Cập nhật: Thứ 7, 26/03/2011 | 09:07 GMT+7

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi kết hợp xây dựng hầm Bi ô ga ở Hải Lăng

(QT) - Hiện nay, việc dùng hầm Bi ô ga từ chăn nuôi tạo năng lượng sử dụng đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tập trung phát triển Bi ô ga đa tiện lợi như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo phân bón cho sản xuất, năng lượng sạch để dùng trong sinh hoạt và thắp sáng. Đặc biệt, Nhà nước đang có chủ trương tiết kiệm điện thì phát triển hầm Bi ô ga là một giải pháp hữu ích. Huyện Hải Lăng là địa phương thực hiện tốt mô hình kết hợp này. Ông Nguyễn Giáp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết: “Thời gian qua có rất nhiều tổ chức hỗ trợ kinh phí giúp các hộ nông dân xây dựng hầm Bi ô ga tạo năng lượng phục vụ sinh hoạt kết hợp với chăn nuôi gia súc. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng hơn 100 hộ gia đình ứng dụng mô hình này”. Chúng tôi đến thăm gia đình ông Đào Văn Dàn, thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, một trong những hộ đi đầu trong việc vừa chăn nuôi lợn kết hợp sử dụng hầm khí Bi ô ga mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh dãy chuồng nuôi lợn khang trang của gia đình là bếp nấu ăn và một bóng điện lớn thắp sáng, đều sử dụng khí từ hầm Bi ô ga ngay cạnh vườn.

Sử dụng khí ga từ hầm Bi ô ga làm chất đốt.

Ông Dàn cho biết, năm 2009, được sự hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ 60% kinh phí của Dự án phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại miền Trung Việt Nam, gia đình ông đã đầu tư xây dựng hầm khí Bi ô ga nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và tận dụng nguồn khí đốt để phục vụ sinh hoạt gia đình. Lúc đó, kinh phí đầu tư một hầm khoảng 5 triệu đồng. Sau 3 năm sử dụng thấy hiệu quả mang lại rất tốt, việc sử dụng khá dễ dàng và thuận tiện, nếu có hư hỏng thì gia đình tự sửa chữa, không có khó khăn gì. Hiện nay, gia đình ông Dàn có 80 con lợn, nhưng ông chỉ để 20 con cho việc tận dụng lấy chất thải phục vụ sản xuất năng lượng từ hầm Bi ô ga tạo khí đốt, giúp gia đình ông tiết kiệm được một lượng củi sử dụng trong nấu ăn và điện thắp sáng trong gia đình khoảng 400 ngàn đồng/tháng. Bà Lê Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thượng ước tính: “ Toàn xã có khoảng hơn 10 hộ dùng năng lượng từ hầm Bi ô ga. UBND xã hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng xây dựng hầm, các HTX cũng hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng. Hải Thượng có hơn 100 hộ nông dân đang nuôi 5 con gia súc trở lên nên rất thuận lợi để nhân rộng mô hình kết hợp này”. Hiện nay, người dân ưa chuộng tạo hệ thống Bi ô ga theo kiểu lắp ghép chất liệu nhựa tổng hợp composite. Việc lắp đặt nhanh, gọn gàng, chi phí thấp hơn các kiểu khác, lại đảm bảo an toàn. Bà Trần Thị Thu, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Hải Lăng cho biết: “ Mới đây, trong thực hiện điểm mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hải Ba và Hải Dương, hội đã hỗ trợ kinh phí cho gia đình hội viên phụ nữ kết hợp lắp ráp 20 hệ thống Bi ô ga bằng hợp chất composite. Các hệ thống này đang sử dụng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Hiện nay, chi phí xây dựng hầm Bi ô ga không lớn lắm, chỉ từ 5-7 triệu đồng/ hầm, có dung tích từ 12-15 khối. Thời gian sử dụng từ 5-10 năm. Ông Đặng Hồng Biên, cán bộ nghiên cứu Viện chăn nuôi Quốc gia đang công tác tại huyện Hải Lăng cho biết: “Phương pháp xây hầm Bi ô ga rất đơn giản. Đáy hầm được xây như đáy bể chứa nước gia đình mà nông dân vẫn làm, hoặc đổ đan có độ dày 5- 6 cm. Bốn bức tường xung quanh xây dựng bằng gạch ống, trộn hồ với tỉ lệ 1 xi măng /3- 4 cát. Sau đó phải tráng một lớp hồ (với tỉ lệ xi măng và cát như trên) để tăng độ bền của hầm ủ phân. Gờ đắp bằng xi măng (còn gọi bắt con lươn xung quanh thân hầm); làm điểm tựa để gắn bọc nilon (PE) vào xung quanh thành hầm. Bọc nilon (gắn trùm phía trên) mục đích là để giữ gas được toàn vẹn, an toàn và không bị thất thoát... Nhờ nhận thức được tác dụng của việc sử dụng hầm Bi ô ga trong đời sống để tự đầu tư xây dựng nhân rộng mô hình, đến nay, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có hơn 300 công trình khí sinh học tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ và các trang trại, gia trại. Tuy nhiên, đa phần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nên chuồng trại được xây dựng ngay trong gia đình, khu dân cư, tăng nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Ông Nguyễn Công Trí, chuyên viên môi trường Sở Tài nguyên & Môi trường chia sẻ: “ Điều đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi quy mô nhỏ hay lớn, các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý rốt ráo. Các chất thải trong chăn nuôi như chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí… đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Nếu một gia đình nuôi 5-10 con lợn không vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải không hợp lý thì tất cả các hộ xung quanh phải cùng chịu hậu quả là nguồn nước, không khí bị ô nhiễm và nguy hiểm hơn là việc lây lan dịch bệnh rất nhanh. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế. Nên đầu tư xây dựng hầm Bi ô ga theo đúng tiêu chuẩn, tuân thủ các điều kiện về môi trường thì tạo ra nhiều lợi ích kép như tạo nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời giải phóng được nhiều sức lao động; sử dụng phụ phẩm từ hầm Bi ô ga để tưới bón cho rau màu, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tăng năng suất cây trồng…” Bài, ảnh: MINH TUẤN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh
23:25 25/10/2023

Chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện từ năm 1995 và triển khai liên tục từ đó đến nay. Trong những năm qua, kết quả thực hiện ...

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả ở Vĩnh Ô
22:51 15/06/2022

Trong quá trình hội nhập và phát triển, nhờ đổi thay trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống của người đồng bào Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh đã có sự đổi ...

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi đa con
22:15 21/08/2024

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình ...

Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà sinh sản
22:30 07/09/2023

Thực hiện nhiệm vụ Đề án NN-08 giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với các tỉnh Quảng Trị, An Giang, Thái Nguyên, từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông ...

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10:20 tối qua

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Thành lập mới 12 hợp tác xã nông nghiệp

Thành lập mới 12 hợp tác xã nông nghiệp
21:58 24/03/2011

(QT) - Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành lập mới thêm 12 HTX nông nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực nông-lâm-ngư, phân bố ở các huyện như sau: Vĩnh Linh 4...

Hải Lăng: Hơn 450 nông dân được đào tạo nghề

Hải Lăng: Hơn 450 nông dân được đào tạo nghề
21:58 24/03/2011

(QT) - Để góp phần đào tạo nghề cho nông dân, năm 2010, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Hải Lăng (Quảng Trị) đã tổ chức 17 lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y, bảo vệ...

Làm giàu từ chăn nuôi lợn

Làm giàu từ chăn nuôi lợn
04:00 21/03/2011

(QT) - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (thị xã Quảng Trị) và tư vấn, giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn...

Biến nương rẫy thành rừng xanh

Biến nương rẫy thành rừng xanh
04:11 19/03/2011

(NNVN) - Hơn 8 ngàn ha nương rẫy của người Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị sẽ được tiến hành trồng rừng. Các hộ chuyển đổi đất nương rẫy để trồng rừng được cấp GCNQSDĐ và sau 7 năm...

Thời tiết

17°C - 23°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long