{title}
{publish}
{head}
Theo chia sẻ của anh Lê Văn Vĩnh, Bí thư Xã đoàn Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, trên địa bàn xã hiện có 30 đoàn viên, thanh niên làm kinh tế giỏi với mức thu nhập từ 150 triệu đồng/ người/năm. Một trong số đó có 2 anh em ruột là Trần Thanh Trường (sinh năm 1995) và Trần Thanh Giang (sinh năm 2001). Với lòng nhiệt huyết và quyết tâm bám trụ, làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh em Trường, Giang hiện là chủ một xưởng cơ khí mỹ nghệ có doanh thu mỗi năm trên 3 tỉ đồng, trừ chi phí lãi 300 triệu đồng.
Trần Thanh Trường giới thiệu về một số sản phẩm cơ khí mỹ nghệ của xưởng -Ảnh: M.H
Về thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành, không khó để tìm đến xưởng cơ khí của Trường và Giang. Dẫn chúng tôi tham quan xưởng, hai ông chủ trẻ kể về con đường khởi nghiệp của mình. Sinh ra trong gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn nên ngay từ khi đi học phổ thông hai anh em đã luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên.
Chính vì vậy, quá trình học phổ thông, cả Trường và Giang đều phấn đấu học thêm một bằng trung cấp nghề, để sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm ngay, kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Trường bộc bạch: “Qua nắm bắt nhu cầu thị trường, tiềm năng của nghề cơ khí và những kiến thức nghề được học, tôi quyết định bám trụ, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.
Năm 2015, bắt đầu khởi nghiệp với khoảng 50 triệu đồng, Trường mở xưởng cơ khí tại nhà. Trường chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất thời điểm đó ngoài nguồn vốn đầu tư là kinh nghiệm và thị thường. Sau này thì ngày càng nhiều xưởng, cửa hàng cơ khí được mở ra nên cạnh tranh nhau từng chút. Nhiều lúc rất khó khăn nhưng tôi không nản chí. Tôi nghĩ làm nghề gì cũng phải năng động và điều quan trọng là tạo được uy tín với khách hàng, vì vậy tôi lặn lội đi tìm kiếm thị trường ở nhiều nơi. Đồng thời tìm tòi, sáng tạo ra các mẫu sản phẩm mới, hiện đại phù hợp với nhu cầu để tư vấn, giới thiệu cho khách hàng”.
Năm 2019, với số vốn tích cóp được sau 4 năm làm nghề, Trường quyết định đầu tư thêm 600 triệu đồng để mua sắm các loại máy móc hiện đại, như: máy uốn, máy xoắn, máy cán, máy hàn... Đây cũng là thời điểm mà Giang (em trai của Trường) tốt nghiệp THPT. Vì không có điều kiện tiếp tục theo đuổi con đường học vấn nên Giang cũng đã quyết định cùng với anh trai mình tiếp tục theo đuổi đam mê, mở rộng quy mô sản xuất, quyết tâm làm giàu.
Hiện nay, xưởng cơ khí mỹ nghệ của 2 anh em Trường - Giang chuyên cung cấp hai dòng sản phẩm chính là sản phẩm kim khí như trang trí hoa văn cửa, cầu thang, mái hiên và sản phẩm hoàn thiện để lắp đặt cho không gian nhà như: cửa cổng, đèn trang trí...
Lấy phương châm chất lượng làm nên thương hiệu, giá cả hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ trên từng sản phẩm, cơ sở sản xuất cơ khí mỹ nghệ của anh em Trường đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng tin tưởng. Đi lên từ gian khó nên cả hai anh em luôn mong muốn được chia sẻ với đoàn viên thanh niên tại địa phương bằng cách nhận dạy nghề và giúp họ có việc làm.
Hiện nay, xưởng đang tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động là thanh niên trên địa bàn với mức tiền công trung bình 6 triệu đồng/người/tháng, đặc biệt thời điểm cuối năm như hiện nay, đơn hàng nhiều thì thu nhập công nhân có thể đạt 10 triệu đồng/người/tháng.
Theo kinh nghiệm của Trường, muốn trụ vững và phát triển nghề trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay cần năng động, nắm bắt được nhu cầu thị trường và điều quan trọng là tạo được uy tín với khách hàng.
“Thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tập trung sản xuất các loại loại sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và mở rộng thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình, giải quyết thêm việc làm cho lao động tại địa phương”, Trường cho biết.
Mỹ Hằng
QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...
QTO - Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng...
QTO - Bị ngập úng dài ngày do ảnh hưởng đợt mưa lũ vừa qua đã khiến hàng chục héc ta trồng cây ném và các loại hoa màu khác của nông dân xã Hải Định, huyện...
QTO - Hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông,...
QTO - Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của tỉnh. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất...
QTO - Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án về công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, thời...
QTO - Năm 2023 là năm đầu tiên nông dân Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ liên kết với doanh nghiệp để trồng một số cây dược liệu. Dù diện tích chưa...
QTO - Được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông vừa cho ra mắt mô hình thương mại hai...
QTO - Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ bản hoàn thiện, góp phần quan trọng phục vụ phát triển KT-XH địa...
QTO - Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng...
QTO - Nhận thấy lợi thế ở địa phương có nguồn chuối quả mật mốc dồi dào, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; xu thế thị hiếu khách hàng hiện nay...