
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cách đây 40 năm, ngày 7/1/1979, trước hành động xâm lược của quân Pôn Pốt và đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang Campuchia mở cuộc tổng phản công tiến công trên toàn biên giới Tây Nam, phá bỏ hệ thống phòng thủ của quân Pôn Pốt, tổng công kích giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnôm Pênh, từ đó xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia.
Từ lâu, nhân dân Việt Nam - Campuchia đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngoài kích động, lợi dụng, từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân Pôn Pốt đã tiến hành một số vụ tiến công, bắt cóc, giết hại cán bộ, bộ đội Việt Nam. Tháng 4/1975, sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia và phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia, xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam và giết hại người dân vô tội.
Trước hành động xâm phạm biên giới Tây Nam Việt Nam của quân Pôn Pốt, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm mong muốn đàm phán ký kết hiệp ước về biên giới giữa hai nước trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tiếp tục phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Bất chấp mọi nỗ lực ngoại giao hòa bình của Việt Nam, tập đoàn Pôn Pốt ra sức tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, huy động phần lớn sức mạnh quân sự với hàng chục sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam. Đi đến đâu chúng cũng tàn phá làng mạc, giết hại dã man hàng ngàn người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em Việt Nam. Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, giúp đỡ những người cách mạng chân chính Campuchia làm lại cuộc cách mạng đã bị phản bội.
Thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc có ý nghĩa rất to lớn đối với Việt Nam; một lần nữa khẳng định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung, lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia. Chiến thắng ngày 7/1/1979 có ý nghĩa lịch sử đặc biệt to lớn đối với vận mệnh đất nước Campuchia, xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia; cứu nhân dân Campuchia ra khỏi thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi sinh đất nước và dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, tươi đẹp. Với thắng lợi này, quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ khôi phục, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước. Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã góp phần giữ vững hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ độc tài; cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới.
40 năm qua kể từ sau chiến thắng ngày 7/1/1979, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước phát triển nhanh. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình khoảng 30-40%, đã đạt 3,8 tỉ USD vào năm 2017. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba và đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia. Hai nước cũng tích cực hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục- đào tạo, du lịch. Campuchia đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh trên đất Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh.
Trong thời gian tới, dù bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia sẽ cùng nhau cảnh giác, đấu tranh với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và thứ văn hóa bôi nhọ, vu khống, kích động, gây chia rẽ để không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, vun đắpmối quan hệ phát triển tốt đẹp, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và Campuchia, vì hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Phương Minh
(QĐND) - Cách đây vừa tròn 46 năm, vào ngày 7-1-1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng ...
VOV.VN - Sáng 7/1, tại thủ đô Phnom Penh, diễn ra lễ kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979-7/1/2023), với sự tham dự của hàng ...
VOV.VN - “Quan hệ Campuchia-Việt Nam cần đứng trên nguyên tắc láng giềng tốt đẹp” là nhan đề bài viết được báo chí Campuchia đăng tải nhân kỷ niệm 57 năm Ngày ...
Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng hữu nghị và thân thiện, Nhân dân sớm có quan hệ đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong lịch sử. Trong cuộc kháng ...
Bây giờ, theo tuyến đường bộ từ Việt Nam, du khách có thể đến tham quan quần thể Ăng co thuộc tỉnh Xiêm Riệp - một trong những kỳ quan thế giới của đất nước ...
VOV.VN - Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng.
Những ngày hạ tuần tháng 8, chúng tôi trở lại xã Thanh, 1 trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, chứng kiến niềm vui của cán bộ, Nhân dân các thôn, bản đối ...
Có thể thấy, tiếp theo mạch nguồn của nền văn học cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ với phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính, khi ...
QTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và ở các địa phương; mở đợt cao điểm tấn công đấu tranh ngăn chặn, đẩy...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
(QT) - Năm 2018, với mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) địa phương phát triển, tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội...
(QT) - Những ngày cuối năm 2018, Trung ương tiến hành 3 cuộc họp quan trọng, đó là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9; phiên họp thường kỳ tháng 12 của Chính phủ...
(QT) - Năm 2018, với sự giúp đỡ của Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã vượt qua khó khăn chung, chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành. Nhờ đó tình hình kinh tế...
(QT) - Cách đây không lâu, TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bị cáo trong vụ án này là một cô gái, thông qua mạng internet...
(QT) - Qua thực tế triển khai, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã minh chứng tầm chiến lược và tính đúng đắn về...
(QT) - Tại phiên họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng mới đây, Ban Bí thư đã thống nhất sẽ ban hành chỉ thị về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa...