{title}
{publish}
{head}
Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn không ngăn được đoàn tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh rẽ sóng vươn khơi. Trên bong của những chiếc tàu đánh bắt xa bờ luôn hiện hữu nhiều ngư dân của dòng họ Bùi can trường bám biển, bám ngư trường để đánh bắt thủy hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhiều tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân trong dòng họ Bùi trở về từ biển khơi - Ảnh: HẢI AN
Cứu người giữa biển khơi
Khi tôi nhắc đến chuyện nhiều tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân trong dòng họ Bùi ở Khu phố 5 luôn sẵn sàng ra khơi ứng cứu tàu, thuyền gặp nạn trên biển, lão ngư Bùi Đình Sành (70 tuổi) nở nụ cười đôn hậu rồi cho biết, từ xưa đến nay ngư dân miền biển vẫn luôn có quan niệm rằng cứu người trên biển, trên sông là “cướp cơm của Hà Bá” nên nhiều ngư dân thường do dự khi ứng cứu tàu, thuyền gặp nạn trên biển, trên sông.
Ở đâu không biết, chứ riêng đội tàu đánh bắt xa bờ của Khu phố 5, trong đó có tàu đánh bắt xa bờ của nhiều ngư dân họ Bùi chỉ cần có thông tin tàu, thuyền gặp nạn trên biển, trên sông là lập tức lên đường ứng cứu. Cùng nghề biển, nghiệp biển với nhau thì cứu người là nghĩa cử mà bất cứ ngư dân nào cùng cần phải làm.
Còn nhớ, khoảng cuối tháng 2/2023, thuyền đánh cá của ngư dân Nguyễn Văn Vĩnh (sinh năm 1976) và Võ Quang Bắc (sinh năm 1972) cùng trú tại Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, khi đánh bắt hải sản trên đường trở về khu vực cảng Cửa Việt thì gặp sự cố, bị sóng đánh chìm. Ngư dân Bùi Đình Hiến, trú tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, lập tức ra khơi ứng cứu ngư dân gặp nạn trên biển. Tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Bùi Đình Hiến đã cứu hộ thành công thuyền đánh cá của ngư dân Nguyễn Đức Huân (sinh năm 1982) trú tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, gặp sự cố, bị sóng đánh chìm...
Ngay hôm sau, khi được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt huy động, tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Bùi Đình Hiến tiếp tục cùng với tàu đánh bắt xa bờ QT - 92567 TS của ngư dân Võ Văn Thức trú tại thôn Xuân Ngọc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, ra biển để lai dắt thuyền của ngư dân bị chìm vào bờ trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn và sau đó bàn giao cho ngư dân tiến hành tu sửa.
Ông Bùi Đình Sành cho biết thêm, gần 14 năm làm Tổ trưởng Tổ tự quản tàu thuyền an toàn Khu phố 5, ông đã chứng kiến hàng chục lần ngư dân tương trợ lẫn nhau trong giông tố mịt mùng giữa đại dương bao la. Chỉ riêng tổ tự quản có 35 tàu đánh bắt xa bờ thì có đến 6 - 7 tàu đánh bắt xa bờ từng xông pha giữa sóng to, gió lớn để cứu người trên biển, trong đó có tàu đánh bắt xa bờ của nhiều ngư dân họ Bùi.
Đơn cử như tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Bùi Đình Dũng, Bùi Đình Huệ, Bùi Đình Tấn, Bùi Văn Biền, Bùi Đình Hiến... ở Khu phố 5. Một đời làm ngư dân lặn ngụp với biển khơi thì phải có tấm lòng nhân nghĩa. Không riêng gì ngư dân Khu phố 5 mà ngư dân của miền biển luôn có ý thức cứu người gặp nạn trên biển hay sẻ chia, trợ giúp gia đình bạn nghề gặp hoạn nạn, khó khăn... để cùng nhau bám biển trời của Tổ quốc.
Quyết tâm bám biển
Trong dòng ký ức về những tháng năm còn là kình ngư vẫy vùng trên khắp các ngư trường như Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ... lão ngư Bùi Đình Chính (75 tuổi) ở Khu phố 5 nhớ lại, từ năm lên 15 tuổi ông đã theo cha làm quen với sóng gió biển khơi. Ngày xưa, ngư dân làm nghề biển cực khổ trăm bề.
Không khổ sao được khi phải ra khơi trên chiếc thuyền nan chèo chống bằng tay. Muốn đánh bắt cá, tôm phải nhìn sao trời, nhìn sóng biển, hướng chảy của dòng hải lưu để đoán định hướng cá, tôm mà thả lưới, thả mồi câu. Tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm đi biển của một đời ngư dân tích cóp được.
