
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cà phê chè catimor được xem là loại cây trồng chủ lực trong kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của huyện Hướng Hóa. Để kịp thời có định hướng lâu dài, duy trì và mở rộng diện tích cây cà phê này, hiện nay huyện Hướng Hóa đang tập trung các giải pháp cho mục tiêu tái canh, đặc biệt là cung ứng nguồn giống cây cà phê đảm bảo chất lượng cho các địa phương.
![]() |
Nông dân Hướng Hóa kỳ vọng việc tái canh cây cà phê sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong những năm tới |
Xã Hướng Phùng được xem là “vựa cà phê” của huyện Hướng Hóa. Thực hiện chủ trương tái canh cây cà phê chè catimor, đến nay hầu hết các thôn của xã đều được hỗ trợ cây giống, được huyện bố trí xe vận chuyển về tận thôn. Hướng Đại là một trong các thôn được hỗ trợ tái canh nhiều nhất, với gần 12.000 cây giống được cấp cho 13 hộ trồng thí điểm. Loại giống được nhận đều đã đủ 6 lá mầm với tỷ lệ sống ước tính khi xuống giống là hơn 90%. Được hỗ trợ kịp thời, người nông dân ở đây vô cùng phấn khởi, quyết tâm đầu tư loại cây trồng được xem là chủ lực này. Chị Lê Thị Hoa, một trong những hộ dân ở thôn Hướng Đại được hỗ trợ giống vui vẻ cho hay: “Được huyện hỗ trợ, vận chuyển cây giống về tận nơi cho dân trồng thay thế cây đã già cỗi, ai cũng phấn khởi. Đợt này, gia đình tôi sẽ tập trung chăm sóc, áp dụng tốt các kỹ thuật chăm bón để cây phát triển tốt, cho năng suất cao trong những năm tới. Ở xã Hướng Phùng, từ lâu cây cà phê trở thành cây trồng xóa nghèo và làm giàu rất hiệu quả, hy vọng vài năm tới gia đình tôi sẽ có nguồn thu nhập cao từ diện tích cà phê tái canh này”.
Toàn huyện Hướng Hóa có hơn 5.000 ha cà phê, tập trung phần lớn ở các xã phía Bắc của huyện, nhiều nhất là ở các xã Hướng Phùng và Hướng Tân. Loại cây trồng chủ lực này đã từng làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, do đất đai đã bắt đầu bạc màu, nguồn cây giống trước đây là giống lai tạp nên năng suất, chất lượng thấp, giá cả lại không ổn định. Chính vì thế mà người nông dân không còn mấy mặn mà với loại cây trồng này. Trong khó khăn, họ loay hoay tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ trương tái canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa với nhiều giải pháp phù hợp, đặc biệt là hỗ trợ nguồn giống chất lượng chuẩn đã kịp thời động viên bà con nông dân tự tin đầu tư phát triển cà phê chè catimor.
Anh Phạm Ngọc Long, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng cho biết, hiện toàn xã có hơn 1.700 ha cà phê với sản lượng năm 2018 ước đạt 7,7 tấn/ ha. Năm 2018, thực hiện đề án tái canh cây cà phê, xã phấn đấu thực hiện khoảng diện tích 43 ha đối với những vườn cây đã già cỗi, năng suất thấp từ nguồn giống được huyện cấp. Anh Long cho biết ngay sau khi các hộ dân được sự hỗ trợ cây giống cà phê chè catimor đạt chất lượng và tiến hành làm đất để trồng, xã đã cử cán bộ phụ trách nông nghiệp thường xuyên đến hỗ trợ, theo dõi và kịp thời hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng trị bệnh. Anh Long cho biết: “Hướng Phùng khá lên những năm qua là nhờ cây cà phê. Tuy vậy có một thời gian cà phê rớt giá đã khiến nhiều hộ không còn mặn mà với loại cây này, vì thu hái cũng không đủ chi phí đầu tư. Với lại hồi trước giống cà phê trồng bị lai tạp, thoái hóa nên chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, chủ trương tái canh cây cà phê là đúng đắn và chúng tôi sẽ tiếp tục vận động để những hộ gia đình có vườn cây cà phê hiệu quả thấp chuyển hướng tái canh để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn”.
