{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND ngày 9/12/2021 về Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND), các địa phương đã tổ chức thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, vấn đề di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ...
Một cơ sở chăn nuôi ở Khóm I, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông hiện vẫn chưa di dời do không có địa điểm mới - Ảnh: H.A
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc cho biết, để thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 4/4/2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh. Ngày 31/5/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính đã ban hành Hướng dẫn liên sở số 1163/HD - SNN - STC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh.
Ngày 24/6/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 1385/ SNN - KHTC về việc báo cáo số liệu rà soát, thống kê cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi chim yến trong khu vực không được phép chăn nuôi và đăng ký nhu cầu hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi trong năm 2022, 2023; văn bản số 2098/SNN - CNTY ngày 15/8/2023 về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi năm 2024. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh như: tập trung thực hiện việc rà soát, thống kê cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi chim yến trong khu vực không được phép chăn nuôi; thực hiện cam kết chấm dứt hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Qua rà soát, thống kê, toàn tỉnh có 369 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi, trong đó có 23 cơ sở nuôi chim yến; 326 hộ chăn nuôi; 11 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ; 9 trang trại chăn nuôi quy mô vừa...
Đến đầu năm 2024, toàn tỉnh có 71 cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi đã chấm dứt hoạt động chăn nuôi; 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện việc di dời cơ sở chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi còn lại đều thực hiện cam kết chấm dứt hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trước ngày 31/12/2024.
Về đăng ký nhu cầu và hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, từ năm 2022 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đều có văn bản đề nghị các địa phương đăng ký nhu cầu hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi để đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Cụ thể, trong năm 2022, 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản gửi các địa phương đăng ký nhu cầu hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi tại công văn số 1385/ SNN-KHTC ngày 24/6/2022.
Trong năm 2022, các địa phương không có nhu cầu hỗ trợ thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi. Năm 2023 có 54 cơ sở chăn nuôi đăng ký, trong đó có 51 hộ chăn nuôi; 2 trang trại quy mô nhỏ; 1 trang trại quy mô vừa tại các huyện: Vĩnh Linh, Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông và TP. Đông Hà với tổng kinh phí hỗ trợ là 226 triệu đồng. Năm 2024, có 50 cơ sở chăn nuôi có nhu cầu di dời, trong đó có 46 hộ chăn nuôi; 3 trang trại quy mô nhỏ; 1 trang trại quy mô vừa với kinh phí đề nghị hỗ trợ di dời là 212 triệu đồng.
Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 160/2021/ NQ - HĐND của HĐND tỉnh hiện nay đó là việc tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chấm dứt hoạt động chăn nuôi, di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân.
Ở một số huyện, thị xã, thành phố, các hộ chăn nuôi gặp khó khăn về quỹ đất để thực hiện việc di dời cơ sở chăn nuôi. Tại khu vực không được phép chăn nuôi hầu hết là các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng, vì vậy từ khi Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh có hiệu lực thì phần lớn các hộ chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi đã lựa chọn giải pháp chấm dứt hoạt động chăn nuôi...
Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh, từ ngày 14/3 - 28/3/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với các huyện, thị xã, thành phố với những nội dung trọng tâm như chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung theo Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 4/4/2022 của UBND tỉnh theo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
Đó là chấm dứt hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trước ngày 31/12/2024. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chấp hành tốt việc chấm dứt hoạt động chăn nuôi hoặc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Ưu tiên bố trí quỹ đất để thực hiện việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Nếu địa phương nào quá khó khăn trong việc bố trí quỹ đất thì thực hiện việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi chuyển đổi sang các nghề phù hợp nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực chăn nuôi cho người dân nắm bắt, chấp hành tốt.
Hải An
QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...
QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu...
QTO - Bằng sự đam mê và quyết tâm dám nghĩ dám làm, nhiều mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp từ nông sản địa phương của thanh niên Quảng Trị đã thành công....
QTO - Câu chuyện về một chủ thẻ nợ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng sau 11 năm đang “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng...
QTO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Hướng Hóa có tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh về chăn nuôi. Thời gian qua, huyện đã tăng cường...
QTO - Xác định sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật...
QTO - Sau một thời gian chậm tiến độ triển khai do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được Công ty Cổ phần liên doanh Cảng quốc...
QTO - Bộ dụng cụ làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa, chiếc máy sấy quần áo hay chiếc xe bán bánh mì... với nhiều người không phải là món đồ giá trị. Thế nhưng đây...
QTO - Về vị trí địa lý - kinh tế, Quảng Trị nằm trong hai chiến lược phát triển quốc gia là Hành lang kinh tế Đông - Tây và Vùng kinh tế trọng điểm miền...
QTO - Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng trực tuyến, bán hàng qua mạng (gọi chung là thương mại điện tử) đã có...
QTO - Sau thời gian khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, bắt đầu từ tháng 3/2024, nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã đón nhận những...
QTO - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện chuyển đổi số, tạo điều kiện cho khách hàng thuận tiện trong việc giám sát và theo...