Cập nhật:  GMT+7

“Lợi ích kép” từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống, đơn vị chủ rừng và quản lý rừng có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng.

“Lợi ích kép” từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tổ bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm địa bàn xã Hướng Phùng thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng -Ảnh: T.T

Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch sử dụng DVMTR thực hiện chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 6 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch ký hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị. Còn lại 4 nhà máy thủy điện ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam. Diện tích được chi trả DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 50.000 ha, chiếm 20,2% tổng diện tích rừng toàn tỉnh.

Để đảm bảo chi trả tiền DVMTR đúng tiến độ và điều tiết hợp lý nguồn tiền DVMTR, hạn chế sự chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 5/4/2023 phê duyệt đơn giá chi trả DVMTR cho lưu vực thủy điện Rào Quán, Hạ Rào Quán và thủy điện Khe Nghi với mức chi trả 800.000 đồng/ha/năm.

Đối với lưu vực các nhà máy thủy điện trên sông Đakrông, La La và Khe Giông, UBND tỉnh phê duyệt đơn giá 300.000 đồng/ha/năm. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã lập dự toán thu chi nguồn kinh phí chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế, dự toán chi phí quản lý Quỹ tại Quyết định số 1032/QĐUBND ngày 19/5/2023.

Trên cơ sở đó, đơn vị đã tiến hành chi trả kịp thời cho các chủ rừng để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên lưu vực các nhà máy thủy điện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Quỹ đã chủ động lập kế hoạch kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, giám sát theo tài liệu hướng dẫn của quỹ trung ương. Sau khi các chủ rừng hoàn thành việc chi trả cho các hộ nhận khoán và báo cáo kết quả tình hình quản lý, sử dụng tiền DVMTR, Ban điều hành Quỹ sẽ tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định.

Hiện có hơn 2.137 hộ gia đình, cá nhân, 35 cộng đồng dân cư thôn, 9 nhóm hộ gia đình và 89 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã, tổ chức được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc 16 xã vùng sâu, vùng xa nằm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Thực hiện chính sách chi trả môi trường rừng theo Đề án chi trả DVMTR lưu vực Nhà máy thủy điện Quảng Trị được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1536/ QĐ-UBND ngày 30/7/2014, từ năm 2017 đến nay, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá thực hiện hiệu quả công tác chi trả, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo vệ rừng. Diện tích rừng được chi trả DVMTR hằng năm từ 3.153 - 3.352 ha với kinh phí được chi trả từ 1,8 - 2,3 tỉ đồng/năm. Hằng năm, đơn vị giao khoán từ 45 - 56 hộ gia đình/6 nhóm hộ thuộc 6 thôn vùng đệm.

Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá Hà Văn Hoan cho biết: “Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ dân, giúp các hộ nhận khoán rừng hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng. Qua đó giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trong khu vực được chi trả”.

Trong những năm qua, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đến công tác chi trả tiền DVMTR bằng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Hằng năm, Ban điều hành Quỹ phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai tập huấn, mở tài khoản ngân hàng cho các chủ rừng. Đến nay, Ban điều hành Quỹ đã chi trả cho các chủ rừng hơn 17,7 tỉ đồng, đạt 88,82%.

Còn lại một số UBND xã chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ, thủ tục chi trả theo quy định nên chưa thực hiện được việc chi trả. Đối với những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng còn lại được chi trả bằng hình thức tiền mặt. Đây là những hộ có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nhỏ, số tiền nhận được còn rất thấp (bình quân dưới 550.000 đồng/năm). Đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí chưa cao, chưa có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng do số tiền nhận được không nhiều.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, các chủ rừng và chính quyền địa phương được nâng cao kiến thức về công tác quản lý bảo vệ rừng. Số vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng hằng năm giảm đáng kể.

Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị Trần Xuân Dưỡng cho biết: “Nguồn thu từ chi trả DVMTR không nhiều nhưng đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo đối với người dân. Từ khi có chính sách chi trả DVMTR, các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng... dần được hạn chế tại các vùng sâu, vùng xa”.

Để hướng mục tiêu chi trả DVMTR phi tiền mặt đạt tỉ lệ 100%, trong thời gian tới, Quỹ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại làm việc với chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức và tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận giao dịch qua hệ thống ngân hàng.

Đồng thời, tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ người nhận tiền bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR theo hình thức phi tiền mặt một cách thuận lợi và đơn giản nhất mà không mất nhiều thời gian, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • “Lợi ích kép” từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
    Lợi ích kép từ những cánh rừng

    Nhiều năm qua, rừng bần chua ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong và rừng nguyên sinh ở trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần cải thiện môi trường, làm đa dạng hệ sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo ra cảnh quan du lịch sinh thái...

  • “Lợi ích kép” từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng
    Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở mang dân trí và cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hệ lụy từ nuôi tôm tự phát

Hệ lụy từ nuôi tôm tự phát
2023-08-20 06:28:00

QTO - Việc nuôi tôm tự phát trong khu dân cư, đồng ruộng đã làm phát sinh nhiều hệ lụy. Thực tế này cần được chính quyền các địa phương, cơ quan chức...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết