Cập nhật: Thứ 2, 03/08/2009 | 15:42 GMT+7

Hạ khô thảo chữa tràng nhạc

Huyền thoại về vị thuốc hạ khô thảo

Cây hạ khô thảo nam (cải trời) dễ nhầm với hạ khô thảo bắc.
Mỗi vị thuốc cổ truyền đều có một hay nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi tên lại có một ý nghĩa riêng. Tên của vị hạ khô thảo bắc như một huyền thoại vậy! Theo truyền thuyết, cái tên hạ khô thảo được gọi đầu tiên từ thời nhà Minh (Trung Quốc). Truyện kể rằng, cậu tú tài nọ nhà rất nghèo, đến nỗi cậu không đủ tiền để theo học ở xa. Cậu chỉ được học ở vùng quê, dưới sự tần tảo chăm sóc của bà mẹ. Tuy vậy, cậu cũng đậu được danh vị tú tài. Rồi một ngày nọ, mẹ cậu đột nhiên bị mắc bệnh nan y: cổ sưng tấy, nhiều mủ, đau đớn vô cùng. Cậu vô cùng lo lắng và chán chường vì thời đó cho rằng căn bệnh này vô phương cứu chữa. Rồi trong làng xuất hiện một cụ lang từ phương xa đến. Sau khi thăm khám cho mẹ cậu, cụ đã cùng cậu tú và các đệ tử vào rừng kiếm thuốc. Ở khu rừng nọ có một loại cây hình dáng tuy thấp bé, song hoa màu tím đẹp, làm rạng rỡ cả một cánh rừng. Cụ hái hoa này đem về, sắc cho mẹ cậu tú uống. Sau khi uống hoa thuốc, bệnh tình của bà dần dần thuyên giảm và đã nhanh chóng khỏi bệnh. Cậu tú vui mừng khôn xiết. Rồi một ngày kia, mẹ của một chàng thanh niên trong làng cũng mắc căn bệnh giống như mẹ cậu tú nọ. Khi tìm đến cậu tú, chàng thanh niên này hy vọng mẹ mình cũng sẽ được cứu chữa. Cậu tú tỏ ra tin tưởng, vì mình đã có bí quyết mà cụ lang truyền cho. Vào một buổi sáng, cậu tú cùng chàng thanh niên nọ vào rừng, nơi mà mới một năm trước đây, cậu đã cùng cụ lang hái thuốc để chữa khỏi bệnh cho mẹ. Song mọi việc diễn ra không như mong đợi, cả một vùng hoa tím biếc đều biến mất. Cậu vô cùng buồn bã, thất vọng. Hai người trở về với tâm trạng vừa chán chường vừa bất lực. Đang khi bối rối thì cụ lang năm ngoái lại xuất hiện. Cậu tú vô cùng phấn khởi, thưa lại: "Những cây hoa màu tím năm ngoái đã biến mất cả rồi". Nghe xong cụ lang cười và bảo: "Chính vì điều này mà ta phải trở lại đây. Cây này chỉ ra hoa vào mùa hạ và sau đó thì khô đi". Để ghi nhớ đặc điểm của cây thuốc quý giá này, từ đó cây thuốc được gọi bằng cái tên thân thuộc: Hạ khô thảo, tức mùa hạ thì cây bị khô đi. Để biết tác dụng của vị thuốc hạ khô thảo, mời bạn đọc tìm hiểu trên tuần báo số123 ra ngày 2/8/2009 của GS.TS. Phạm Xuân Sinh.


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sự sẻ chia nhân đạo

Sự sẻ chia nhân đạo
10:40 tối qua

QTO - “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được” - câu nói này đã trở thành thông điệp đẹp đẽ, ý nghĩa của các nhà hảo tâm khi thực...

Mùa hè của những “giáo viên nhí”

Mùa hè của những “giáo viên nhí”
10:30 tối qua

QTO - Không để mùa hè trôi đi một cách lãng phí, một số học sinh Quảng Trị đã bắt tay vào việc giảng dạy, phụ đạo môn Tiếng Anh cho các bạn nhỏ. Sau mỗi...

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt
10:05 tối qua

QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ
8:55 sáng qua

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ

“Sát thủ” âm thầm của người trẻ
11:00 tối Thứ 7

QTO - Không phải bệnh truyền nhiễm song số ca bệnh tim mạch ghi nhận được tại các bệnh viện đang ngày càng tăng và diễn tiến nặng hơn. Đáng lo ngại, căn...

ĐH FPT thi tuyển sinh đợt hai

ĐH FPT thi tuyển sinh đợt hai
08:30 03/08/2009

(TTO) - Trường ĐH FPT cho biết sẽ tổ chức kỳ thi sơ tuyển đợt hai của năm 2009 vào ngày 9-8. Để trở thành sinh viên chính thức của Trường ĐH FPT, các thí sinh cần đạt kết quả...

POWERED BY
Việt Long