
{title}
{publish}
{head}
(ĐCSVN) - Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trăn trở trước tình trạng thiên tai vừa qua ở nhiều vùng, gây sạt lở, trôi nhà cửa, khiến người dân phải sống trong lều bạt, nơi tạm bợ. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp lo nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cũng như biện pháp lâu dài, căn cơ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp (ảnh:chinhphu.vn)
Sáng 23/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành và địa phương về hỗ trợ khẩn cấp nhà ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong năm 2017 làm 71 người chết và mất tích; 4.109 ngôi nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 13.246 hộ đang sinh sống tại những nơi không đảm bảo an toàn có nguy cơ cao ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất.
Từ đầu năm 2018 đến nay, đã xảy ra 12 đợt lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, làm 49 người chết, 14 người mất tích, 21 người bị thương, ước tính thiệt hại khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt trận lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23-26/6 xảy ra trên diện rộng (một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Tuyên Quang...) làm 33 người chết, mất tích; ước tính thiệt hại khoảng 762 tỷ đồng.
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 5.592 hộ dân không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm. Hơn 42.100 hộ dân có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất cần phải di dời để bảo đảm an toàn. Bên cạnh hỗ trợ nhà ở, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị hỗ trợ lắp đặt thử nghiệm thiết bị giám sát, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại một số vị trí có nguy cơ cao tại một số địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trăn trở trước tình trạng thiên tai vừa qua ở nhiều vùng, gây sạt lở, trôi nhà cửa, khiến người dân phải sống trong lều bạt, nơi tạm bợ. Với tinh thần “không để người dân bị cảnh màn trời chiếu đất”, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp lo nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cũng như biện pháp lâu dài, căn cơ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp(ảnh:chinhphu.vn)
Ý kiến của các địa phương cho rằng, mấy năm gần đây, tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, mức độ ngày càng tăng. Về việc hỗ trợ, các địa phương góp ý, cần bảo đảm công bằng, đúng đối tượng theo các mức thiệt hại (bị mất hoàn toàn hay mất một phần) và đặc biệt, cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng, bởi không có đường đi thì cũng không thể vận chuyển vật liệu lên làm nhà. Mặc dù chỉ là khoản hỗ trợ nhưng cũng cần bảo đảm cho người dân có thể có được nhà kiên cố, chứ không vẫn phải sống trong nhà tạm mới. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát để tránh tình trạng người dân lấy tiền hỗ trợ làm việc khác.
Một số ý kiến kiến nghị cần sớm lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất chi tiết hơn để biết chỗ nào có thể an cư được, bởi đã có một số trường hợp, người dân phải di dời nhiều lần vì nơi ở mới cũng không an toàn.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, trước mắt, cần tập trung lo cho 5.592 hộ hiện không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm, khắc phục nhanh tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Thủ tướng yêu cầu giải quyết theo hướng bố trí ở xen ghép vào các khu dân cư. Hỗ trợ phải bảo đảm yêu cầu chính xác, đúng đối tượng, kịp thời, huy động các nguồn lực khác bên cạnh nguồn lực Nhà nước và cần tính tới lâu dài. Cùng với việc lo về nhà ở, cần lo cho người dân sống trong nhà ấy bằng cách nào, đất sản xuất ra sao để ổn định cuộc sống, đồng thời lo cả hạ tầng như người dân sống ở đó đi lại bằng cách nào, con em học hành, chữa bệnh làm sao.
“Việc này giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, phải làm gấp, làm ngay, làm chính xác và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ. Cần quản lý chặt chẽ, chống tham nhũng, tiêu cực.
Về mức hỗ trợ, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mức phù hợp giữa hỗ trợ nhà ở và hạ tầng, trên tinh thần công bằng, minh bạch, sớm trình Thủ tướng quyết định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình Thủ tướng dự án tổng thể di dời dân cư khẩn cấp khỏi vùng thiên tai, có phân kỳ đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất vốn dự phòng trong đầu tư trung hạn để bố trí vốn khẩn cấp cho các khu vực cần di dời theo dự án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai, lũ quét, sạt lở đất. Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương, bộ, ngành, rà soát quy hoạch các khu dân cư.
Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề xuất các nguồn lực để có Quỹ phòng chống thiên tai quốc gia.
Hiện đang vào thời điểm mưa lũ, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, có phương án, nêu cao trách nhiệm trong phòng chống thiên tai, nhất là quy chế vận hành liên hồ chứa./.
Mạnh Hùng
Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc ...
Tai biến địa chất là hiện tượng địa chất thể hiện rủi ro hoặc tiềm ẩn nguy hiểm đối với sự sống và cơ sở vật chất. Hiện tượng này thường xảy ra một cách tự ...
Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì thế, nơi ...
Chiều nay 20/5, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị phát cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
(ĐCSVN) - Hiện nay các tỉnh Bắc Bộ vẫn còn mưa lớn sau bão, người dân cần theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, thông báo cho chính quyền và những ...
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cảnh báo, từ ngày 3 - 10/11, ở tỉnh nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là những trận mưa cường suất lớn ...
Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một ...
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trên địa bàn huyện Hướng Hóa có 61 điểm, khu vực xảy ra và có nguy cơ trượt lở đất; 56 điểm, khu vực thường xuyên xảy ...
QTO - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, vì vậy, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi...
QTO - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay 20/5, Quốc hội có phiên thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số...
(QT) - Thiếu tá Nguyễn Văn Tân, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hỗn hợp, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện đảo Cồn Cỏ sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh. Tháng...
(QT) - Đại đội Lê Hồng Phong được thành lập vào tháng 12/1947, là “đội tiền phong của đoàn quân du kích” tỉnh Quảng Trị. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,...
(QT) - Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh Quảng Trị về việc diễn tập Sở Y tế, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn và kế hoạch diễn tập các...
* Đại tá NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG, UVTVTU, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị
VOV.VN - Một lần nữa, Đảng ta nêu quyết tâm thanh lọc đội ngũ, loại bỏ những người không xứng đáng, để củng cố vai trò của Đảng.
(QT) - Thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa là một trong những thôn được các cấp đánh giá phát triển toàn diện trong nhiều năm qua. Tiêu biểu như thôn đã triển khai thực...