
{title}
{publish}
{head}
Kế thừa thành tựu con giống của chương trình cải tạo đàn bò chuyên thịt các năm trước, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện mô hình ‘‘Nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm’’ tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng và xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Từ kết quả đạt được của mô hình để định hướng nhân rộng, phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi bò thịt thâm canh tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng đang phát triển tốt -Ảnh: P.V.T
Anh Trần Kim Quang, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng là hộ được chọn tham gia mô hình. Mô hình chăn nuôi bò của anh Quang được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp cùng tổ khuyến nông cộng đồng các xã chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phối trộn thức ăn, chế biến, dự trữ thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. Giống bò lai BBB (3B) được chọn lọc căn cứ vào các tiêu chuẩn của bò hướng thịt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với độtuổi từ 10 - 12 tháng tuổi, trọng lượng trung bình 230 kg/con, với quy mô 10 con/điểm.
Đàn bò được chăm sóc, nuôi dưỡng, cân đối khẩu phần ăn hằng ngày theo tiêu chuẩn phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn phát triển và được điều chỉnh theo mức tăng trọng cũng như thực tế chăn nuôi. Khẩu phần ăn được phối hợp căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của từng địa phương đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, giá thành thấp. Ngoài ra, đàn bò sẽ được bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng bằng tảng đá liếm.
Đặc biệt, mô hình sử dụng cao đạm cá tự ủ, thay thế bột cá công nghiệp để cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò, giúp bò tiêu hóa thuận lợi. Qua quá trình nuôi cho thấy đây là giống bò có khả năng sinh trưởng tốt, khả năng chống chịu cao, hình thể to lớn vượt trội hơn so với các giống bò khác.
Anh Trần Kim Quang cho biết: “Trước đây gia đình tôi có nuôi một số giống bò nhưng đều thấy hiệu quả không cao. Đến khi tìm hiểu dòng bò 3B này và được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, tôi thấy có nhiều ưu điểm. Bò có tốc độ tăng trưởng tốt, dáng đẹp, tạp ăn, dễ nuôi. Hiện tôi đang có 2 thị trường tiêu thụ ở Hà Nội và tỉnh Quảng Nam đặt hàng. Mức giá thì tùy thời điểm nhưng 2 điểm tôi liên kết tiêu thụ sẽ mua cao hơn thị trường 1 giá, tạo ra chuỗi liên kết làm ăn lâu dài. Dự kiến thời gian tới gia đình tôi sẽ tăng số lượng đàn lên, mở rộng mô hình chăn nuôi này’’.
Qua theo dõi, nuôi bò theo hình thức thâm canh, tăng trọng trung bình của bò lai BBB là 0,9 kg/con/ngày, tương ứng 27 kg/con/tháng. Khả năng tăng trọng của bò lai BBB cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với các giống bò có tại địa phương như bò lai zebu, bò lai Brahman.
Qua kết quả theo dõi hằng tháng, trọng lượng bò mô hình tại 2 điểm đạt trung bình 520 kg/con.Với giá bán hiện nay khoảng 80.000 đồng/kg hơi, sau gần 10 tháng nuôi, doanh thu của mỗi mô hình trên 445 triệu đồng, đem lại lợi nhuận gần 110 triệu đồng/ mô hình. Thực tế cho thấy, nuôi bò lai BBB lợi nhuận cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với nuôi bò lai zebu, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho lao động nông thôn.
Mô hình triển khai đã có tác động tích cực, hiệu quả lớn trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Việc tận dụng thức ăn phế phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn ủ chua, dự trữ rơm tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi với nguồn dinh dưỡng lớn, đáp ứng khẩu phần ăn quanh năm, từ đó sẽ hạ giá thành đầu tư ban đầu, gia tăng hiệu quả kinh tế. Việc chăn nuôi bò thịt sử dụng nguồn giống tại địa phương là yếu tố then chốt để hạn chế lây lan dịch bệnh, thời gian nuôi thích nghi, giá bò giống thấp...
