
{title}
{publish}
{head}
Đóng quân tại địa bàn các xã biên giới, vùng biển đảo cách xa trung tâm thị trấn, thành phố, với tinh thần tự lực tự cường, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng trên tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị đã phát huy nội lực, huy động nguồn lực để phát triển mô hình tăng gia sản xuất tại đơn vị. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả đã tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho các đồn biên phòng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hoá tăng gia sản xuất sau giờ học tập, huấn luyện - Ảnh: ĐÌNH TIẾN
Khu vườn tăng gia sản xuất của Đồn Biên phòng Cồn Cỏ trên đảo tiền tiêu quanh năm xanh mướt. Sau giờ học tập, huấn luyện, tuần tra mỗi ngày, cán bộ chiến sĩ đồn lại tập trung tăng gia sản xuất tại khu vườn này.
Hằng năm, mùa khô trên đảo kéo dài, cùng với đó là gió mang theo hơi nước biển mặn lên đảo khiến việc tăng gia sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Để đảm bảo nguồn nước ngọt canh tác, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tận dụng nguồn nước mưa dự trữ trong bể chứa, thu gom, tận dụng nước thải từ nhà ăn và sau khi tắm giặt, tiến hành xử lý bằng cách lắng, lọc rồi mới tưới rau.
Bên cạnh đó, để khắc phục điều kiện đất đai khô cằn, nhiều đá sỏi, cán bộ, chiến sĩ đồn đã bỏ công sức khai hoang, san lấp mặt bằng, vận chuyển đất màu từ nơi khác về để bổ sung lớp đất mặt. Nhờ vậy, sau một thời gian nỗ lực lao động, đơn vị đã có diện tích đất màu, được bố trí khoa học, đảm bảo để trồng các loại rau theo mùa vụ.
Đóng quân ở huyện đảo Cồn Cỏ, vào mùa mưa bão hay mùa biển động có lúc cả tháng trời, các phương tiện tàu thuyền không thể ra vào đất liền tiếp tế thực phẩm nhưng Đồn Biên phòng Cồn Cỏ luôn chủ động nguồn thực phẩm tại chỗ, đảm bảo cho bộ đội ăn quanh năm.
Hiện đồn đã duy trì nuôi trên 50 con dê, 30 con lợn, 4 con bò, hàng trăm con gà, vịt và các loại rau xanh, cây ăn trái phù hợp theo mùa.
Nhờ tăng gia sản xuất, hằng năm đơn vị luôn đảm bảo thực phẩm tự túc, đáp ứng 100% nhu cầu rau xanh, 70 - 80% nhu cầu thịt các loại, nhờ đó chất lượng bữa ăn của bộ đội ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Trung tá Nguyễn Đình Cường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cho biết: “Về mùa mưa bão, cán bộ, chiến sĩ gặp khó khăn về nguồn thực phẩm. Do vậy, thời gian qua đơn vị đã tăng cường tăng gia sản xuất, luôn đảm bảo nguồn thực phẩm đạt trên 78% để phục vụ đời sống cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo khi cần thiết.
Đồng thời đảm bảo dự trữ thực phẩm theo quy định của ngành hậu cần để đảm bảo sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội theo chế độ khu vực biển đảo”.
Mô hình nuôi dê tại Đồn Biên phòng Hướng Lập, huyện Hướng Hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: ĐÌNH TIẾN
Ngoài trồng rau xanh, các đơn vị trên tuyến biên giới rất chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: bò, lợn, dê, gà, vịt...
Mô hình chăn nuôi lợn, lợn rừng lai tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo, Đồn Biên phòng Thuận được đảm bảo theo một quy trình khép kín. Khu chuồng trại chăn nuôi lợn của các đơn vị này được chia thành nhiều ô khác nhau để phục vụ việc nuôi lợn nái sinh sản, rồi chăm sóc cho đến khi lợn trưởng thành có thể xuất chuồng.
Nhờ chủ động được nguồn giống, các đơn vị này luôn duy trì được tổng đàn lợn thường xuyên trên 50 con, ngoài ra các đơn vị còn nuôi hàng trăm con gà, vịt xiêm tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thượng tá Phan Mạnh Trường, Chính trị viên Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo thông tin: “Để tăng cường công tác tăng gia sản xuất, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, đơn vị đã đẩy mạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ chăn nuôi như trồng rau khoai, cây chuối, tận dụng nguồn thức ăn thừa từ nhà bếp.
Bên cạnh đó, đơn vị đã tích cực khai thác các phụ phẩm trên địa bàn như chuối, rau củ quả các loại nhằm phục vụ chăn nuôi đàn gia súc, đặc biệt là đàn lợn bản của đơn vị để vừa chủ động nguồn thức ăn cho cán bộ, chiến sĩ, vừa đảm bảo dự trữ nguồn thực phòng trong mùa mưa bão”.
Tại các đồn biên phòng, khu chăn nuôi tập trung được xây dựng kiên cố và tách biệt với khu làm việc, nghỉ ngơi để phòng chống dịch bệnh, đồng thời không ảnh hưởng tới sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và môi trường xung quanh.
Các đơn vị cũng tiến hành biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh thường xuyên chuồng trại chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm, tẩy trùng ở những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao.
Để đáp ứng nguồn thức ăn đầy đủ quanh năm cho gia súc, gia cầm, các đơn vị tích cực cải tạo đất đai, thực hiện mô hình vườn, chuồng liên kết phù hợp với đặc điểm địa hình từng nơi đóng quân.
Ngoài ra, các đơn vị còn tận dụng việc lấy thân, lá cây chuối, rau các loại được trồng tại đơn vị và trên địa bàn đóng quân.
Diện tích đất tại các đơn vị có hạn, bởi vậy bên cạnh việc tận dụng tối đa đất để tăng gia sản xuất, các đồn biên phòng còn đầu tư xây hệ thống vườn, chuồng trại với quy hoạch theo hướng tập trung, phân khu chức năng hợp lý, hiệu quả. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế và thổ nhưỡng, khí hậu.
Thiếu tá Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ nhiệm Phòng Hậu cần, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết: “Thời gian qua, Đảng uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất. Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của từng đơn vị để lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp phát triển tăng gia sản xuất. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào tăng gia sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm hậu cần, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.
Những kết quả trong công tác tăng gia sản xuất ở các đồn biên phòng đã tạo được nguồn thực phẩm tại chỗ ổn định, chất lượng, góp phần giữ vững và nâng cao đời sống cho bộ đội. Kết quả tăng gia sản xuất không chỉ cải thiện đời sống cho bộ đội, tạo nguồn thu cho đơn vị mà còn giáo dục, rèn luyện, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia xây dựng đơn vị, thực hiện tốt chức năng “Đội quân lao động, sản xuất”.
Hiếu Giang
{name} - {time}
QTO - Những năm trở lại đây, chăn nuôi truyền thống, quy mô nhỏ gặp không ít khó khăn do nguồn gốc con giống chưa đảm bảo, chi phí đầu tư tăng cao lại khó...
QTO - Đầu tháng 6/2023, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thương mại Hiệp Phát phối hợp với Công ty TNHH Minh Khánh (tỉnh Gia Lai) lần đầu tiên triển khai mô...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông triển khai đồng bộ các giải pháp trợ giúp phát triển kinh tế tư nhân. Được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cơ chế,...
QTO - Trước thực trạng khó khăn về nguồn vật liệu đất san lấp phục vụ các công trình, dự án đang triển khai kéo dài thời gian qua, từ ngày 15-24/8/2023, Sở...
QTO - Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị luôn nỗ lực cải...
QTO - Năm 2018, xã Gio Quang, huyện Gio Linh hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với quyết tâm và khát vọng vươn...
QTO - Luôn sáng tạo, tìm kiếm cách thức sản xuất mới, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH trong thời đại mới, nhiều năm qua, anh Nguyễn Hùng Vương ở...
QTO - Hiện tại, đường từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về biển Mỹ Thủy, khi đến đoạn xã A Ngo, huyện Đakrông thì phải đi theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây rồi ra...
QTO - Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 1 trạm biến áp (TBA) 110 kV, 3 TBA cắt tại các khu vực Cửa Tùng, Hồ Xá và Ngã Tư Đất với 338 trạm phụ tải,...
QTO - Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ X (2022-2023) vừa công bố 26 giải pháp, đề tài đoạt giải. Trong đó, Công ty Điện lực...
QTO - Xót xa trước cảnh người dân phải phá bỏ những vườn chuối mật mốc đang cho thu hoạch do giá thu mua xuống thấp, cuối năm 2020, vợ chồng anh chị Văn...
QTO - Hàn Quốc vốn là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Trong những năm gần đây, thị trường này tiếp tục ghi nhận nhiều người lao động...