Cập nhật:  GMT+7

Hành trình tìm kiếm Jimmy

(QT) - Một ngày cuối tháng 9/2019, sau đúng 50 năm kể từ cuộc chiến mình từng tham gia, Bob Haseman, cựu binh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dẫn theo con trai và một số người bạn cựu binh quay trở lại mảnh đất Quảng Trị. Sau nhiều năm tháng sống trong nỗi ám ảnh, dằn vặt tội lỗi khi tham gia vào cuộc chiến tranh mà ông nhận ra là phi nghĩa tại Việt Nam, chuyến đi này được Bob chờ đợi từ rất lâu. Về lại chiến trường xưa, ngoài thực hiện tâm nguyện tìm kiếm hài cốt một người bạn là hạ sĩ Jimmy Jackson, ông muốn con mình, Brian Haseman hiểu rõ hơn về cái giá mà người Mỹ phải trả đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và trân trọng hơn giá trị của hòa bình.

Địa điểm được các thành viên cho là căn cứ Russell nơi hạ sĩ Jimmy Jackson mất tích​

Nỗi ám ảnh trong suốt 50 năm

Như nhiều thanh niên Mỹ cùng trang lứa, Bob Haseman rời năm thứ hai Đại học Missouri, Hoa Kỳ và gia nhập quân đội khi vừa tròn 20 tuổi. Ông không thể ngờ rằng quyết định này sau đó đã làm thay đổi cả cuộc đời ông, khiến ông nhận ra đó là một sai lầm lớn của chính ông và của quân đội Hoa Kỳ. Biên chế vào Trung đội 2, Đại đội Lima, Sư đoàn 3 thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Bob Haseman được đưa đến chiến trường Quảng Trị vào tháng 4/1969, đồn trú ở căn cứ Russell, thuộc địa phận Đakrông. Căn cứ này được lập vào tháng 12/1968 bởi Tiểu đoàn 1, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cách căn cứ Rockpile 3 km về phía Tây Bắc với nhiệm vụ hỗ trợ các chiến dịch của Mỹ dọc tuyến Đường 9 tới Khe Sanh.

Khi Mỹ thất thủ ở Khe Sanh vào tháng 4/1968, vẫn còn một số lính Mỹ đồn trú ở các căn cứ như Mai Lộc (Cùa); Rockpile, Russell (Đakrông) để hỗ trợ lực lượng Việt Nam cộng hòa. “Lúc đó tôi là chỉ huy một trung đội gồm 35 lính thủy đánh bộ đồn trú trú tại căn cứ Russell. Khoảng thời gian đóng quân tại đây, hầu như ngày nào chúng tôi cũng sống trong bất an, lo sợ. Ban ngày đi tuần tra bảo vệ căn cứ, đêm đến thì thấp thỏm lo âu bộ đội Việt Nam có thể tấn công bất cứ lúc nào”, Bob Haseman nhớ lại.

Vào tháng 2/1969, chỉ 2 tháng trước khi Bob Haseman đến đồn trú, căn cứ Russell từng bị Trung đoàn 27 bộ đội Việt Nam tấn công khiến 27 lính thủy quân lục chiến và 2 quân y hải quân thiệt mạng. Cũng trong buổi sáng đó, bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ Neville cách Russell 10 km về phía Tây làm chết 14 lính thủy quân lục chiến và lính quân y Mỹ.

Đoàn tìm kiếm nỗ lực ghi chép, phân tích các dữ liệu liên quan​

Sau thất bại ở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh và mất các lợi thế trên chiến trường ở Quảng Trị, Tổng thống Nixon tuyên bố rút Sư đoàn số 3 Thủy quân lục chiến khỏi chiến trường này. Ngày 21/9/1969, Đại đội Lima được lệnh tháo dỡ căn cứ Russell. Theo kế hoạch, lính Mỹ cho nổ các boongke, hầm chứa, đạn dược hoàn toàn khi tất cả quân lính đã rút lên trực thăng. Thuốc súng được bố trí và ngòi nổ đã sẵn sàng. Trung đội của Bob Haseman lên trực thăng CH-53 xuất phát trước, hai trực thăng còn lại bay quanh chờ hai trung đội khác. Sau khi xuất phát, Bob nghe trên tín hiệu bộ đàm báo vụ nổ đã vô tình bị kích hoạt sớm hơn dự định, hậu quả khiến 4 lính Mỹ thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Trong số lính Mỹ thiệt mạng có hạ sĩ Jimmy Jackson, người đến nay được cho là một trong những quân nhân Mỹ mất tích bí ẩn nhất khi có một số ý kiến cho rằng sau vụ nổ, Jackson bị thương và được đưa về bệnh viện Quảng Trị rồi tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, những cựu binh Mỹ như Bob thì tin rằng người bạn Jackson đã bị thiệt mạng sau vụ nổ hủy bỏ căn cứ Russell.

