
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từ trước đến nay, cây tre được biết đến như là một người bạn thân thiết của nhà nông. Có một người nông dân đã biết dựa vào những ưu thế của cây tre để làm giàu, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Đó là mô hình sản xuất tăm, đũa của gia đình ông Bùi Minh Quốc ở thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Trao đổi với chúng tôi về mô hình làm ăn mới này, ông Quốc cho biết ý tưởng làm ăn đến với ông một cách ngẫu nhiên và tình cờ. Từng đi nhiều nơi, ông thấy cây tre quê mình rất nhiều nhưng chưa được sử dụng vào công việc phù hợp. Sau nhiều đêm suy nghĩ, được sự động viên và giúp đỡ của bạn bè, ông quyết tâm làm giàu từ cây tre. Để có thể tiếp cận và hiểu rõ quy trình sản xuất đũa, ông khăn gói lên các bản làng ở Hướng Hóa, Lao Bảo mua tre đem vào Công ty sản xuất tăm, đũa ở Huế để nhập và học hỏi cách sản xuất đũa và tăm tre. Sau một thời gian, được sự giúp đỡ của Công ty tăm, đũa Nhân Lộc- Huế, ông Quốc mạnh dạn đề xuất Công ty về ý tưởng mở xưởng làm tăm tre ở quê nhà. Ý tưởng của ông nhanh chóng được Công ty ủng hộ và giúp đỡ. Ông Quốc mua 3 máy làm đũa và 1 máy làm tăm, 1 máy cưa, mở xưởng làm tăm, đũa với số vốn đầu tư gần 200 triệu đồng. Ông gửi thêm 4 người thợ vào học nghề tại Huế sau đó về hướng dẫn lại cho bà con. Thời gian đầu, do máy móc hiện đại nên việc nắm bắt, xử lý quy trình trong sản xuất gặp phải khó khăn, công nhân chưa lành nghề nên hàng hóa sản xuất ra chưa đẹp, mẫu mã chưa bắt mắt. Không đầu hàng, ông Quốc mời 2 thợ kỹ thuật của Công ty tăm đũa Nhân Lộc ra hướng dẫn và xử lý những sự cố kỹ thuật của máy móc, nhờ vậy chất lượng và quy trình sản xuất của cơ sở ông được đảm bảo. Để có nguồn hàng phục vụ sản xuất, ông Quốc đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh thu mua tre, một cây tre được ông thu mua với giá 7.000 đồng. Hiện nay, ngoài nguồn cung cấp hàng chính từ Lao Bảo, Hướng Hóa, ông Quốc mở rộng việc thu mua sang các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Với điều kiện thuận lợi về nguồn hàng, hiện nay mỗi ngày gia đình ông Quốc sản xuất từ 1 đến 1,2 tấn đũa tre, cung cấp hàng cho các công ty và nhà hàng trong vùng. Ngoài ra, ông sản xuất đũa tre dùng một lần cung cấp cho đám cưới. Ông Quốc cho biết: do nhu cầu tiêu thụ lớn nên nguồn hàng có lúc không đủ cung cấp cho thị trường. Những khúc tre thừa được ông tận dụng sản xuất tăm, vỏ tre bán cho nhà máy giấy. Trên một cây tre, ông Quốc sản xuất trên 6 kg đũa, trừ tất cả các khoản chi phí, bình quân một ngày gia đình ông thu nhập trên 1 triệu đồng. Với quy mô sản xuất hiện nay, ông tạo công ăn việc làm cho 15 lao động với mức lương từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng. Nghề làm tăm, đũa không nặng nhọc, không độc hại, thu nhập lại ổn định, vì thế thu hút được lao động tại địa phương. Hiện ông Quốc đang ấp ủ, xúc tiến dự tính thành lập Công ty, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ. HƯƠNG LOAN
Bằng đôi tay khéo léo và đầu óc sáng tạo, một cựu nhà giáo đã sáng chế ra nhiều sản phẩm độc đáo và hữu dụng từcây tre. Các sản phẩm thú vị từtre do ông làm ra ...
Cây tre tự bao đời nay đã gắn bó với người Việt, trở thành một biểu tượng của ý chí bền bỉ, tinh thần đoàn kết. Trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ, những rặng tre ...
Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500 triệu đồng, mô ...
Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú với doanh ...
Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Lê Hồng ở thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chúng tôi mới cảm nhận được ý chí và nghị lực vươn lên phát triển kinh ...
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ ...
Từ đôi bàn tay khéo léo của các phật tử vốn là những nông dân chính hiệu đã tạo nên một quần thể công trình bằng cây tre Việt Nam khá độc đáo, thú vị ở chùa Lệ ...
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh, từ đầu tháng 2/2023 đến nay, đơn vị phối hợp với xã Vĩnh Ô triển khai dự án trồng thử nghiệm 2,8 ha cây ...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
(Dân Việt) - Riêng năm 2010, người dân xã Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị đã trồng 805ha chuối, trong đó có 200ha bà con qua huyện Sê Pôn, Savannakhet, Lào thuê đất để trồng.
(QT) - Nhìn trên bản đồ, tỉnh Quảng Trị mang đặc thù của một vùng đất phên dậu, cận sơn, cận hải như các tỉnh ven biển ở vào trung độ của đất nước, đó là có độ dốc nghiêng dần...
(QT) - Ngày 30/8/2010, tại KCN Nam Đông Hà, Công ty CP đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung tổ chức lễ khánh thành Nhà máy tồn trữ và chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng- gas chi...
(QT) - Bây giờ tìm triệu phú ở vùng Lìa (Hướng Hóa, Quảng Trị) không khó, chỉ riêng trồng sắn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa cũng đã có 11 gia...
(QT) - Ngày 19/3/2010, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 440 về việc phê duyệt Đề án “Trồng rừng thay thế nương rẫy cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai...
(QT) - Ngày 27/8/2010, tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), Công ty BHNT Prudential Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức trao tặng 20 suất học bổng cho...