
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Mất cánh tay trái trong một lần nhặt phế liệu chiến tranh, cuộc sống của anh có lúc đã rơi vào tuyệt vọng. Thế nhưng, không chấp nhận cuộc sống nghèo khó, anh đã quyết tâm tự tạo dựng cuộc sống cho riêng mình. Trải qua gần 20 năm lăn lộn, đến giờ chưa hẳn đã giàu có nhưng những cơ ngơi do chính anh tạo dựng được bằng chính thân thể không lành lặn và nghị lực của mình đã khiến nhiều người cảm phục. Anh là Lê Quang Bình, sinh năm 1969, ở thôn Văn Vận, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Thời điểm những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải Quy còn là một xã nghèo, người dân sống chủ yếu nhờ vào cây lúa nên đời sống người dân hết sức khó khăn. Nhận thấy mấy sào lúa và hoa màu của gia đình không thể đủ sống nên anh đã một mình lên vùng gò đồi đất cát để lập trang trại với hy vọng thay đổi được cuộc sống. Với số vốn ít ỏi, bước đầu anh đã cải tạo được gần 10 ha đất cát hoang, trong đó gần 2 ha mặt nước để nuôi cá, diện tích còn lại anh trồng cây ăn quả, cây hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, trang trại của anh đã cho những kết quả bước đầu đáng ghi nhận với đàn gà, vịt lên tới hàng trăm con, cộng với thu nhập từ hồ cá và đàn lợn mỗi năm anh cũng thu lãi gần 30 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm cho khoảng từ 10 đến 15 lao động ở địa phương vào mùa nông nhàn. Vào những năm 1997-1998, 30 triệu đồng là một khoản thu nhập khá lớn mà không phải ai cũng có được. Nhờ thu nhập bước đầu từ trang trại của mình mà anh có điều kiện cải thiện cuộc sống và tiếp tục đầu tư vào trang trại. Những tưởng mọi thứ suôn sẻ nhưng đến năm 2007, khi dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh lan rộng thì trang trại của anh cũng bị thiệt hại nặng, bao nhiêu vốn liếng đầu tư chăn nuôi của anh trong gần 10 năm trời gần như mất trắng. Thế nhưng, niềm tin nơi anh vẫn không hề mất, ngay sau khi giải quyết hết tất cả mọi hậu quả của nạn dịch ở trang trại, một mình anh lại lặn lội lên tận xã A Dơi, một xã vùng sâu thuộc huyện Hướng Hóa và lại tiếp tục thực hiện ước mơ làm giàu. Vốn ít, sức ít, anh chỉ mua được hơn 2 ha đất và bắt tay vào việc cải tạo đất để làm trang trại. Ban đầu, để lấy ngắn nuôi dài, anh chỉ trồng sắn, trồng ngô... và sau một thời gian khi cuộc sống đã ổn định anh chuyển 2 ha đất của mình sang trồng cây cao su. Hiện số diện tích cây cao su của anh đang phát triển tốt. Đến đầu năm 2010, được sự hỗ trợ về giống và kỹ thuật của địa phương, anh Bình trở về Hải Quy, tiếp tục thực hiện giấc mơ làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương. Trên chính mảnh đất mà anh đã từng một lần thất bại, anh chạy đôn chạy đáo để tìm cây giống, thuê nhân công cải tạo lại hơn 10 ha đất đai bị bỏ hoang từ gần 4 năm nay và bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp. Hiện tại anh đã tiến hành nạo vét hơn 1 ha diện tích mặt nước để nuôi cá, số diện tích đất còn lại dùng để trồng các loại hoa màu và cây ăn quả như ổi, bơ… và xây dựng lại hệ thống chuồng trại để nuôi gà, vịt, lợn và thỏ; trồng hơn 1.000 gốc tre điền trúc lấy măng. Sau những nỗ lực không mệt mỏi để thực hiện khát vọng của mình, hiện tại anh Bình đã có 2 trang trại khá khang trang. “Không ở đâu bằng quê mình, hồi xưa vì buồn chán mà tôi bỏ lên xã A Dơi mua đất làm, chứ có điều kiện thì về quê mình vẫn hơn. Giờ một mình phải quản lý cả hai trang trại cách xa nhau hàng trăm cây số kể cũng vất vả thật nhưng cứ nghĩ đến kết quả mà mình sẽ thu được trong nay mai tôi cũng thấy vui lắm. Giờ tôi chỉ mong sao trang trại của mình phát triển tốt, không bị dịch bệnh để không chỉ làm giàu cho mình mà còn tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương”, anh Bình tâm sự chân tình. NGỌC TRÂM
Gần 20 năm trôi qua kể từ ngày rời tỉnh Hải Dương lên chọn thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa làm nơi định cư, gia đình chị Bùi Thị Hương đã khai thác ...
Đang là lãnh đạo chủ chốt ở một xã miền núi, anh bất ngờ xin nghỉ việc, rẽ lối làm kinh tế khi thành lập hợp tác xã chuyên chăn nuôi lợn Vân Pa. Sau vài năm ...
Với sự kiên trì, tích cực học hỏi để chuyển đổi sản xuất theo hướng liên kết, tại huyện Vĩnh Linh, nhiều nông dân đã lập nghiệp thành công với mô hình trang ...
Sở hữu tấm bằng thạc sĩ sau bao năm nỗ lực đèn sách, nhiều cơ hội mở ra đối với Phan Đức Phước (sinh năm 1995), trú tại Khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio ...
Không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương, anh Nguyễn Ngọc Dũng (sinh 1967), ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện ...
Trong suy nghĩ của CCB Hoàng Hồng Sơn (sinh năm 1968), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, đất nông nghiệp quê nhà luôn là tiềm ...
Đứng trước khó khăn càng nêu cao quyết tâm, phát huy tinh thần Bộ đội Cụ Hồ, khi trở về cuộc sống đời thường, tìm hướng phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến ...
“Với mong muốn làm giàu trên đồng đất quê hương, thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô ...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự, ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai đợt cao điểm nâng...
QTO - Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các...
(GD&TĐ) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các trường cao đẳng thực hiện các nhiệm vụ sau: Rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị tổ chức thi...
(GD&TĐ)-Trả lời câu hỏi của CLB các trường THPT NCL thành phố Hải Phòng về chế độ bảo hiểm xã hội đối với giáo viên, công nhân viên các trường ngoài công lập, bà Trần Thị...
Đặc biệt, Bộ yêu cầu các trường tổ chức nơi trông giữ điện thoại di động, tư trang cá nhân cho cán bộ coi thi và TS; kịp thời điều chỉnh, bổ sung những sai sót trong hồ sơ đăng...
(SK&ĐS) - Sắt là một yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là một trong ba vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất...
(SK&ĐS) - Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon,...
(SK&ĐS) - Ở nhiều người do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi lớn vùng nách làm lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng, gây ra tình trạng ẩm ướt cộng với vi khuẩn khiến...