Hiện huyện Hướng Hóa đã có kế hoạch cụ thể cho việc hỗ trợ tái canh cây cà phê từ đây cho đến năm 2020. Riêng năm 2018, sẽ tiến hành tái canh 150 ha, tập trung tại các xã: Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh. Theo đó, trong năm sẽ cấp trên 30 vạn cây giống cà phê catimor thuần chủng đầu dòng do Sở NN&PTNT chứng nhận đạt chuẩn và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương. Ông Đoàn Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, cho biết: “Để chủ động và kịp thời cho việc tái canh cà phê, huyện Hướng Hóa đã xây dựng vườn ươm ngay tại địa bàn, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê cho bà con nông dân với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện tích cực chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp với các ngân hàng đóng trên địa bàn có hướng hỗ trợ phù hợp, giúp người nông dân tái canh cà phê hiệu quả”. Định hướng tái canh cây cà phê chè catimor đã và đang khẳng định vị trí chủ lực của loại cây trồng này trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện Hướng Hóa. Đồng thời tạo động lực làm điểm tựa vững chắc cho người nông dân tự tin đầu tư phát triển và mở rộng diện tích, tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, góp phần xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh ngày càng lớn mạnh.
Hiếu Giang
Nhằm góp phần thực hiện đề án tái canh cây cà phê của tỉnh, từ năm 2020 -2022 Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình “Tái canh cây cà phê chè trên ...
Việc tái canh cây cà phê được nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa thực hiện từ nhiều năm trước, nhưng tập trung nhất khoảng từ năm 2020 cho đến nay. Khi mới ...
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế phía Tây Quảng Trị, những năm từ 1993 - 2000, tỉnh đã có chủ trương cho vay bù lãi suất phát triển cây công nghiệp ...
Hôm nay 17/11, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tổ chức hội thảo tổng kết dự án Tái canh cây cà phê chè tại Quảng Trị giai ...
Là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị trồng cà phê, Hướng Hóa hội tụ nhiều ưu thế về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và ...
Với lợi thế đất đỏ ba dan dồi dào, màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên cây cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, với ...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, theo kế hoạch, năm 2024 toàn tỉnh sẽ tiếp tục tái canh 130 ha cà phê. Trong đó, tái canh trồng ...
Cuối tháng 9 đầu tháng 10/2023, huyện Hướng Hóa cấp 332.000 cây cà phê giống cho nông dân trong huyện theo chương trình tái canh cà phê. Sau khi nhận giống, ...
QTO - Cách đây 22 năm, nếu ai đó nói đến chuyện trồng trọt hay lập nghiệp ở vùng Đồng hoang, một vùng đất thấp trũng, hoang hóa, đầy lau sậy và phèn đỏ thì...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
(QT) - Thời điểm này nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống đồng thu hoạch lúa Hè Thu năm 2018. Dù sản xuất trong điều kiện nhiều yếu tố bất lợi của tự nhiên...
(QT) - Từ cuối năm 2017 đến nay, tại một số địa phương của huyện Hải Lăng xuất hiện nhiều điểm thu mua ốc bươu vàng để bán vào các tỉnh Nam Trung bộ phục vụ nuôi thủy, hải sản....
(QT) - Những năm gần đây, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn do ô nhiễm môi trường vùng nuôi dẫn đến dịch bệnh trên thủy sản diễn ra...
(QT) - Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất là một nội dung rất quan trọng, bởi đây là mô hình hỗ trợ đắc lực cho người dân phát triển sản...
(QT) - Vụ hè thu năm nay, huyện Hải Lăng gieo cấy hơn 6.600ha lúa. Cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao như: Thiên ưu 8, Ma lâm 48, Khang dân… Nhờ...
(QT) - Được sự hỗ trợ của Dự án phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Hướng Hóa thuộc Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, hơn 1 năm nay Trung tâm Khuyến nông...