Cập nhật: Thứ 5, 28/02/2013 | 17:48 GMT+7

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Không làm giảm tính tối cao và hiệu lực Hiến pháp

(QT) - Khẳng định chủ thể Hiến pháp là nhân dân Trong Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi phần công lao của giai đoạn từ năm 1930 trở về sau được thể hiện khá dài, tạo cảm giác thiên lệch, không phù hợp với bề dày mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Mặt khác nên diễn đạt lại mang tính tuyên bố, khẳng định nhằm làm nổi bật chủ thể của Hiến pháp là nhân dân, và chính nhân dân làm nên bản Hiến pháp này. Vậy nên chỉnh sửa lại theo hướng ngắn gọn, súc tích, cơ cấu hợp lý về các giai đoạn lịch sử, khẳng định, nhấn mạnh vai trò, vị trí của nhân dân. Nhân dân ủy quyền cho Đảng lãnh đạo nhà nước

Người dân các dân tộc ở Hướng Hóa sát cánh bên nhau trong ngày hội lớn của quê hương - Ảnh: PV

Khoản 1 Điều 4 ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều khoản này trong Hiến pháp không nên thể hiện như Điều lệ Đảng mà cần thể hiện bằng một cách diễn đạt thích hợp, phù hợp với tính chất là điều khoản của một bản Hiến pháp,trong đóđối tượng điều chỉnh là công dân trong toàn xã hội. Đối với nhân dân và đất nước, chỉ cần Hiến pháp thể hiện được những ý sau: Nhân dân ủy quyền (hay thừa nhận) Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng phải trung thành với lợi ích của nhân dân và đất nước; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của Đảng. Nên bổ sung thêm ở Điều 4 các nội dung: Đảng lãnh đạo trên cơ sở pháp luật và các phương thức lãnh đạo của Đảng. Vì Hiến pháp đã ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân thì cũng nên sớm xây dựng luật về Đảng vì nó rất cần thiết cho cả nhân dân và Đảng. Việc bổ sung các nội dung này sẽ làm tiền đề cho việc ban hành luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng sau này; mặt khác khi các phương thức lãnh đạo của Đảng đã được ghi vào Hiến pháp, vào luật thì nhân dân mới thực sự có cơ sở để giám sát sự lãnh đạo đó. Các quyền quan trọng phải do “luật” định Điều 15 quy định: “... quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật ”. Nhưng Điều 20 thì quy định: “Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và luật quy định ”. Đến khi quy định cụ thể các quyền thì: Điều 23: “Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định ”; Điều 24: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật ”; Điều 26: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ”. Như vậy, đã không có sự thống nhất về thẩm quyền quy định quyền con người, quyền cơ bản của công dân ở các điều khoản này; thứ hai, chỉ có Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra mới đủ thẩm quyền điều chỉnh những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản công dân, vì vậy các cụm từ “ pháp luật ” nên sửa lại là “ luật ”, nếu không thì ý chí của Quốc hội- cơ quan đại diện cho cử tri cả nước sẽ chuyển thành ý chí của một nhóm người là Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương, vì theo quy định đây là những chủ thể được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nên Hiến pháp rất dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các văn bản dưới luật, làm giảm tính tối cao và hiệu lực của Hiến pháp. Vì vậy cần rà soát lại kỹ Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng mọi sự hạn chế quyền con người, quyền cơ bản của công dân phải do Quốc hội quyết định, tức phải được điều chỉnh bằng “ luật ” chứ không phải “ pháp luật ”. TÙNG LÂM



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

POWERED BY
Việt Long