
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Để nâng cao trách nhiệm của các đại biểu dân cử, cơ quan đại diện của nhân dân trong việc phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân tham gia, xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp và pháp luật, vừa qua HĐND tỉnh khóa VI đã tổ chức kỳ họp lấy ý kiến các đại biểu HĐND góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo Quảng Trị lược ghi các ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp này. Đồng chí LÊ BÁ NGUYÊN, UVTVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Không thể xem việc chống tham nhũng là vận động Trước hết tôi bày tỏ sự nhất trí cao với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có sự lựa chọn, bổ sung khá toàn diện, có sự chắt lọc khá chặt chẽ và nội dung thể hiện khá sâu sắc mang tính khái quát cao, tránh được sự trùng lặp không cần thiết giữa Hiến pháp và các Bộ luật, Luật đã ban hành. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy một số nội dung cần được bổ sung và làm sáng tỏ. Về Lời nói đầu, tại khổ 2 cần thể hiện “Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tuyên ngôn Độc lập được công bố, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời”, như vậy sẽ tránh được tính tường thuật sự kiện và có tính khẳng định hơn. Tại khổ 4, cần ghi rõ: “Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định...” để văn tự được rõ ràng hơn, trong sáng và tránh được việc dùng văn nói trong một văn bản luật là Hiến pháp. Về Chương I, Điều 8, Khoản 2 cần sửa từ “chống” và thể hiện rằng: “... cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, không được tham nhũng, quan liêu, hách dịch cửa quyền...” bởi đây là yêu cầu bắt buộc chứ không phải vận động. Tại Khoản 2, Điều 11 cần bổ sung: “Các hành vi làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống và nền văn hóa dân tộc đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Về Chương III quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cách xác định và thể hiện như Dự thảo là phù hợp, đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên có một vài chi tiết cần thể hiện một cách rõ ràng để tránh trường hợp xung đột pháp lý và các văn bản luật hiện hành và thông lệ quốc tế. Cụ thể ở Khoản 2, Điều 18, quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho nhà nước khác. Quy định như vậy sẽ dẫn đến hệ lụy pháp lý khi Luật Quốc tịch Việt Nam cho phép công dân có quyền có 2 quốc tịch. Vì vậy, khi người có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước khác, họ vi phạm pháp luật nước sở tại và trốn về Việt Nam thì sẽ được giải quyết như thế nào? Điều 21 quy định: “Mọi người có quyền sống”, quy định như vậy không rõ ràng, khó có những chế tài phù hợp để thực hiện đầy đủ về mặt pháp lý cho điều luật được thực hiện một cách trọn vẹn. Vì vậy, cần có những quy định rõ hơn, phạm vi ràng buộc chặt chẽ hơn, để quá trình tổ chức thực hiện có những chế tài phù hợp, thống nhất. Điều 50 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế”, vậy những người mới lọt lòng mẹ có phải thực hiện nghĩa vụ này không? Chính vì vậy để điều luật được chặt chẽ hơn, theo tôi cần bổ sung “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật”. Chương III, quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, Khoản 1 Điều 54, Dự thảo quy định: “Xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Cách thể hiện ở điều này chưa rõ ràng, thiếu phương pháp luận và chưa thể hiện tinh thần cương lĩnh của Đảng được Đại hội XI thông qua. Chúng ta đều biết “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng” như lý luận Mác - Lênin đã khẳng định. Vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng không có định hướng thành phần kinh tế chủ đạo là thiếu cơ sở lý luận và thiếu các cơ sở thực tiễn. Một số sai phạm ở một số lĩnh vực thuộc thành phần kinh tế nhà nước thời gian qua không phải sai do cơ cấu mà do năng lực điều hành. Chính vì vậy, để mềm hóa quan điểm cần bổ sung thêm cụm từ ở cuối câu “…thành phần kinh tế nhà nước sở hữu những cơ sở quan trọng của những ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước”. Việc bổ sung như thế sẽ phù hợp với xu thế hiện nay, đồng thời không trái với cương lĩnh của Đảng, phù hợp với phương pháp luận kinh tế học, tránh được sự băn khoăn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Chương IV “Bảo vệ Tổ quốc”, tại Điều 70 xin được góp ý thể hiện rằng: “Lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Cách đặt vấn đề như vậy vừa thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhân dân với lực lượng vũ trang và làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội như Điều 4 đã quy định. Chương VI quy định về chính quyền địa phương, ở Khoản 2 Điều 115 quy định việc thành lập HĐND, UBND cần phải được thể hiện rằng: “Việc thành lập HĐND, UBND ở các đơn vị hành chính lãnh thổ theo luật định”. Đồng chí HOÀNG THẾ, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh: Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc tiếp tục được khẳng định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa ra lấy ý kiến nhân dân, tại Điều 9 tiếp tục khẳng định vai trò giám sát của UBMTTQ Việt Nam, đồng thời bổ sung vai trò phản biện xã hội của UBMTTQ Việt Nam. Một lần nữa vai trò