
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Là một địa bàn thuần nông, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã từng bước đầu tư để phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển ổn định và khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,7%/năm. Tuy nhiên, những tác động bất lợi của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vừa qua đối với người trồng trọt, chăn nuôi đang đặt ra yêu cầu là cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến một nền nông nghiệp có giải pháp, thay vì bị động, lúng túng “giải cứu” như hiện nay.
“Giải cứu” đến bao giờ?
Thành tựu đáng ghi nhận của nền nông nghiệp Quảng Trị những năm qua đó là cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Hình thành một số vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và nhu cầu thị trường. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt gần 25 vạn tấn/năm. Diện tích cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu đến năm 2015 ước đạt 27.180 ha. Chăn nuôi có bước chuyển biến từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng thâm canh bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường.
![]() |
Chế biến dầu lạc ở Cam Lộ |
Chương trình cải tạo đàn bò, khôi phục và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa có giá trị cao đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp tăng từ 20,4% năm 2010 lên 29,6% vào năm 2015. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 28,9% năm 2010 xuống 22,5% năm 2015. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn của tỉnh chuyển dịch còn chậm, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp còn thấp, chất lượng một số vật nuôi chủ lực chậm được cải thiện, giá trị gia tăng trong sản xuất chưa cao. Việc ứng dụng và triển khai công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Kinh tế tư nhân quy mô còn nhỏ lẻ. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chưa được triển khai, thực hiện rộng rãi. Điều đáng quan ngại là trong những năm trở lại đây, người nông dân ở khắp các địa bàn trong tỉnh đã từng chứng kiến sự biến động thất thường về giá cả, có thời điểm giá cả sụt giảm đến mức rất thấp của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, gần đây là thịt lợn.
Những lần như vậy, giá cả nông sản gần như “khoán trắng” cho thị trường điều tiết, còn người chăn nuôi, trồng trọt lại mang nặng tư tưởng đầu tư cầm chừng để chờ đợi giá tăng trở lại hoặc chuyển sang đầu tư cây, con khác. Vai trò định hướng, hỗ trợ, đồng hành của các cơ quan chức năng và Hội Nông dân rất mờ nhạt. Những đợt “giải cứu” hàng nông sản tồn đọng khi thu hoạch chỉ mang tính phong trào, nhất thời, kém bền vững. Những tháng gần đây, khi thịt lợn xuống giá, đã có những cuộc “giải cứu thịt lợn” diễn ra được ghi nhận như là sự động viên nhất thời đối với người chăn nuôi. Một nền nông nghiệp phát triển phải là một nền nông nghiệp có giải pháp, sẵn sàng giải quyết những vấn đề đặt ra theo hướng bền vững, hiệu quả. Nếu cứ cao su xuống giá, “giải cứu” cao su; hồ tiêu xuống giá, “giải cứu” hồ tiêu; thịt lợn xuống giá, “giải cứu” thịt lợn... theo lối bị động, lúng túng, hiệu quả thấp như vậy thì biết “giải cứu” đến bao giờ?
Cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Trên thực tế, quy mô nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị đứng thứ 55/63 tỉnh, thành của cả nước; đời sống nhân dân một số vùng còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước và các tỉnh trong khu vực (đứng thứ 43/63 tỉnh, thành của cả nước và đứng thứ 11/14 trong các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung) là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh trong những năm tới. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho nông nghiệp cần một lực lượng doanh nghiệp chế biến nông sản đủ mạnh.
Nhưng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh, nhất là doanh nghiệp tham gia chế biến nông sản, sản phẩm chăn nuôi có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị hạn chế; công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chậm đổi mới. Đặc biệt, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Những nguyên nhân này cũng góp phần làm cho việc tiêu thụ nông sản, sản phẩm chăn nuôi của người nông dân gặp khó khăn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định tái cơ cấu nông nghiệp là một trong những đề án trọng điểm của tỉnh. Theo đó, tỉnh sẽ cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm. Những giải pháp được chú trọng triển khai thực hiện là ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có chính sách hỗ trợ phát triển.
Chuyển dần sản xuất nông nghiệp phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu; đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học- công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lượng sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản. Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, đẩy nhanh quá trình tập trung tích tụ ruộng đất gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế như lúa chất lượng cao, cao su, cà phê, tiêu, gỗ rừng trồng…Phát triển một số cây ăn quả có hiệu quả cao.
Xây dựng thương hiệu một số nông sản Quảng Trị. Hình thành chuỗi giá trị bằng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thu hút đầu tư, phát triển sản xuất ở địa bàn nông thôn. Đẩy mạnh thâm canh các cây trồng có tiềm năng, lợi thế và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện. Đến năm 2020 diện tích cao su: 21.000 - 22.000 ha, cà phê: 5.300 - 5.500 ha, hồ tiêu: 2.500 - 2.700 ha,… Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao, ổn định diện tích trồng sắn nguyên liệu khoảng 12.000 ha trên vùng quy hoạch. Phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp, quy mô trang trại, gia trại tập trung gắn với an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. Phát triển gia súc gắn với quy hoạch đồng cỏ.
Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn, zebu hóa đàn bò, nâng cao chất lượng đàn gia cầm. Tăng cường công tác thú y và phòng chống dịch bệnh. Gắn phát triển chăn nuôi với chế biến, giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 35% giá trị ngành nông nghiệp vào năm 2020. Chú trọng phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm. Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Ưu tiên tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản dựa trên lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương, có thị trường tiêu thụ. Thực hiện tốt chính sách của nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tổ chức sơ chế, chế biến sâu sản phẩm do người nông dân làm ra, góp phần giải quyết tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, chật vật “giải cứu” hàng hóa nông sản, sản phẩm chăn nuôi khi mất giá như đã từng diễn ra.
Đào Tâm Thanh
Năm 2022, huyện Gio Linh đã đầu tư khá mạnh mẽ vào phát triển nông nghiệp toàn diện trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng ...
Năm 2020, Đại hội Đảng bộ huyện Triệu Phong lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 khẳng định, giai đoạn 2015- 2020 huyện Triệu Phong đã triển khai nhiều giải pháp cơ ...
Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian qua, huyện Triệu Phong đã triển khai nhiều ...
Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh tiếp tục thực hiện cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi; cùng với đó là tăng cường ...
Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công ...
Cùng với chương trình khuyến nông trồng trọt, hoạt động khuyến nông cũng được quan tâm đầu tư nhiều vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm chuyển giao các giống con mới; ...
Xác định sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ...
Qua 30 năm hoạt động, ứng với mỗi giai đoạn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đầu tư chuyên sâu cho các lĩnh vực nông nghiệp theo định hướng và chủ trương phát ...
QTO - Ở xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, chị Hồ Thị Môn (sinh năm 1986) là một minh chứng sống động cho nghị lực vươn lên thoát nghèo nhờ chăm chỉ, nỗ lực và...
QTO - Trước những tác động tiêu cực đến môi trường từ sản xuất nông nghiệp vô cơ và sự gia tăng thực phẩm bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nông...
(QT) - “Theo tính toán của người dân, mỗi héc ta trồng dưa hấu có thể thu từ 40 - 60 tấn quả chín, cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng mỗi vụ”, đó là chia sẻ của ông Phan...
(QT) - Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh vừa triển khai thành công mô hình canh tác sắn xen lạc tại các huyện Hướng Hóa và Cam Lộ. Theo đánh giá của nông dân, mô hình này không...
(QT) - Đầu tư công được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để cung ứng các hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ công cộng không nhằm mục đích...
(QT) - Cây chè vằng thuộc họ Ô liu, còn gọi là cây lá vằng, cẩm vân, dây vằng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân… Chè vằng là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang trong...
(QT) - Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Trung ương cùng với một số chính sách ưu đãi nên tỉnh Quảng Trị đã xây dựng hoàn thiện Khu Kinh tế- Thương mại đặc biệt (KTTMĐB) Lao...
(QT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích là một cách làm hiệu quả được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Nhờ vậy,...