
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Chế biến nông, lâm sản là ngành công nghiệp chủ lực có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị. Với lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ, trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể. Một trong những địa phương tập trung nhiều sản phẩm nông nghiệp được đưa vào chế biến tại chỗ là địa bàn huyện Cam Lộ. Những năm qua, huyện Cam Lộ đã đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào chế biến nông, lâm sản, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm không chỉ đưa lại lợi nhuận cao cho các nhà máy mà còn mang lại thu nhập ổn định cho nông dân tạo ra nguồn nguyên liệu.
![]() |
Sản phẩm dầu lạc Super Green của Công ty TNHH Từ Phong, Cam Lộ |
Nhằm khắc phục tình trạng chế biến sản phẩm nông sản dưới dạng thô, các nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn huyện Cam Lộ đã đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc để chuyển dần chế biến nông, lâm sản sang dạng tinh chế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Từ sản phẩm lạc là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Cam Lộ, Công ty TNHH Từ Phong đã đầu tư hệ thống máy móc sản xuất tinh dầu lạc ở Cụm Công nghiệp Cam Thành, Cam Lộ với công suất 150.000 lít/năm mang thương hiệu Super Green. Sản phẩm ban đầu mới chỉ là tinh dầu lạc, dần dần công ty đầu tư sản xuất thêm sản phẩm bơ, dầu lạc dành cho trẻ em… Ông Từ Linh Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Từ Phong, Cam Lộ cho biết: “Nhà máy đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị máy móc sản xuất, chế biến nhiều sản phẩm từ lạc để đảm bảo tiêu thụ tốt lạc nguyên liệu cho nông dân, giúp nông dân ổn định sản xuất. Hiện nay, công ty tìm kiếm được nhiều thị trường nên đầu ra sản phẩm lạc tinh chế tương đối tốt”.
Với vùng nguyên liệu đa dạng, huyện Cam Lộ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong những năm qua, cùng với việc chính quyền huyện nỗ lực từng bước xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua việc hình thành nhiều cơ sở chế biến, thì các doanh nghiệp cũng ý thức rõ việc cần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm nên đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vừa phong phú nhiều sản phẩm nông sản chế biến.
Để công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững hơn nữa, trước mắt cần làm tốt công tác quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung phát triển mạnh năng lực chế biến bằng cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với tình hình phát triển mới, tăng cường chế biến sâu để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực tế những năm trở lại đây, huyện Cam Lộ đã chú trọng đầu tư các dự án gắn vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đầu tư máy móc hiện đại chế biến sâu. Phần lớn các nhà máy đang hoạt động tại 3 cụm công nghiệp là Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền như Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái, Cơ sở chế biến cà gai leo An Xuân, Nhà máy chế biến gỗ dăm Cam Lộ, Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ… đều được đầu tư cải tiến đổi mới trang thiết bị máy móc để chế biến nguồn nguyên liệu nông, lâm sản vốn là thế mạnh của địa phương giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giải quyết đầu ra bền vững cho nông dân. Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cam Lộ Nguyễn Hồng Sơn cho biết: “Huyện đã đầu tư nhiều kinh phí từ nguồn vốn khoa học và công nghệ và nguồn khuyến công để hỗ trợ cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giá cả ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng nguyên liệu”.
Hiện nay, huyện Cam Lộ đang tích cực thực hiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản; đồng thời huyện cũng tập trung nghiên cứu, lựa chọn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản…nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, cùng chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, hầu hết các dự án chế biến nông, lâm sản đầu tư vào các cụm công nghiệp ở Cam Lộ đang hoạt động đúng quy hoạch của huyện. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị sản xuất.
Trần Cát Linh
Để phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng ...
Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản là nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng nông ...
Những năm qua, huyện Cam Lộ tập trung huy động các nguồn lực, kết hợp nhiều chương trình, dự án để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh thực ...
Thông tin từ UBND huyện Cam Lộ cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có 17 doanh nghiệp chế biến gỗ (bao gồm các dự án sản xuất viên nén năng lượng, chế biến ...
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo ...
Hướng đến nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc trưng, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời gian qua, nhiều địa phương, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, cơ sở ...
Là địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan và các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, Hướng Hóa đã phát triển được nhiều nông sản đặc trưng, trong đó có cây chuối, mang ...
Huyện Cam Lộ hiện có 15 hợp tác xã (HTX) hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, với tổng số 3.090 thành viên; số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 136 ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - “Sản phẩm gạo sạch Triệu Phong thơm, ngon và có vị ngọt tự nhiên”, “Gạo hữu cơ Quảng Trị có hương vị thơm ngon đặc trưng một cách tự nhiên đồng thời chứa nhiều thành...
(QT) - Tân Thành là một trong 7 xã, thị trấn vùng kinh tế mới dọc Quốc lộ 9 của huyện Hướng Hóa, được thành lập sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...
(QT) - Xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất, thời gian qua Công ty Thủy điện Quảng Trị đã quan tâm thực hiện công...
(QT) - Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08 năm 2012 của Huyện ủy “Về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) và thương mạidịch vụ (TM- DV) đến năm 2015, có...
(QT) - Sau khi đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2017, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ tiến lên một bước nữa, quyết tâm xây dựng thành công xã NTM kiểu...
(QT) - Những năm qua, anh Hồ Tu Lanh ở thôn A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đầu tư trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, trở thành một trong những thanh...