Nỗ lực tìm kiếm thông tin về Jimmy

Nhờ một sự kết nối tình cờ, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn của Bob Haseman trong một hành trình khá đặc biệt tìm kiếm các dữ liệu nhằm thuyết phục chính phủ tìm hài cốt lính Mỹ. Đã có quá nhiều đổi thay ở vùng đất này khiến việc định hình tìm kiếm địa điểm cũ không hề dễ dàng. Đoàn phải nhờ thêm một số người dân địa phương hỗ trợ dẫn đường. Mưa rừng bất chợt đổ xuống khiến chặng đường thêm phần vất vả, chúng tôi phải vượt qua nhiều con suối, bám chặt cành cây dọc bên đường, vượt qua từng cơn dốc, từng chặng đường trơn trượt bùn đất để lên được ngọn đồi thuộc bản Khe Hiên, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, nơi được cho là căn cứ Russell trong chiến tranh.

Cùng đi với Bob lần này có con trai Brian, hai người bạn là cựu binh, nhà báo Ron Martz và Tom Irwin, cựu binh thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Đà Nẵng. Mất gần ba giờ đồng hồ, chúng tôi đã lên đến đỉnh đồi. Trong hành lí mang theo tương đối gọn nhẹ, Bob Haseman và các cựu binh Mỹ không quên chuẩn bị sẵn một bó hoa tươi, thành kính cắm xuống nền đất trên đỉnh căn cứ cũ, tưởng niệm vong hồn người bạn đã nằm lại đâu đó quanh ngọn đồi này.

Hành trình gian nan lên căn cứ cũ Russell của đoàn tìm kiếm​

Trong chuyến đi này, Bob và những người bạn cố gắng tìm lại các chứng cứ và dữ kiện liên quan đến Jimmy Jackson, người mà họ tin rằng đã bỏ mạng trong sự kiện hủy nổ căn cứ. Họ hi vọng dùng dữ liệu thu thập từ chuyến khảo sát để thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện cuộc tìm kiếm tích cực hơn nữa đối với những người đã bỏ mạng tại chiến trường này cách đây 50 năm. Cựu binh, nhà báo Ron Martz, người đã theo đuổi các bằng chứng về trường hợp mất tích của Jimmy Jackson từ hơn 30 năm nay nhận định, trước đây các đoàn tìm kiếm đã tìm thấy một vài di vật như chiếc nhẫn, ve hàm hạ sĩ, trung sĩ tại đây. Sau nhiều nỗ lực của ông và một số cựu binh khác, đến gần đây, quân đội Hoa Kỳ mới thừa nhận rằng có thể Jimmy Jackson đã vô tình bị bỏ sót lại và mất tích ngay sau vụ nổ.

Mất nhiều giờ đồng hồ nỗ lực tìm kiếm, định vị hướng, vị trí chính xác của căn cứ giữa mênh mông quả đồi mà chúng tôi đang đứng, những cựu binh nay đều đã ở tuổi ngoài 70 dường như đã thấm mệt. “Tôi ước rằng chúng tôi đã không đến đây để tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa này, đó thực sự là một sai lầm lớn, chúng tôi đã gây quá nhiều tổn thất. Tôi ước rằng chúng tôi tìm ra cách thức tốt hơn trong tiếp cận vấn đề với Việt Nam tại thời điểm đó. Đáng lẽ ra chúng tôi không nên có cuộc chiến đó, không có chiến tranh thì hay biết bao, tôi và Jimmy Jackson đã không phải đến đây và cậu ấy không bị mất tích như thế này”, Bob buồn bã nói trên đường trở về. Dù đã rất nỗ lực, nhưng Bob và những cựu binh đi cùng vẫn chưa thu thập đủ các chứng cứ để phục vụ cho công việc tìm kiếm hài cốt của Jimmy Jackson mà họ luôn tin vẫn còn đang nằm lại nơi này.

Tại Mỹ, trên trang facebook có tên Bring Jimmy Home (Hãy mang Jimmy về nhà) của các cựu binh và gia đình Jimmy Jackson, người thân vẫn đau đáu nuôi hi vọng tìm thấy hài cốt con em mình. Rời căn cứ cũ nhưng các cựu binh Mỹ không chắc chắn rằng liệu dữ kiện thu thập được lần này có thuyết phục chính quyền của mình hay không. Sau chuyến đi với nhiều nỗ lực, Bob Haseman và các cựu binh Mỹ đã cung cấp những thông tin có được cho Văn phòng tìm kiếm quân nhân Mỹ tại Hà Nội với hi vọng một ngày rất gần sẽ tìm được Jimmy về nhà, khép lại quá khứ đau buồn trong suốt những năm qua.

Dù chưa có đủ thông tin để mang Jimmy về nhà như ý nguyện, nhưng với việc đưa con trai đi cùng trong chuyến hành trình gian nan này, Bob tin rằng đã giúp con trai hiểu được phần nào cái giá người Mỹ phải trả khi đem quân xâm lược Việt Nam, bằng chính sinh mạng con em của họ, một thế hệ bị đánh cắp bởi cuộc chiến phi nghĩa. Và chính Brian Haseman cũng đã hiểu sâu sắc điều này. “Tôi nghĩ rằng không nên có chiến tranh. Khi xảy ra chiến tranh thì bỗng nhiên nhiều quốc gia, nhiều người phải tham gia vào việc mà họ không muốn và tôi cho rằng đó là một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải. Vậy nên tôi không muốn chiến tranh, không cần thiết phải có chiến tranh. Nếu có thể thì hòa bình là cách tốt nhất để dàn xếp mọi chuyện”, Brian Haseman bày tỏ.

Thanh Trúc - Thành Bắc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chữa lành” bằng tình yêu thương

“Chữa lành” bằng tình yêu thương
2024-05-11 05:00:00

QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...

Những trang thư không im lặng

Những trang thư không im lặng
2024-05-04 05:00:00

QTO - Chiến tranh ngày càng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị nên thời gian bên nhau của Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Kiệm với người vợ mới cưới không được...

Những người làm đẹp phố phường

Những người làm đẹp phố phường
2019-11-02 06:59:49

(QT) - Thành phố Đông Hà mỗi ngày thải ra hàng chục tấn rác các loại. Đằng sau cuộc sống nhộn nhịp, hối hả của phố thị, có những bữa ăn vội vàng bên xe rác, những mối lo toan...

Phóng sự ảnh: Giữ thanh âm đại ngàn

Phóng sự ảnh: Giữ thanh âm đại ngàn
2019-11-01 14:05:11

(QT) - Cuộc sống hiện đại khiến không ít giá trị truyền thống tốt đẹp mà đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở đại ngàn phía tây Quảng Trị chắt chiu, gìn giữ từ bao đời dần mai một. Đặc...

Khoe sắc trong vườn Hoa Trạng nguyên

Khoe sắc trong vườn Hoa Trạng nguyên
2019-10-26 07:26:35

(QT) - Hoa Trạng Nguyên là giải thưởng uy tín dành tặng học sinh đạt giải quốc tế, giải học sinh giỏi văn hóa quốc gia và top 5 học sinh có điểm cao nhất trong kì thi THPT quốc...

Tour 199 và ước vọng của người phụ nữ vùng cao

Tour 199 và ước vọng của người phụ nữ vùng cao
2019-10-19 06:08:41

(QT) - Nhiều người rất bất ngờ khi hay tin giải đặc biệt cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp năm 2019 do Hội LHPN tỉnh tổ chức lại thuộc về một cô gái Vân Kiều. Để...

Cô chủ Nhà may Việt-Hàn

Cô chủ Nhà may Việt-Hàn
2019-10-12 06:03:06

(QT) - Đối với nhiều chị em yêu thích thời trang, cái tên Nhà may Việt- Hàn, số 8/2 Phan Văn Trị, thành phố Đông Hà đã trở nên quen thuộc. Song ít ai hình dung được, để tạo...

“Gia tài” của Kôn Pruôi

“Gia tài” của Kôn Pruôi
2019-10-05 05:45:49

(QT) - Buổi chiều nghiêng nắng lên bản Cu Tài 1, xã A Bung, huyện Đakrông, không gian tĩnh lặng đến nỗi nghe rõ tiếng mây đang trườn qua núi, ôm lấy bản làng. Chợt đầu bản Cu...

Thú chơi gốm Nhật ở Quảng Trị

Thú chơi gốm Nhật ở Quảng Trị
2019-09-28 07:53:47

(QT) - Chơi đồ gốm sứ Nhật Bản là thú chơi từ lâu nhưng ở Quảng Trị có lẽ vẫn còn khá mới mẻ. Và nếu như trước đây, những người Quảng Trị thích sưu tầm đồ gốm sứ Nhật Bản phải...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết