
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những ngày này, ruộng lúa bậc thang của người dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông mơn mởn màu xanh mạ non. Trong tiết trời dịu đẹp, chúng tôi đến thăm gia đình anh Hồ Văn Mão (sinh năm 1986), người dân tộc Vân Kiều trú tại thôn Phú Thiềng, người được người dân trong vùng đánh giá là “khá lên nhờ tính siêng năng, chăm chỉ bám đất, bám rừng”.
Nhờ chăm sóc tốt nên đàn dê của anh Hồ Văn Mão ngày càng phát triển - Ảnh: THU THẢO
Thời điểm anh Mão lập gia đình, cũng như nhiều cặp đôi mới cưới tại các xã vùng sâu, vùng xa khác, vợ chồng anh không có việc làm ổn định, kinh tế gia đình bấp bênh. Tuy vậy, vợ chồng anh có ý thức vượt khó, quyết tâm cùng nhau thoát nghèo bằng việc khai hoang, vỡ đất để trồng trọt, tăng gia sản xuất.
Anh trồng lúa, trồng đậu, rồi chuyển sang khai thác đất hoang để trồng tràm. Tất cả các thửa đất này đều do vợ chồng anh đổ mồ hôi, công sức cùng nhau cày cuốc, chăm sóc, anh chỉ thuê thêm nhân công khi vào vụ. Nhờ vậy, gia đình anh hiện có 4 ha rừng tràm, gần 1 ha đậu xanh, lạc và 3 sào lúa.
Thực hiện phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình anh Mão mở rộng thêm chăn nuôi gia súc. Tận dụng thuận lợi của địa hình và thảm thực vật tự nhiên ở vùng núi Đakrông làm nguồn thức ăn, anh đầu tư thêm chuồng trại để nuôi trâu, bò, dê. Lúc cao điểm nhất, đàn gia súc của anh phát triển lên đến 10 con trâu bò, 20 con dê.
Anh Mão cho biết: “Không giống như các gia đình khác thường xuất bán cả lứa, chúng tôi chỉ bán dê, trâu, bò vào những lúc cần thiết. Nhờ thu nhập từ trồng trọt nên chúng tôi có thể trang trải được những chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tiền xuất bán vật nuôi để dành những lúc cấp thiết”.
Để ổn định nơi ở, năm 2019, anh xuất chuồng 4 con bò và vay vốn thêm vốn ngân hàng xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống kiên cố bằng xi măng, cốt thép khang trang, tọa lạc ở mặt tiền đường trung tâm thôn với giá trị trên 200 triệu đồng.
Theo anh Mão, ước tính mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng. So với mức thu nhập của người dân tộc thiểu số sống ở huyện miền núi Đakrông, đây là con số mong ước của nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp. Để việc trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp do Hội Nông dân huyện tổ chức.
Nhờ kiến thức có được qua các lớp tập huấn, anh áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để đàn gia súc của mình tăng trưởng nhanh hơn, chống chịu được dịch bệnh khi gặp thời tiết bất lợi. Các loại cây trồng cũng được vợ chồng anh chăm sóc tốt nên cho năng suất, sản lượng cao hơn. Với bản tính siêng năng, chăm chỉ, lại được địa phương hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, vốn vay ưu đãi, gia đình anh Mão đã vượt khó vươn lên có cuộc sống ổn định, nuôi các con ăn học tốt hơn.
Trưởng thôn Phú Thiềng Hồ Văn Cùm cho biết: “Vợ chồng anh Mão rất siêng năng, chăm chỉ lao động. Bên cạnh đó, bản thân anh Mão cũng tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua của thôn, xã. Anh luôn nhiệt tình giúp đỡ người dân trong thôn về kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi sao cho có hiệu quả; chăm lo, giáo dục con em trong học tập. Gia đình anh Mão được xem là gia đình kiểu mẫu để mọi người trong thôn học tập và noi theo”.
Thu Thảo
QTO - “Được địa phương quan tâm tạo điều kiện tham gia lớp học nghề về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã đầu tư làm đất để sản xuất rau sạch với các loại giống chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Nhờ thời tiết, chất đất phù hợp, bình quân mỗi năm tôi sản xuất 2 vụ, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng”, chị Trần Thị Búp ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa vui vẻ cho biết về hiệu quả của mô hình rau sạch được mình trồng khá bài bản trên vùng đất khó này.
QTO - Từng là một hộ nghèo nhưng nhờ nghề làm hương mà đến nay gia đình chị Lê Thị Diễm (51 tuổi), ở thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng thoát nghèo và vươn lên khá giả với thu nhập khá cao. Không chỉ vậy, cơ sở của chị còn tạo việc làm thường xuyên cho một số lao động nữ thuộc diện hộ nghèo tại địa phương.
QTO - Dù còn vài tháng nữa mới đến thời điểm chính thu hoạch song hiện tại, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường suốt thời gian qua khiến hoa cây hồ tiêu...
QTO - Vừa qua, có dịp đến thăm cơ ngơi của Hợp tác xã (HTX) Nông sản hữu cơ Gio Linh, ông Nguyễn Giang, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Gio Linh tiếp chuyện...
QTO - Với việc phát triển mới bình quân khoảng 660 khách hàng/năm, hiện nay Điện lực Vĩnh Linh đang đảm nhận cấp điện cho trên 32.740 khách hàng thuộc 18...
QTO - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM kiểu mẫu, với sự đồng lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hiện 4 xã của huyện Vĩnh Linh gồm: Kim...
QTO - Sau khi di chuyển đến những địa điểm mới, nhiều trụ sở cơ quan, đơn vị cũ trên địa bàn tỉnh bỏ hoang, không sử dụng dẫn đến xuống cấp gây lãng phí...
QTO - Thời gian qua, thị xã Quảng Trị triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho...
QTO - Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã...
QTO - Đảng bộ Cục Thuế tỉnh Quảng Trị hiện có 11 chi bộ thuộc 3 đảng bộ bộ phận và 12 chi bộ trực thuộc Cục Thuế với 311 đảng viên. Hằng năm, Đảng bộ Cục...