Ông Bùi Đình Chính tỉ mẫn giúp các con vá từng mắt lưới của tay lưới rê bùng nhùng - Ảnh: HẢI AN
Mãi đến năm 2006, ông Chính mới đủ khả năng đóng mới chiếc tàu đánh bắt xa bờ công suất hơn 400 CV với trang bị ngư lưới cụ hiện đại để cùng các con vươn khơi, bám biển. Bằng sự am tường, kinh nghiệm của hàng chục năm gắn bó máu thịt với nghề biển, ông Chính đã kịp trao truyền hết cho 3 người con là ngư dân Bùi Đình Chiến (49 tuổi), Bùi Đình Huệ (47 tuổi), Bùi Đình Mười (34 tuổi) những kiến thức về luồng lạch, dòng hải lưu mà đàn cá, mực xuôi theo cũng như ngư trường đánh bắt được sản lượng lớn thủy hải sản tùy theo từng mùa trong năm.
Đến khoảng năm 2009, khi tuổi già sức yếu, ông Bùi Đình Chính không thể ôm vô lăng điều khiển con tàu đánh bắt xa bờ nên quyết định không theo các con vươn khơi, bám biển. Ông ở nhà tỉ mẫn giúp các con vá từng mắt lưới của tay lưới rê bùng nhùng để kịp mang lên tàu ra khơi đánh bắt thủy hải sản.
Các con ông hiện tại đã sở hữu cho riêng mình những chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 450 CV đến gần 800 CV được trang bị ngư lưới cụ hiện đại; có thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi chuyến biển từ tàu đánh bắt xa bờ. Trong số 3 người con trai của ông Chính, người con thứ 2 là ngư dân Bùi Đình Huệ sở hữu chiếc tàu vỏ thép vào loại lớn ở thị trấn Cửa Việt. “Đội tàu” của các con lão ngư Bùi Đình Chính hiện đang ngày đêm bám biển, đánh bắt thủy hải sản ở những ngư trường xa.
Khu phố 5 (ngày xưa là làng Tân Lợi) luôn có truyền thống vươn khơi xa với đội tàu đánh bắt xa bờ vào loại lớn nhất của thị trấn Cửa Việt. Riêng dòng họ Bùi có đội tàu đánh bắt xa bờ chiếm đến khoảng 2/3 tổng số tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn Cửa Việt chuyên đánh bắt thủy hải sản ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.
Mùa “mở biển” năm 2024 đang cận kề với lễ “mở biển” đầu năm mới là nét đẹp văn hóa độc đáo đã tồn tại hàng trăm năm qua ở các làng biển. Sau lễ “mở biển” đầu năm, hòa vào đoàn tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn Cửa Việt là nhiều tàu đánh bắt xa bờ của những ngư dân can trường của dòng họ Bùi ở Khu phố 5. Và ở những ngư trường xa của Tổ quốc như Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ... với sự hiện diện của ngư dân Cửa Việt đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hải An
QTO - Năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông (TTKN) quốc gia, TTKN tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông liên huyện Vĩnh Linh - đảo Cồn Cỏ xây...
QTO - Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng luôn được huyện Hải Lăng quan tâm triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực....
QTO - Tốt nghiệp ngành Công nghệ môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, sau đó làm kỹ sư môi trường cho một số doanh nghiệp lớn ở TP. Hồ...
QTO - Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú...
QTO - Hưởng ứng Chương trình trồng mới một tỉ cây xanh với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, các đơn vị,...
QTO - Trong các địa phương thuộc khu vực Bắc miền Trung, hiếm có một vùng đất nào hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế như huyện Vĩnh Linh, tỉnh...
QTO - Năm 2023 là một năm đầy thử thách, biến động của nền kinh tế nhưng nếu nhìn ở góc độ tích cực thì đây cũng là chính thời điểm mà các doanh nghiệp...
QTO - Trên trục đường Xuyên Á của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây từ Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị, Việt Nam) có nhiều điểm du...
QTO - Trung tuần tháng 9/2023, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình Caravan du lịch năm 2023 với chủ đề “Sắc màu Quảng Trị” và Hội thảo Kết nối du lịch...
QTO - Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan - 1st Meet Thailand” do tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Thái Lan lần đầu tiên tổ chức...
QTO - Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế nội tại kéo dài càng bộc lộ rõ hơn sự khó khăn trong đầu...
QTO - Hưởng ứng Tháng tri ân khách hàng năm 2023 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, Công ty Điện lực Quảng...