của Mặt trận tiếp tục được khẳng định theo tinh thần cương lĩnh của Đảng năm 1991, được bổ sung, phát triển năm 2011 về phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lần này, vai trò của Mặt trận được Dự thảo Hiến pháp quy định tại chương đầu tiên của bản Hiến pháp. Tuy nhiên tại Dự thảo, quy định phạm vi, đối tượng giám sát và phản biện gộp lại là chưa chính xác, rõ ràng vì phạm vi đối tượng giám sát của Mặt trận là: Hoạt động điều hành, quản lý xã hội của cơ quan chính quyền; giám sát cán bộ, công chức; giám sát đại biểu dân cử. Trong khi đó phạm vi của đối tượng phản biện xã hội là: Những dự thảo chủ trương của Đảng; dự án và các chính sách pháp luật của Nhà nước trước khi ban hành. Vì vậy, xin góp ý chỉnh lý đoạn cuối của Khoản 2 như sau: “Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức. Phản biện xã hội với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”. Thể hiện như vậy nhằm tránh sự nhầm lẫn, đồng thời là cơ sở đối với việc cụ thể hóa sau này trong các văn bản pháp luật và làm cơ sở để Mặt trận phát huy chức năng giám sát và phản biện của nhân dân. Việc khẳng định Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức liên minh chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 9 để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc thì tại Khoản 3 cần sửa đổi cụm từ “tạo điều kiện” thành cụm từ “bảo đảm điều kiện”, như vậy thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và đồng thời không ghi các tổ chức thành viên và thêm một mục cho các đoàn thể chính trị xã hội là: “Nhà nước bảo đảm điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội hoạt động”. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội khác nên ghi thành mục riêng và ghi bổ sung thêm là hoạt động chủ yếu: “tự trang trải” và nhà nước “hỗ trợ” một phần hoạt động. Trong Chương I, khi nói về chế độ chính trị nếu đã đưa tổ chức Công đoàn (Điều 10) thì nên đưa các tổ chức chính trị - xã hội khác như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh vào để thể hiện vị trí chính trị trong Hiến pháp, còn cụ thể sẽ có luật riêng. Khoản 2, Điều 5 quy định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”, nên đưa cụm từ “đoàn kết” lên trước cụm từ “bình đẳng” vì đoàn kết là nền tảng, nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có đoàn kết mới có công bằng và bình đẳng xã hội. Khoản 4, Điều 5 nên bỏ cụm từ “thiểu số” vì đã có cụm từ “tất cả các dân tộc” thì không nên nêu thiểu số hay đa số. Khoản 4, Điều 64 quy định “Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách...”, nên bỏ cụm từ “phá hoại” mà thay bằng cụm từ “xâm hại” hoặc “phương hại” vì nhân cách không nên dùng từ “phá hoại”. Khoản 3, Điều 58 quy định về đất đai môi trường cần quy định: “Nhà nước thu hồi đất vì lý do quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia” là chưa đầy đủ. Thực tế nhiều năm qua, việc khiếu nại của công dân chủ yếu là đất đai, trong đó việc đền bù không thỏa đáng, nhiều dự án sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa nhiều năm, nhiều vùng đất trở thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Vì vậy, khái niệm trong Dự thảo “Vì lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế -xã hội” là quá rộng, còn mơ hồ và có thể sẽ tiếp tục lặp lại các sai phạm như trước đây. L.M (lược ghi)
Thực hiện Nghị quyết số 671/NQUBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa ...
Sáng nay 7/3, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách ...
Ngày 19/1/2023, UBND TP. Đông Hà có Kế hoạch số 138/KH-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) rộng rãi đến các tầng lớp nhân ...
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 6/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai ...
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội triển khai, thực hiện tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bằng nhiều hình ...
Sáng nay 3/11, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân ...
Chiều nay 14/3, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì hội nghị tổng hợp ý kiến ...
Hôm nay 12/2, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa ...
QTO - Xác định công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của...
QTO - Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất...
(QT) - Theo Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 ngày 21/01/2013 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Quyết định...
(QT) - Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Lê Phước Hiếu, Trưởng Công an xã Gio An (Gio Linh) có ý kiến đóng góp như sau: “Tôi nhận thấy ưu điểm cơ bản của...
(QT) - Thực hiện kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên, trong thời gian qua, ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo, quán triệt nội dung, đóng góp ý kiến...
* NGUYỄN THỊ THANH THỦY, TUV, Chủ tịch Hội LHPN Quảng Trị Trong suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao gian nan thử thách, phụ nữ Quảng Trị được tôi luyện, trưởng thành và ngày...
(QT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện sự tiến bộ và khoa học hơn so với các bản Hiến pháp trước đây. Các câu, từ ngữ, ý nghĩa và bố trí các Chương, Điều khá chặt...
(QT) - Định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước...