Cập nhật: Thứ 4, 16/01/2013 | 14:26 GMT+7

Khởi đầu nhỏ với niềm tin lớn

(QT) - Bằng sự bền chí, nỗ lực không ngừng, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã mạnh dạn khởi nghiệp với số vốn nhỏ và đã gây dựng nên cơ nghiệp đáng nể phục. Trong số đó, mô hình nuôi bồ câu Pháp và sản xuất nước lọc tinh khiết của hai thanh niên Nguyễn Văn Bảy, thôn Trí Hòa, xã Gio Hòa và Nguyễn Thanh Thủy, xã Gio Việt, huyện Gio Linh xứng đáng là những điển hình làm kinh tế giỏi. Mạnh dạn thử nghiệm Đến bây giờ, cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết của Nguyễn Thanh Thủy (sinh năm 1986) đã tương đối có quy mô và uy tín, phục vụ cho nhu cầu nhân dân không chỉ ở địa bàn thị trấn Gio Việt mà còn mở rộng thị trường cung cấp sang cả xã Gio Thành, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Gio Linh.

Nguyễn Thanh Thủy kiểm tra hệ thống lọc nước trước khi vận hành

Tốt nghiệp THPT, Thủy đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Ba năm chăm chỉ lao động, anh đã tích cóp được gần 300 triệu đồng. Trở về nước, cũng chưa định hướng được là sẽ làm gì, Thủy loay hoay với dự định đi học nghề điện, nghề thợ hàn... Trong một lần tình cờ vào TP.Hồ Chí Minh thăm người họ hàng, Thủy có cơ hội đến thăm nhà máy sản xuất của Công ty Công nghệ xử lý nước Phú Thọ. Và cũng cơ duyên hiếm có, được người quản lý của nhà máy tận tình tư vấn, hướng dẫn, Thủy quyết định trở về quê nhà mở cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết. Cái mới trong công nghệ xử lý nước mà Thủy đầu tư cho cơ sở mình là sử dụng công nghệ tái sinh màng lọc RO, chính nhờ vậy mà Thủy không phải tốn chi phí định kỳ cho việc vệ sinh màng lọc RO trong quá trình vận hành sử dụng máy. Ngoài ra, học hỏi kỹ thuật từ Công ty Công nghệ xử lý nước Phú Thọ, Thủy kiêm nhiệm thêm việc tư vấn về nhà xưởng, các vấn đề về vận hành máy lọc nước cho các cơ sở sản xuất khác trong tỉnh. Đối với việc kinh doanh của mình, vì không đủ vốn, anh mạnh dạn vay mượn thêm 200 triệu đồng, đầu tư mua máy, thiết bị, xây dựng cơ sở sản xuất. Chưa có tiền để mua xe ô tô vận chuyển nước cho các đại lý xa, Thủy chịu khó chở bằng phương tiện xe máy kéo thô sơ. Cũng vì ít vốn nên anh chỉ mới sản xuất đóng thùng khoảng 3.000 vỏ bình lớn, chưa có điều kiện đóng chai nhỏ để đa dạng hóa sản phẩm, dù đã trăn trở cân nhắc rất nhiều, lựa chọn mẫu mã, tem nhãn cho loại chai nhỏ. Thủy chia sẻ: “Ý tưởng, mong muốn thì lớn lắm, cũng tham vọng mở rộng quy mô sản xuất nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt nên tôi đang còn dự định cho tương lai gần. Tuy nhiên, dù gặp không ít khó khăn, nhưng đến bây giờ, tôi đã tự tin với sự lựa chọn con đường lập nghiệp cho mình và gia đình. Tôi tin là mô hình này sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới”. Ra đời chưa lâu, nhưng nhãn hàng nước ASIAN của Nguyễn Thanh Thủy cũng đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ rộng rãi. Thủy đã đầu tư mua máy chiết chai nhỏ, nhưng hiện tại vẫn đang nằm chờ vì chưa đủ tiền sản xuất loại này. Trăn trở của người thanh niên tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những suy nghĩ rất táo bạo, thấu đáo trong phát triển kinh tế này là, làm thế nào để được hỗ trợ vốn vay mở rộng sản xuất. Hiện tại, “ông chủ trẻ” này hàng ngày vẫn tự mình chở nước đi bỏ cho các đại lý, suy nghĩ tính toán cặn kẽ trong cách làm ăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, và ấp ủ một ngày không xa, khi đủ điều kiện mua ô tô vận chuyển nước, thì cũng sẽ tự mình làm tài xế để tiết kiệm tối đa chi phí cho chính mình. Làm nghề cũng là con đường sáng cho tương lai “Không vào được đại học thì mình chọn con đường làm nghề, miễn sao nghề đó mang lại cho mình cuộc sống ổn định”, đó là suy nghĩ mộc mạc của Nguyễn Văn Bảy ở thôn Trí Hòa, xã Gio Hòa, Gio Linh. Nhà đông anh em, Bảy xác định con đường làm nghề cho mình để lập nghiệp lâu dài, sau khi thi đại học không đỗ. Hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bảy đã chọn nghề sửa chữa xe máy.

Nguyễn Văn Bảy chăm sóc chuồng bồ câu Pháp của mình

Vốn nhanh nhẹn và rất có năng khiếu mày mò các loại máy móc nên Nguyễn Văn Bảy đã sớm trở thành cậu học trò giỏi nghề. Khi đã cứng cáp tay nghề, Bảy mạnh dạn vay ngân hàng 50 triệu đồng để mở hiệu sửa xe riêng cho mình. Nhờ chăm chỉ, chịu khó và nhiệt tình nên tiệm sửa xe của Bảy nhanh chóng được nhiều người tìm đến. Tích tiểu thành đại, hơn mười năm chăm chỉ làm nghề, cơ ngơi của Nguyễn Văn Bảy ngày càng được mở rộng, anh đã mua đất xây nhà, mở rộng cửa hiệu sửa xe máy, bán thêm các loại phụ tùng xe máy, điện máy... với tổng số tài sản ước hơn 500 triệu đồng. Nhưng Bảy không chỉ được biết đến với tay nghề sửa xe giỏi, có một nghề tay trái mang lại thu nhập không nhỏ cho anh, nhờ sự mạnh dạn và đam mê thử nghiệm cái mới vốn sẵn có trong tính cách từ nhỏ. Bảy kể cơ duyên đến với nghề nuôi bồ câu Pháp rất đặc biệt của mình: “Tôi thích làm một cái gì đó khác người một chút, vừa để tăng thu nhập, vừa có cái thú vui cho mình. Tìm tòi trên mạng, thấy người ta nuôi bồ câu Pháp cũng hay hay, tôi vào Quảng Nam mua giống. Giắt lưng 30 triệu đồng, hồi đó cũng giá trị lắm, vào mua hơn 100 cặp bồ câu Pháp về nuôi. Cũng may là giống bồ câu này dễ chăm, chỉ cần cho ăn gạo lứt và bột, chừng 5, 6 tháng là chúng sinh sản, rồi bán lại giống cho mọi người”. Đến nay, Bảy đã xuất bán được hơn 100 cặp. Vốn sẵn tài lẻ, anh kiêm luôn việc làm chuồng, lồng để bán cho người nuôi có nhu cầu. Hiện tại, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của chàng thanh niên sắp bước vào tuổi ba mươi này hơn 100 triệu đồng. Nguyễn Văn Bảy “bật mí” thêm những kế hoạch của mình: “Hiện tại tôi đang nuôi thử nghiệm giống gà tiến vua, mua từ miền Bắc, đây là loại gà có giá trị kinh tế cao. Cũng chưa biết hiệu quả đến đâu, nhưng cứ thử nghiệm cái mới, giống mới cũng nhiều cái thú vị lắm. Tôi cũng dự định sẽ nuôi thêm rắn mối nếu có điều kiện”. Dường như, đối với Bảy, việc tìm tòi thử nghiệm cái mới cũng là một thú vui, một niềm đam mê khó cưỡng. “Cứ mạnh dạn làm, thành công thì mình phát huy, mà thất bại thì mình có thêm bài học kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn thôi”. Từ những suy nghĩ giản dị như thế mà những thanh niên như Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Thanh Thủy đã vượt qua nhiều khó khăn để tự mình vươn lên thành những ông chủ trẻ, làm giàu cho mình và làm giàu cho quê hương. Bài, ảnh: THANH TRÚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

9x Quảng Trị với niềm đam mê thủy sinh
22:30 21/07/2023

Bằng sự nhanh nhạy, biết nắm bắt xu thế, anh Trần Ngọc Thanh (sinh năm 1990), quê ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, đã mạnh dạn đầu tư, theo đuổi lĩnh vực thủy ...

Biển giữ chân người
21:52 20/04/2023

Trong ký ức của nhiều bậc cao niên, tầm 20 năm trở về trước cuộc sống người dân vùng biển vẫn còn nhiều khó khăn. Song, với đức tính cần cù, chịu thương chịu ...

Làm giàu trên vùng cát bạc màu

Làm giàu trên vùng cát bạc màu
04:34 16/01/2013

(QT) - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương binh tàn nhưng không phế” và phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ông...

Nơi tận cùng biên giới

Nơi tận cùng biên giới
05:22 15/01/2013

(QT) - Bản Cù Bai (xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị) nằm bên dòng Sê Băng Hiêng trong xanh. Con sông bắt nguồn từ những dãy rừng già phía sườn đông của dãy Trường Sơn chảy...

Thời tiết

17°C - 20°C
Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 16°C - 19°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 16°C - 20°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long