Cập nhật: Thứ 3, 06/12/2016 | 09:03 GMT+7

Giúp người dân sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích và hiệu quả

(QT) - Sau khi hoàn thành chi trả tiền bồi thường sự cố ô nhiễm môi trường biển đợt 1, UBND các xã, thị trấn vùng biển trong tỉnh đã đẩy mạnh triển khai thực hiện các kế hoạch, giải pháp nhằm định hướng, hỗ trợ và giúp đỡ người dân vùng biển sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích và hiệu quả. Anh Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An (huyện Hải Lăng) cho biết, toàn xã có 200 chiếc thuyền có động cơ, với tổng công suất 2.402 CV; 135 thuyền không có động cơ; 445 lao động thường xuyên tham gia khai thác hải sản. Sự cố ô nhiễm môi trường biển làm giảm sản lượng khai thác và giá thành sản phẩm, gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống người dân. Năm 2016, sản lượng đánh bắt ước đạt 727 tấn, đạt 48,5% kế hoạch, giảm 822,8 tấn, trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu 240,5 tấn, đạt 53,4% kế hoạch, giảm 223,8 tấn. Do sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra nên lượng du khách giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến các hộ kinh doanh dịch vụ ở bãi tắm; một số ngành nghề trên địa bàn như sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu, hậu cần phục vụ nghề cá, đóng thuyền... gặp khó khăn do nhu cầu giảm; sản lượng một số sản phẩm công nghiệp giảm so với năm 2015. Qua thống kê đền bù và cấp tiền bồi thường đợt 1 theo Quyết định 1880/QĐ-TTg là hơn 8,4 tỷ đồng cho người dân vùng biển ở Hải An.

Người dân vùng biển Hải An sử dụng số tiền bồi thường để sửa chữa tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ

Anh Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết thêm: “Khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra, xã Hải An đã triển khai công tác giúp đỡ, hỗ trợ người dân ổn định đời sống và chuyển đổi sản xuất, phát triển sinh kế. Đến nay, địa phương tiếp tục vận động nhân dân ra khơi bám biển sản xuất, kết hợp với tuyên truyền người dân tiêu thụ hải sản trở lại. Đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều giải pháp cụ thể nhằm định hướng, hỗ trợ người dân sử dụng số tiền bồi thường đúng mục đích vào khôi phục sản xuất, sửa chữa, nâng cấp thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Đối với một số hộ gia đình chưa sử dụng hết nguồn tiền hỗ trợ thì khuyến cáo nên gửi ngân hàng để sau này tiếp tục sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vào ổn định, phát triển sản xuất, đời sống”. Đại đa số sau khi nhận số tiền bồi thường thiệt hại, người dân đã sử dụng vào việc sửa chữa, nâng cấp thuyền, mua sắm ngư lưới cụ; một số đầu tư vào xây dựng chuồng trại, mua thêm lợn, bò, gia cầm và phát triển trồng ném, rau màu… Ông Nguyễn Sỹ Nguyên, thôn Đông Tân An cho biết: “Số tiền bồi thường thiệt hại hơn 64 triệu đồng đã giúp tôi có thêm điều kiện sửa chữa thuyền, mua mới một số ngư lưới cụ. Dẫu biết số tiền này là nhỏ so với thiệt hại trong thời gian vừa qua và còn về lâu dài, nhưng đây cũng là nguồn động viên với gia đình. Nay gia đình tôi đã sẵn sàng cho những chuyến vươn khơi, bám biển với hy vọng biển sẽ mang lại nguồn thu nhập cho gia đình tôi như trước đây”. Dẫn chúng tôi ra bãi biển, anh Phan Văn Cừu, thôn Tây Tân An cho biết, con thuyền của anh vừa mới được sửa chữa, ngư lưới cụ được mua sắm mới và giờ chỉ mong “trời yên, biển lặng” để ra khơi. Ông Phan Văn Kiền, 85 tuổi, cha của anh Cừu, một ngư dân có tiếng ở vùng biển Hải An nói: “Nghề biển trước mắt và trong một thời gian nữa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tin rằng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quyết tâm vươn khơi bám biển của ngư dân, những vùng quê biển sẽ lại khởi sắc hơn ngày trước”. Có dịp về các xã vùng biển ở Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh trong những ngày này, chúng tôi thấy được không khí lao động khẩn trương sửa chữa, nâng cấp thuyền, mua sắm ngư lưới cụ của ngư dân. Số tiền bồi thường đến tận tay người dân vùng biển đã giúp họ giải quyết được một phần khó khăn, ổn định cuộc sống, tổ chức lại sản xuất. Anh Trần Mai Son, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) cho biết, toàn xã có 320 thuyền có động cơ và thuyền không có động cơ. Số tiền bồi thường đợt 1 theo Quyết định 1880/QĐ-TTg là hơn 28 tỷ đồng đã đến tận tay ngư dân xã Triệu Lăng. Với sự chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ từ chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, người dân vùng biển sử dụng số tiền vào khôi phục nghề biển và phát triển một số mô hình kinh tế nông nghiệp.Bên cạnh việc giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, chính quyền các xã, thị trấn vùng biển đang tiếp tục triển khai công tác hỗ trợ số tiền bồi thường cho các đối tượng là người nuôi trồng thủy sản, đối tượng thiệt hại trực tiếp, gián tiếp và định hướng người dân sử dụng đúng mục đích, hiệu quả số tiền bồi thường. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh bãi tắm sạch, đi kèm việc hướng dẫn du khách sử dụng hải sản sạch. Bên cạnh đó, liên hệ phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động hướng về biển đảo tại bãi tắm để thu hút lượng khách về vui chơi, nghỉ mát. Đề xuất các cấp có chính sách gia hạn thời gian vay vốn, miễn giảm thuế cho các hộ kinh doanh ở bãi tắm. Tiếp tục chỉ đạo hoạt động của chợ cá từng bước đi vào nền nếp, thu hút các tiểu thương tham gia hoạt động buôn bán tại chợ; hướng dẫn và chỉ đạo phát huy thế mạnh làng nghề nước mắm truyền thống; vận động nhân dân phát triển đa ngành, đa nghề tạo thêm nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chỗ, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, ngư cụ của người dân địa phương. Đây chính là những tín hiệu vui, tiếp thêm niềm tin, động lực để người dân vùng biển vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống… Bài, ảnh: NGUYỄN MINH ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Rạng danh nghề truyền thống
22:25 16/03/2025

Không trực tiếp ký thác đời mình với biển, nhưng các anh: Phan Thanh Thiềm (sinh năm 1978), Phan Thanh Minh (sinh năm 1982) ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện ...

Xây dựng nông thôn mới ở những xã khó khăn

Xây dựng nông thôn mới ở những xã khó khăn
23:30 04/12/2016

(QT) - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã có những bước tiến trên hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bình quân mỗi xã đạt 12/19...

Những nông dân biết cách làm giàu

Những nông dân biết cách làm giàu
02:52 04/12/2016

(QT) - Làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng   Trang trại lợn rừng của bà Tâm Chăn nuôi lợn rừng không phải là mô hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng từ trước tới nay nông dân...

Đẩy nhanh tiến độ thu mua sắn cho nông dân

Đẩy nhanh tiến độ thu mua sắn cho nông dân
00:19 02/12/2016

(QT) - Những ngày này, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vận hành hết công suất, xây dựng phương án sản xuất, tiêu thụ hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ thu mua sắn...

Chú trọng khâu thu hái và chế biến cà phê

Chú trọng khâu thu hái và chế biến cà phê
00:16 02/12/2016

(QT) -Hiện nay, hàng ngàn hộ gia đình trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tất bật với công việc thu hái cà phê. Ngoài chuyện lên xuống của giá cà phê thì...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long