Cập nhật: Thứ 4, 06/03/2013 | 08:57 GMT+7

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Cần thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc trong Hiến pháp

(QT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện sự tiến bộ và khoa học hơn so với các bản Hiến pháp trước đây. Các câu, từ ngữ, ý nghĩa và bố trí các Chương, Điều khá chặt chẽ, hợp lý, được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Qua nghiên cứu tôi xin góp ý vào Dự thảo Hiến pháp một số nội dung sau: Về Lời nói đầu, để thể hiện phẩm chất con người Việt Nam là hiếu học, góp phần xây đắp nên truyền thống hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc, cần bổ sung vào dòng đầu từ "học tập", để có câu: “Trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhân dân Việt Nam có tinh thần học tập, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu anh dũng để giữ nước và dựng nước...” và thay từ “mấy ngàn năm” bằng từ “hàng ngàn năm”.

Tuổi trẻ học đường tham dự hội thi "Em yêu biển, đảo quê em" - Ảnh: TRÀ THIẾT

Chương I: Chế độ chính trị. Tại Điều 1, bổ sung thêm câu: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Tại Điều 4: Cần khẳng định nhất quán và mạnh mẽ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội. Tại Điều 6: Bổ sung vào cuối mục 4: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Tại Điều 7: Bổ sung và sửa chữa mục 1 như sau: “Việc bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được nhân dân giới thiệu và tiến hành bỏ phiếu kín theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và trực tiếp”. Tại Điều 8: Bổ sung vào mục 2: “Cán bộ, công chức, viên chức phải “được đào tạo có năng lực và đạo đức” để hoàn thành nội dung sau: “2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải được đào tạo có năng lực và đạo đức phẩm chất; phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cần xem lại nội dung tại Điều 10 bởi vì Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội trong liên minh với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như các đoàn thể chính trị xã hội khác mà Dự thảo sửa đổi đã nêu tại Điều 9. Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 21: Ghép vào Điều 15 và đặt riêng vào mục 1 để hình thành Điều 15 có 3 mục trong đó mục 1 là: 1. Mọi người có quyền sống. Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Tại Điều 60: Bổ sung vào phần cuối: “Người nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật” để đảm bảo tính răn đe, kỷ cương và tính thượng tôn pháp luật, để hình thành nội dung sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm; phòng chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động kinh tế- xã hội và quản lý nhà nước. Người nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật”. Chương V: Quốc hội: Tại Điều 84: Bổ sung cụm từ, đại biểu Quốc hội “được nhân dân giới thiệu và bầu cử” để có nội dung sau: Đại biểu Quốc hội được nhân dân giới thiệu và bầu cử, là người đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu.” Tại Điều 86: Thể hiện lại để có nội dung sau: “Đại biểu Quốc hội cùng bình đẳng với người dân trước pháp luật như mỗi công dân”. Như vậy phù hợp với Điều 17 là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật . LÊ VĂN TÁNH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

POWERED BY
Việt Long