Cập nhật:  GMT+7

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2025), từ ngày 1 - 5/8, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã có chuyến hành trình “về nguồn” tại Khu di tích ATK Định Hóa; thăm di tích lịch sử nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc; Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và một số di tích lịch sử tại các tỉnh phía Bắc.

ATK Định Hóa, Thái Nguyên là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và làm việc trong giai đoạn 1947-1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Trong những năm 1946 - 1954, huyện Định Hóa cùng các huyện: Đại Từ, Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) được Trung ương Đảng chọn làm An toàn khu Trung ương - Thủ đô kháng chiến của cả nước. Năm 1981, Khu di tích ATK Định Hóa được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị thăm Nhà trưng bày di tích lịch sử nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, tại huyện Định Hóa (Thái Nguyên) -Ảnh: Trung Dung

Đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị đã bày tỏ lòng thành kính, tri ân, đồng thời báo công với Người những thành tựu mà báo chí Quảng Trị đã đạt được trong thời gian qua. Trước anh linh của Người, những người làm báo Quảng Trị nguyện sẽ không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa trên “đất lửa” Quảng Trị.

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị chụp ảnh lưu niệm tại Bia di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam -Ảnh: Trung Dung

Dịp này, đoàn cũng đến thăm và dâng hương tại khu di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. Tại đây, các thế hệ người làm báo Quảng Trị đã ôn lại truyền thống xây dựng, trưởng thành của Hội Nhà báo Việt Nam; thăm bia di tích và Nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam, nơi lưu giữ những kỷ vật, bức ảnh về các hoạt động quan trọng của lãnh đạo hội qua các thời kỳ từ khi thành lập đến nay.

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh thăm di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng -Ảnh: P.V

Đoàn cũng đến thăm Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Nơi đây, từ ngày 4/4 - 6/7/1949, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn báo chí kháng chiến đã thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. 42 học viên sau khi tốt nghiệp khóa học đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và duy nhất trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã về nhận nhiệm vụ tại các cơ quan báo chí, tuyên truyền, trở thành những cây bút chủ lực, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và xây đắp nền báo chí quốc gia.

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam -Ảnh: Trung Dung

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Khu vực trưng bày báo Quảng Trị tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam -Ảnh: Trung Dung

Cũng trong chương trình “về nguồn”, cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị đã đến thăm di tích lịch sử Đình Tân Trào và Cây đa Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang); Bảo tàng Báo chí Việt Nam (TP. Hà Nội); Bến K15 - nơi xuất phát của đoàn tàu không số chi viện miền Nam chống Mỹ cứu nước; Bến Nghiêng - nơi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc; Khu di tích lịch sử quốc gia Bạch Đằng Giang... Đồng thời giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ báo chí tại hội nhà báo các tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình và TP. Hải Phòng.

Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị

Cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị thăm Di tích Cây đa Tân Trào -Ảnh: P.V

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị Hoàng Ngọc Sỹ cho biết: Việc tổ chức hoạt động “về nguồn” nhân hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị hôm nay.

“Trong hành trình này, chúng tôi được đến với những di tích lịch sử báo chí cách mạng để hiểu hơn về tinh thần, nhiệt huyết của những thế hệ làm báo trước, nhất là tấm gương làm báo của Bác Hồ để tiếp tục học tập, noi theo từ đó hun đúc thêm lòng yêu nghề, nâng cao đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Quảng Trị nói riêng”, ông Sỹ cho biết.

Trung Dung

Tin liên quan:
  • Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị
    Báo Quảng Trị vững bước trong hành trình đi tới

    Ngày 5/7/2024, Báo Quảng Trị trang trọng tổ chức kỷ niệm 35 năm xuất bản số báo đầu tiên 13/7 (1989 - 2024). Đây là dấu mốc, tiền đề quan trọng để Báo Quảng Trị tiếp tục vững bước trong hành trình đi tới.

  • Hành trình “về nguồn” của những người làm báo Quảng Trị
    Báo Quảng Trị với những việc làm “từ tâm”

    Với quan điểm làm gì cũng nhằm mục đích phục vụ Nhân dân, xây dựng xã hội, đất nước tốt đẹp hơn, vậy nên trong 15 năm qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo Quảng Trị chú trọng đẩy mạnh hoạt động an sinh xã hội, nhằm giúp đỡ người dân một cách trực tiếp, cụ thể hơn.


Trung Dung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long