Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đến với tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Nguồn vốn này giúp hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hướng Hóa giải ngân nguồn vốn vay giải quyết việc làm -Ảnh: TÚ LINH

Năm 2018, anh Hồ Văn Mũa (sinh 1992) ở thôn Proixy, xã A Dơi, vay 70 triệu đồng từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa có thời hạn 5 năm để trồng 3 ha cao su. Anh Mũa cho biết vườn cao su được chăm sóc tốt nên cho thu hoạch nhiều mủ, giúp anh trả xong khoản vay ngân hàng. Vốn khéo tính toán làm ăn, vừa qua anh Mũa tiếp tục vay mới thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm để mua 1 máy xới đa năng làm đất ruộng trồng lúa theo thời vụ cho người dân trong xã và các vùng lân cận.

Ngoài ra, anh Mũa còn chăn nuôi thêm bò và dê, heo, gà. Tính trung bình mỗi tháng từ nguồn bán mủ cao su, tiền dịch vụ xới đất và chăn nuôi, gia đình anh Mũa thu nhập khoảng hơn 12 triệu đồng. “Vốn vay của NHCSXH đã giúp vợ chồng tôi tạo được việc làm, có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế, trả được lãi và gốc đều đặn.

Nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn vốn này, gia đình tôi chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, 3 người con sẽ không được học hành đàng hoàng như hôm nay”, anh Mũa bộc bạch.

Không riêng anh Mũa, nhiều người dân tộc thiểu số có việc làm ổn định và thu nhập khá tốt nhờ vốn vay giải quyết việc làm.

Đầu năm 2023, anh Hồ Văn Tình (sinh năm 1984) thôn Tà Đủ, xã Tân Hợp, vay 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa. Với số vốn này, vợ chồng anh Tình đầu tư thêm con giống, nâng số lượng gia súc của gia đình lên 6 con bò, 15 con dê; trồng và chăm sóc thêm gần 3 ha tràm. Hiện đàn bò của anh đã có 1 con bò mẹ sinh sản lứa đầu tiên.

Anh Tình cho biết, trước đây gia đình anh có vay vốn chính sách để phát triển chăn nuôi và trả xong nợ. Lần này cũng nhờ có vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm với lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn nên vợ chồng anh có điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt mà anh đã nuôi 5 người con ăn học, hướng tới thoát nghèo bền vững.

Theo Chủ tịch UBND xã Tân Hợp Trần Vinh, trên địa bàn xã có thôn Tà Đủ là địa bàn sinh sống của người DTTS, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Trước đây đời sống của người dân khó khăn quanh năm vì thiếu vốn phát triển.

Nhờ chính sách cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm của NHCSXH, lãnh đạo xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc phổ biến kiến thức, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp được địa phương chú trọng nên các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng của người dân đạt giá trị cao. Nhiều hộ dân từng bước vươn lên thoát nghèo.

Hướng Hóa là địa phương có tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 50% dân số, sinh sống hầu hết ở các xã, thị trấn trên địa bàn.

Những năm qua, phòng giao dịch đã triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn đồng bộ, kịp thời nhằm đưa nguồn vốn của ngân hàng đến với người dân sớm và đúng đối tượng. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều người dân đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất - kinh doanh; trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm số lượng lớn.

Vốn vay ưu đãi đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, giúp các hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững. “Trong 11 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã cho 4.170 hộ vay, với doanh số cho vay gần 235 tỉ đồng, tổng dư nợ đạt 673,7 tỉ đồng.

Trong đó, dư nợ vốn vay giải quyết việc làm 45,4 tỉ đồng với 178 hộ vay; hộ nghèo 200 tỉ đồng với 1.245 hộ vay; hộ cận nghèo 77,2 tỉ đồng với 536 hộ vay. Riêng đối với các chương trình tín dụng cho đồng bào DTTS, tính đến ngày 13/11/2023, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân cho 2.453 hộ đồng bào DTTS vay vốn với tổng dư nợ đạt 388 tỉ đồng”, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hướng Hóa Hồ Văn Quân cho biết.

Để giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS hiệu quả, thời gian qua huyện Hướng Hóa đã tập trung thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm, phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS; công tác triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn luôn được tổ chức hiệu quả. Thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã cho vay đúng đối tượng, đúng nội dung vay, việc giải quyết thủ tục, hồ sơ vay nhanh chóng.

Năm 2022, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 3.074 lượt lao động trong và ngoài nước, đạt 219% kế hoạch năm. 10 tháng đầu năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 1.238 lao động, trong đó có nhiều lao động DTTS.

Việc vay vốn phát triển kinh tế hiệu quả, giải quyết việc làm cho cá nhân và gia đình đã góp phần cùng các chương trình phát triển khác giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện bình quân khoảng 3%/năm (năm 2021 giảm 640 hộ, năm 2022 giảm 700 hộ).

“Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường nguồn vốn ngân sách cấp huyện để triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội”, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Phạm Trọng Hổ cho biết.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
    Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

    Giải quyết việc làm từ lâu là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhất là trong tình cảnh hiện nay khi mà tỉ lệ lao động thất nghiệp ngày càng tăng do ảnh hưởng của COVID-19. Thời gian qua, nhờ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các lao động mất việc làm do dịch bệnh đã có điều kiện duy trì sinh kế, ổn định cuộc sống.

  • Hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
    Chú trọng thực hiện chương trình giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu ...

    Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (tại Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) được đánh giá là chương trình bao quát sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, có nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (NLĐ) vùng DTTS và miền núi. Thời gian qua, nội dung này được đẩy nhanh thực hiện tại tỉnh Quảng Trị và bước đầu đem lại kết quả tích cực.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh canh tác hữu cơ cây rau màu

Đẩy mạnh canh tác hữu cơ cây rau màu
2023-11-17 05:45:00

QTO - Rau màu là nhu cầu thực phẩm lớn đối với thực đơn hàng ngày của mọi người. Vì thế đảm bảo nguồn thực phẩm này sạch là bảo vệ sức khỏe cho người sử...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết