
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Khoảng 4 năm trở lại đây, Ban Quản lý Khu thương mại Lao Bảo đã bố trí cho bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa một khu vực để buôn bán theo nguyện vọng. Từ đây, bà con dân bản hết sức vui mừng vì có nơi mua bán, trao đổi nông sản do mình làm ra để có điều kiện cải thiện cuộc sống.
![]() |
Bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bán nông sản tại khu chợ dành riêng cho mình tại Khu thương mại Lao Bảo |
Ngay giữa trung tâm thị trấn Lao Bảo, vài năm gần đây có sự hiện diện một khu chợ khá độc đáo. Đó là khu chợ với diện tích khiêm tốn chỉ khoảng hơn 100 m2 dành cho bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô tại địa phương làm nơi mua bán hàng hóa, nông sản bản địa. Chợ họp mỗi ngày, bắt đầu đông nhất là lúc mờ sáng và lúc chiều tà. Từ những ngày đầu thưa thớt, đến nay khu chợ đã thu hút được đông đảo dân bản trong vùng đến bán nông sản và khách hàng từ nhiều nơi trong vùng để mua bán, trao đổi hàng hóa các loại. Tại khu chợ này, bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bày bán hầu như đầy đủ các loại hàng hóa do chính bà con làm ra. Đó là các loại nông sản như: Gà, lợn bản, hoa chuối rừng, chuối buồng, nếp than, trái cây, gừng, nghệ, ớt…Tất cả những thứ nông sản này được thu hoạch từ nương rẫy của bà con Vân Kiều, Pa Kô ở các bản làng ở thị trấn Lao Bảo. Khí hậu, đất đai đặc trưng nơi miền sơn cước cùng với sự kiên trì nhẫn nại, bám đất bám rẫy của bà con dân tộc thiểu số đã làm nên những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, mang đậm vị ngon vốn có của sản phẩm núi rừng. Các mặt hàng của bà con nơi đây rất đỗi bình dị nhưng lại chứa đựng bản sắc văn hóa đặc trưng vùng cao. Vì thế, có bao nhiêu sản phẩm theo gùi hàng bà con xuống chợ đều được người tiêu dùng ở thị trấn Lao Bảo và khách gần xa tiêu thụ nhanh chóng. Cũng nhờ vậy đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đáng kể đời sống của bà con dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới này.
Bà Nguyễn Thị Hoa, khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, một khách hàng thường xuyên mua nông sản tại khu chợ này chia sẻ: “Hầu hết các loại nông sản ở đây đều sạch nên chúng tôi mua về dùng rất yên tâm. Không chỉ người dân địa phương mà tôi thấy nhiều khách nơi khác đến cũng rất thích và mua nông sản của bà con. Tôi cảm thấy vui mừng cho bà con dân bản vì đã có nơi buôn bán đàng hoàng, trật tự, sạch sẽ”. Không ồn ào, náo nhiệt, bà con mua bán, thỏa thuận với nhau một cách từ tốn, ít xô bồ nên đã tạo nên một khu chợ mang nét văn hóa đặc trưng vùng cao, khó hòa lẫn với nơi khác.
Bà Hồ Thị Biết, khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo, cho biết: “Trước đây khi chưa có chợ, bà con dân bản mình chỉ biết ngồi ngoài đường để bán nông sản. Vừa bụi bặm, khó bán hàng mà còn nguy hiểm nữa. Từ ngày có chợ này, mình và bà con rất vui. Mình cùng các chị em trong bản thu hoạch các nông sản tự trồng được hoặc hái các loại rau rừng mang về đây bán để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình”. Từ khi có khu chợ này đã hạn chế được tình trạng mua bán nhỏ lẻ dọc đường, gây mất trật tự và vẻ mỹ quan đô thị. Và hơn thế là đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con dân tộc thiểu số mua bán tập trung, tiêu thụ nông sản dễ dàng và mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Ông Nguyễn Hữu Thể, Giám đốc Ban quản lý Khu thương mại Lao Bảo, cho biết: “Trước thực trạng bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô buôn bán dọc các lề đường, vỉa hè gây mất an toàn giao thông, trật tự đô thị, chúng tôi đã kiến nghị với huyện và được huyện cho phép mở một khoảng sân trong khu thương mại để bà con buôn bán. Việc này đã khiến việc quản lý của chúng tôi đỡ vất vả, hơn hết là bà con có nơi buôn bán thuận tiện, có thêm nguồn thu nhập”.
Hiếu Giang
Tối nay 13/1, tại Nhà Văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, huyện Hướng Hóa tổ chức khai mạc phiên chợ vùng cao 2023.
Chợ phiên biên giới Lao Bảo do UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức định kỳ từ 6 giờ sáng thứ Bảy hằng tuần bắt đầu từ ngày 21/12/2024 đến ngày ...
Chợ phiên biên giới Lao Bảo là hoạt động văn hóa, giao thương hàng hóa lần đầu tiên được UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức tại Trung tâm Thương ...
Lâu nay, người dân ở huyện Hướng Hóa quen với hình ảnh người đàn ông dân tộc Vân Kiều lặng lẽ xuống nhiều bản, làng để sưu tầm hàng trăm hiện vật gắn bó mật ...
Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...
Dẫu còn đó những vất vả khó khăn nhưng cuộc sống của bà con nơi đây đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, đấy chính là lời của những người dân Vân Kiều, Pa Kô ...
Ca dao có câu: “Trai khôn tìm vợ chợ đông/Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân”, nhưng hiện nay, đối với nhiều người đàn ông dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng ...
Đối với đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô thì nhạc cụ, làn điệu dân ca, trang phục thổ cẩm... được xem là “linh hồn”, góp phần làm nên văn hóa đặc sắc được lưu ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - Theo thống kê sơ bộ của HTX Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, đến thời điểm này đã có khoảng 20 ha dưa quả ở vùng cát của người dân bị “chết yểu” do ảnh hưởng bởi...
(QT) - Bằng nhiều cách làm mới, thiết thực, những năm qua phường Đông Lương, thành phố Đông Hà đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo. Nhờ vậy, nhiều người có hoàn cảnh đặc...
(QT) - Trong những tháng đầu năm 2018, với sự nỗ lực và sáng tạo, thành phố Đông Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tạo động lực để địa phương hoàn...
(QT) - Với tinh thần tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế, ngành KH&CN Quảng...
(QT) - Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (STKT) được tổ chức 2 năm một lần theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh Quảng Trị nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo...
(QT) - Là 1 trong 7 xã kinh tế mới của huyện Hướng Hóa, Tân Hợp được thành lập từ tháng 9/1975. Hiện xã có 1.259 hộ với 5.201 nhân khẩu sinh sống ở 5 thôn Lương Lễ, Tân Xuyên,...