc với giá cao cũng đã trôi qua. Nhưng để giải quyết căn cơ vấn đề này, không có cách nào hơn là phải thay đổi cách hợp tác để cùng có lợi. Sắp tới đây nếu thỏa thuận và ký được hợp đồng với huyện Cam Lộ xây dựng vùng nguyên liệu ổn định 1.000 ha lạc, Công ty thương mại Quảng Trị sẽ đầu tư xây dựng một dây chuyền chế biến tinh dầu lạc, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân thu mua sản phẩm với giá đảm bảo không thấp hơn giá thị trường và khi đó chắc chắn vấn đề tiêu thụ lạc trên địa bàn sẽ đơn giản và chủ động hơn. Bài, ảnh: HOÀNG ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ: Cây lạc vừa mất mùa vừa mất giá
10:29 20/05/2024

Vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn huyện Cam Lộ gieo trồng được gần 530 ha lạc, đạt 105,1% kế hoạch, tăng so với vụ đông xuân 2022 – 2023 là 6,2 ha. Mặc dù người ...

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
22:10 31/05/2024

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
10:26 tối qua

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Triệu Phong thâm canh giống lúa chất lượng cao

Triệu Phong thâm canh giống lúa chất lượng cao
06:18 06/06/2013

(QT) - Triệu Phong là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Trị với diện tích gieo cấy hàng năm trên 10 nghìn héc ta. Những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các...

Thoát nghèo nhờ bám biển và chăn nuôi

Thoát nghèo nhờ bám biển và chăn nuôi
06:53 04/06/2013

(QT) - Được sự giới thiệu của anh Lê Văn Quang, Chi hội trưởng Hội Nông dân thị trấn Cửa Tùng, tôi tìm đến gia đình chị Lê Thị Dĩu, khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện...

Cây chuối lùn vùng Tà Rụt

Cây chuối lùn vùng Tà Rụt
06:01 03/06/2013

(QT) - Vùng Tà Rụt bao gồm các xã Tà Rụt, A Ngo, A Vao, A Bung nằm ở phía nam huyện Đakrông (Quảng Trị). Ở rẻo cao này đi đâu cũng nhìn thấy núi đá. Núi xếp chồng xếp lớp lên...

Khẩn trương phòng chống dịch bệnh ở tôm

Khẩn trương phòng chống dịch bệnh ở tôm
05:56 03/06/2013

(QT) - Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long