Với phương pháp chăn nuôi tập trung, số lượng nhiều, nguồn phân bò sẽ được thu gom, ủ chế phẩm sinh học để làm phân bón. Đây là lượng phân hữu cơ lớn bón cho vườn cam trong trang trại và các vườn cam trên địa bàn tỉnh, tạo nên một mô hình hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn.
Tại thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, chị Trương Thị Hằng, chủ hộ mô hình chăn nuôi cho biết, năm 2019 gia đình chị trồng 3 ha cam Xã Đoài lòng vàng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.
Năm vừa rồi, cam vào vụ kinh doanh chính thức, nhờ nguồn phân từ mô hình nuôi bò thâm canh gia đình đã xử lý bằng chế phẩm vi sinh để bón cho cam, nên tiết kiệm tiền mua phân khoảng 45 triệu đồng/năm. Cam được bón hoàn toàn bằng phân hữu cơ nên phát triển tốt, cho trái chất lượng thơm ngon.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường đánh giá: Đây là một loại hình nuôi có liên kết, giải quyết được đầu ra mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi, có thể tạo thành một nghề mới trong nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu tỉnh để có các chính sách hỗ trợ cho nông dân phát triển mô hình này như hỗ trợ con giống, hỗ trợ các loại hình trồng cỏ tạo nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thâm canh. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, tìm kiếm liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó ổn định nguồn thu nhập cho các hộ dân.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết: Từ năm 2020 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện phối thành công 23.824 con bò cái lai bằng tinh bò chuyên thịt nhập ngoại, hằng năm ra đời hơn 5.000 bê lai chuyên thịt, phục vụ cho chăn nuôi bò thịt thâm canh trong và ngoài tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi bò sinh sản trên toàn tỉnh, ước đạt 70 tỉ đồng.
Đặc biệt, cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội trao tặng cho tỉnh Quảng Trị 3.000 liều tinh bò BBB, Sở Nông nghiệp và PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) giao Trung tâm Khuyến nông nhiệm vụ phối 2.500 liều tinh bò BBB do Thành phố Hà Nội trao tặng tỉnh Quảng Trị thực hiện trên 7 xã thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Hiện nay đã có bê lai ra đời đảm bảo chất lượng, phục vụ chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới.
Ông Cẩn cho biết thêm trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục triển khai chương trình cải tạo đàn bò chuyên thịt theo hướng tập trung. Triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi bòthịt thâm canh, vỗ béo an toàn sinh học, thực hiện các mô hình trình diễn để nông dân học tập, nhân rộng; giúp người chăn nuôi hiểu được lợi ích của cải tạo con giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi bò thâm canh theo dạng mô hình chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn, từ con giống đến thức ăn chăn nuôi.
Hình thành các trang trại đạt chuẩn và phát triển các chuỗi khép kín, các chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế; thực hiện thành công chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026.
Phan Việt Toàn
QTO - Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4...
QTO - Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát pha rộng lớn. Trước đây, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do...
QTO - Trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực lâm nghiệp đã trở thành một trong những mũi nhọn quan trọng trong chiến lược...
QTO - Thời gian qua, thị xã Quảng Trị tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng rừng trên địa bàn. Qua đó, góp phần phát triển lâm...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
QTO - Những năm gần đây, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) ở huyện Hướng Hoá có nhiều cố gắng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, liên kết với các...
QTO - Thay vì bộ váy cưới tân thời thường thấy, ngày càng nhiều bạn trẻ Vân Kiều, Pa Kô đã trở lại chọn trang phục thổ cẩm cho hôn lễ của mình. Tín hiệu...
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
QTO - Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hằng năm, vụ cá Nam là vụ đánh bắt thủy sản mang lại thu nhập chính cho ngư dân trong năm. Thời điểm này,...
QTO - Để góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tiêu chí số 15 về y...
QTO - Dù còn vài tháng nữa mới đến thời điểm chính thu hoạch song hiện tại, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường suốt thời gian qua khiến hoa cây hồ tiêu...