Cập nhật:  GMT+7

Trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ cấp tín chỉ cac - bon

Sáng nay 3/8, đoàn công tác Tỉnh ủy Tây Ninh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Hùng Thái, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận tín chỉ cac-bon, hạn ngạch phát thải nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Nghị định 06). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Đại Nam tham dự làm việc.

Trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ cấp tín chỉ cac - bon

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị về công tác lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận tín chỉ các-bon - Ảnh: T.T

Quảng Trị là 1 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được thí điểm triển khai thực hiện Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Quá trình xây dựng Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ cũng như đàm phán ký kết thỏa thuận do Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp thực hiện.

Tỉnh Quảng Trị chỉ tham gia với vai trò là đối tượng thụ hưởng của đề án, cung cấp các số liệu về diện tích rừng hiện có trên địa bàn phục vụ xây dựng đề án chứ không lập hồ sơ đề nghị xác nhận cấp tín chỉ cac-bon, hạn ngạch phát thải khi nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.

Để thực hiện chi trả số tiền Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh đã tiếp nhận nguồn thu từ thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) theo phân bổ của Cục Lâm nghiệp hằng năm trên cơ sở kết quả cập nhật diễn biến rừng được công bố, UBND tỉnh phê duyệt diện tích rừng tự nhiên, đối tượng hưởng lợi và kế hoạch tài chính nguồn thu từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Theo đó, năm 2024, tổng diện tích rừng tự nhiên được chi trả là hơn 126,6 ha, số tiền chi trả hơn 21,7 tỉ đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường cac-bon; quản lý tổng hợp các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn tỉnh.

Đối với từng chương trình, dự án cụ thể, giao cho các cơ quan chuyên ngành tương ứng tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện có trách nhiệm lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác tỉnh Tây Ninh và tỉnh Quảng Trị đã trao đổi thông tin, chia sẻ những kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc về chính sách, thủ tục pháp lý để có thể triển khai thúc đẩy phát triển hoạt động tạo tín chỉ cac-bon.

Trên cơ sở đó, tỉnh Tây Ninh sẽ có thêm kinh nghiệm để triển khai hiệu quả công tác lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận tín chỉ cac-bon của địa phương trong thời gian tới.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ cấp tín chỉ cac - bon
    Tỉnh Quảng Trị được chọn thí điểm bán tín chỉ các-bon rừng

    Theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ vừa mới ban hành, thì Quảng Trị là 1 trong 6 tỉnh được lựa chọn để thí điểm.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quảng Trị còn 378 tàu cá “3 không”

Quảng Trị còn 378 tàu cá “3 không”
2024-08-01 18:20:00

QTO - Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, mặc dù các cấp, ngành, đơn vị liên quan đã nỗ lực vào cuộc nhưng hiện nay, số lượng tàu cá “3 không” (không...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long