
{title}
{publish}
{head}
QTO - Ông Hồ Doãn Ngà ở thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong là nông dân đi đầu ở địa phương thử nghiệm thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn. Qua một thời gian ngắn, bước đầu mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tăng thu nhập cho gia đình ông, góp phần làm phong phú loại hình chăn nuôi ở vùng nông thôn.
Mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình ông Ngà bước đầu khá thành công - Ảnh: N.T
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nông nên ông Ngà cần cù, chịu khó và luôn tìm tòi cách thức chăn nuôi, trồng trọt mới, hiệu quả để áp dụng. Trong một lần xem ti vi thấy người dân ở miền Nam nuôi lươn không bùn có nhiều ưu điểm hơn nuôi lươn theo phương thức truyền thống như chi phí đầu tư về bể nuôi, thức ăn tốn ít, dễ chăm sóc, không tốn nhiều thời gian, lợi nhuận cao nên ông quyết định thử nghiệm đầu tư 40 triệu đồng xây dựng mô hình này.
Năm 2022, ông tiến hành xây 4 xây bể, mỗi bể có diện tích từ 5-8 m2 nuôi hơn 5.000 con lươn. Trong thời gian mới nuôi thử nghiệm, ông được cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong về tận nhà hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống, thức ăn. Ngoài ra, ông còn thường xuyên tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi lươn không bùn qua sách, báo, internet để ứng dụng hiệu quả vào thực tế chăn nuôi.
Chia sẻ về mô hình, ông Ngà cho hay, bể nuôi lươn được đặt ở vị trí khá cao nhằm tránh mưa lũ. Bể xây dựng kiên cố bằng xi măng, bên trong lát gạch trơn nhẵn, có hệ thống thoát nước được thiết kế 2 lớp. Bể nuôi sau khi xây dựng xong được ngâm rửa sạch sẽ, khử hết tồn dư xi măng đảm bảo cho việc nuôi lươn thương phẩm. Lươn trước khi đưa vào nuôi phải chọn kỹ về chất lượng giống.
Trong quá trình nuôi, ông thường xuyên theo dõi lươn phát triển để cho ăn, chăm sóc phù hợp. Nuôi lươn không bùn khá đơn giản bởi tận dụng thời gian nhàn rỗi của các thành viên trong gia đình. Để giúp lươn khỏe mạnh, nhanh lớn thì nguồn thức ăn của lươn được sử dụng hằng ngày là tôm, cá tạp, ốc bươu vàng, tinh bột, giun quế, giun đất, cám, bã đậu, rau củ...
Ông cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi, hệ thống nước sạch trong bể, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, thường xuyên theo dõi lươn xem có dấu hiệu bệnh để có biện pháp xử trí. Khoảng 8 tháng nuôi, lươn thương phẩm đạt trọng lượng từ 250 gam trở lên thì có thể xuất bán.
Dù chỉ mới triển khai thực hiện gần một năm nhưng mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình ông Ngà bước đầu khá thành công. Dịp tết Nguyên đán Quý Mão, ông xuất bán lứa đầu gần 1 tạ lươn thịt với giá từ 120 - 160 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, số lượng lươn thịt trong bể còn khá nhiều, ông tiếp tục xuất bán và đặt mua thêm 2.000 - 4.000 con về nuôi. Dự kiến xuất hết hơn 5.000 con lươn thịt sẽ mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng.Cái khó hiện nay đối với mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình ông là nguồn giống chưa chủ động được, chủ yếu giống được nhập từ miền Nam ra và khai thác ngoài tự nhiên nên quá trình nuôi bị hao hụt không ít. Do đó, ông rất mong có nguồn cung cấp giống thuận lợi để gia đình mở rộng mô hình.
Đánh giá về mô hình làm ăn mới ở địa phương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Thành Đặng Thị Hằng cho biết: “Ông Ngà là hội viên nông dân sản xuất giỏi, biết tận dụng đất vườn nhà để xây dựng bể nuôi lươn không bùn. Đây là mô hình sản xuất phù hợp với những hộ dân ít đất sản xuất, biết sử dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.
Thời gian tới, hội sẽ tổ chức cho các hội viên nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm, khuyến khích nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh mới để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình hội viên”.
Ngọc Trang
QTO - Với mong muốn khởi nghiệp trên quê hương, anh Trần Trung Chánh (29 tuổi) đã quyết định thực hiện mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong. Bước đầu, mô hình đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên ở địa phương.
QTO - Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã phát triển mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng lót bạt. Phương thức nuôi này không chỉ tận dụng được quỹ đất cát không canh tác được mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
QTO - Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hằng năm, vụ cá Nam là vụ đánh bắt thủy sản mang lại thu nhập chính cho ngư dân trong năm. Thời điểm này,...
QTO - Để góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tiêu chí số 15 về y...
QTO - Để bảo vệ môi trường thì công tác quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR) là một trong những nhiệm vụ cần được ưu tiên thực hiện. Thời gian qua, tỉnh đã...
QTO - Huyện Vĩnh Linh xác định năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một giai đoạn mới trên hành trình xây dựng và phát triển quê hương. Đây cũng...
QTO - Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, có nguy cơ tụt hậu xa so với các địa phương...
QTO - Xã Mò Ó là một trong số ít địa phương ở huyện Đakrông được đánh giá có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hiệu quả; nhiều phong...
QTO - Sau khi di chuyển đến những địa điểm mới, nhiều trụ sở cơ quan cũ trên địa bàn tỉnh bỏ hoang, không sử dụng khiến công trình xuống cấp gây lãng phí,...
QTO - Nhiều năm qua, xuất hiện một đàn trâu hoang thường xuyên phá hoại, dẫm đạp rừng trồng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9. Nghiêm trọng hơn là...